Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.3. Tri thức truyền thống trong khai thác, sử dụng và bảo tồn tài nguyên rừng
Hai phần ba đất nước ta là vùng núi. Đây là khu vực sinh sống của hầu hết các dân tốc ít người ở Việt Nam. Do sống lâu đời ở vùng này, do cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào các lâm sản, nên đồng bào dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực, khai thác, gieo trồng, chế biến và sử dụng lâm sản ngồi gỗ (LSNG), trong đó có cây thuốc.
Dân tộc Thái (vùng Tây Bắc) có câu “Căm khẩu đú nẳng đin; Căm kin đú nẳng pá” có nghĩa là: “miếng cơm ở trong đất; miếng ăn ở trong rừng”. Điều đó chứng tỏ sự phụ thuộc vào rừng của người dân miền núi từ xa xưa [4].
LSNG đã được khai thác, sử dụng ở Việt Nam từ thời cổ đại và được coi là những sản vật quý của đất nước. Lịch sử Việt Nam còn ghi lại những sự kiện dân ta chống lại việc quan lại nhà Hán, nhà Đường bắt cống nạp sản vật trong rừng như ngà voi, sừng tê giác, trầm hương…Như vậy, LSNG đã có vai trị quan trọng trong đời sống của nhân dân. Đó là nguồn dược liệu duy nhất, đặc biệt là khi ở nước ta chưa có Tây y. Đến ngày nay, mặc dù tây y đã trở
thành chủ yếu nhưng dược liệu từ LSNG vẫn được coi trọng: nhiều loại thuốc tây y vẫn được chế biến từ cây dược liệu, mặt khác đông y vẫn chiếm vị trí quan trọng trong y tế Việt Nam, Trung Quốc và nhiều quốc gia Phương Đông khác. Cây, động vật dùng làm thuốc là những LSNG có vị trí quan trọng đặc biệt đã được nghiên cứu hàng nghìn năm trong các sách thuốc cịn lưu truyền như “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trần, 1596; các sách “Nam dược thần hiệu”,1761 của Tuệ Tĩnh; “Lĩnh Nam bản thảo” của Hải Thượng Lãn Ông, và những sách báo thời hiện đại của nhiều nhà nghiên cứu về dược liệu và thực vật học như: “Trung Việt dược tính hợp biên” của Đinh Nho Chân; “Bắc Nam dược điển” của Nguyễn Mạnh Bổng; “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi; “Cây thuốc Việt Nam” của Viện Dược liệu; “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, v.v…
Trong các thời đại lịch sử cũng như hiện đại, mặc dù tài nguyên rừng được xác định là tài sản quốc gia nhưng dân vẫn được tự do vào rừng thu hái LSNG, trừ những loại rừng cấm. Trong thời Nhà Lý, nước ta đã có quan hệ trao đổi dược liệu với Trung quốc. Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc: Sa nhân, Hồi, Trần bì, Quế, Xương bồ…
Từ thế kỷ 16, thương mại giữa Việt Nam với Tây Phương đã phát triển. Cánh kiến trắng (Benjoin), dưới thương hiệu “Benjoin de Siam” đã được xuất sang Châu Âu từ thế kỷ 16. Vasco de Gamma và các nhà nghiên cứu Pháp thời đó đã xác nhận rằng Cánh kiến trắng xiêm thực sự là sản xuất tại Đông Dương, ở Bắc Việt Nam và Lào.
LSNG có một tiềm năng to lớn về mặt kinh tế và gắn với đời sống của một bộ phận dân nông thôn. Việc khai thác rừng vô tổ chức là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và tài nguyên rừng bị suy thối, khơng những thế cịn làm cho nguồn LSNG ngày càng cạn kiệt. Nhưng dù cho khơng xảy ra tình trạng nói trên thì LSNG rải rác trong
rừng cũng không thể là cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp hoặc kinh doanh. Gây trồng là con đường tất yếu để phát triển kinh tế và bảo tồn LSNG. Sau khi chính sách “Giao đất giao rừng” được thực hiện, việc gây trồng LSNG không chỉ giới hạn trong phạm vi kế hoach của các Lâm trường quốc doanh, Công ty Nhà nước mà đã trở thành đối tượng kinh doanh của nhiều thành phần kinh tế, tư nhân, cộng đồng, liên doanh giữa tư nhân trong nước với nước ngoài…
LSNG đã được nhân dân gây trồng từ xa xưa, song trồng tập trung trên quy mô lớn mới được tiến hành từ năm 1961 (khi có Tổng cục Lâm nghiệp ra đời). Nhiều lồi LSNG đã được nhân dân gây trồng như Quế, Trúc sào đã trở thành tập quán của người dân tộc Dao; Hồi đã được phát triển rộng rãi ở Lạng Sơn; Trồng Dẻ lấy quả ở Trùng Khánh, Cao Bằng đã được phát triển hàng trăm năm nay; trồng cây Sơn đã là một nghề truyền thống ở một số xã ở Phú Thọ… Trồng các loài cây LSNG để tiêu dùng trong gia đình như cây thuốc, cây cảnh, các loài mây, tre trúc… trong vườn hộ gia đình thì khơng chỉ ở miền núi, trung du mà ở đồng bằng cũng đã được quan tâm. Trong những năm gần đây, được giao đất giao rừng, được hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan khuyến nông khuyến lâm, đặc biệt là những dự án phát triển kinh tế xã hội thực thi ở miền núi nên việc gây trồng LSNG được phát triển mạnh, lồi cây trồng phong phú và có định hướng hơn trước. Cây LSNG trong sản xuất lâm nghiệp là cây trồng dưới tán nhằm mục đích che phủ đất trong giai đoạn rừng chưa khép tán đồng thời là cây “lấy ngắn nuôi dài” – một phương thức kinh doanh rừng, lấy rừng nuôi rừng hợp lý và hiệu quả. Cây LSNG trong phương thức nông lâm kết hợp lại là thành phân cây rừng được dùng để trồng xen với cây nơng nghiệp. Các lồi cây phải đươc chọn dựa trên cơ sở đặc tính sinh thái, dạng sống, tập tính sống để chúng khơng bài trữ lẫn nhau vì vậy cần c ó nghiên cứu trước khi đem trồng rộng rãi. Cần phân biệt những lồi có thể
trồng dưới tán rừng và những lồi có thể trồng ngồi rừng kết hợp với cây nông nghiệp [4].
Cây LSNG trồng ở ngoài rừng rất nhiều, Cục Lâm nghiệp đã đưa ra một danh mục 130 loài thường gặp (Kỹ thuật trồng một số cây đặc sản rừng và cây LSNG – NXB Nơng nghiệp, 2004). Những lồi này hoặc đã được dùng hoặc có triển vọng dùng trong trồng rừng (chưa đề cập đến những cây, cỏ làm dược liệu). Theo điều tra của Viện Dược liệu gần đây nhất có tới 3951 lồi thực vật và nấm lớn có cơng dụng làm thuốc, khoảng 8% số đó được gây trồng. Trong thực tế, trừ những cây dược liệu còn phải khai thác trong rừng tự nhiên, cịn những LSNG có giá trị kinh tế đều được gây trồng ở ngoài rừng, nhưng phần lớn được gây trồng rải rác phân tán, chỉ một số loài được trồng trên quy mơ lớn.
Thuần hóa LSNG thành cơng rõ rệt nhất là với những loài cây dược liệu. Trong vòng 50 năm trở lại đây, ở Việt Nam đã có hơn 30 lồi cây thuốc vốn mọc tự nhiên ở rừng đã được thuần hóa đưa vào trồng ở các quy mơ khác nhau (Nguyễn Tập – Viện Dược liệu), trong số đó 5 lồi là Ích mẫu, Củ cọc, Kim tiền thảo, Nhân trần, Thanh cao đã được trồng tương đối ổn định; 10 lồi đang được nghiên cứu thuần hóa, đó là những lồi q hiếm như Ba kích, Cốt khí củ, Đảng sâm, Hà thủ ơ đỏ, Ngũ gia bì gai, Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Sì to, Tam thất hoang và Tục đoạn. Vấn đề khó khăn là thiếu nguồn giống, quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng cũng là những khâu quan trọng cần được đầu tư nghiên cứu [4].
Những người dân sống ở miền rừng, chủ yếu là dân tộc ít người, có nhiều kinh nghiệm sử dụng tài nguyên rừng như kiến thức dùng cây cỏ của người Thái đen (Sơn La), kinh nghiệm trồng Trúc sào, Quế, Sa nhân của người Dao, kinh nghiệm diệt cỏ tranh của người H’Mông… Ý thức bảo vệ tài nguyên rừng của họ cũng rất tốt. Người M’Nơng có luật tục về cách cư xử
giữa cá nhân với cộng đồng, trong đó có những quy định về bảo vệ tài nguyên rừng. Quy ước làng bản của người Tày, Nùng thể hiện rõ tập quán bảo vệ rừng và tài nguyên rừng.
Người Thái đen, đặc biệt là phụ nữ, có thể phân biệt bằng mặt thường hàng trăm loại cỏ, cây rừng, biết cơng dụng và tính dược của từng lồi để sử dụng trong đời sống hàng ngày và chữa bệnh. Họ cũng biết cách thu hái đảm bảo tái sinh những cây cỏ quý để sử dụng lâu dài. Người M’Nơng có luật tuc truyền miệng dưới dạng trường ca dài 5000 câu, thể hiện mối quan hệ xã hội và quan hệ giữa người với thiên nhiên, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ rừng và tài ngun rừng, thí dụ:
Chịi bị cháy chỉ một người buồn Nhà bị cháy cả buôn phải buồn Rừng bị cháy mọi người đều buồn
Rừng bị cháy ta phải đi dập Bắt con ếch phải chừa con mẹ Bắt con cá phải chừa con mẹ Chặt cây tre phải chừa cây con Đốt tổ ong phải chừa con chúa Muốn ăn cá dùng rớ mà vớt
Không thuốc bằng Kuau Rle Nuôi trâu phải làm chuồng Ni voi phải có cọc.
Những quy ước như thế có tác dụng đối với cộng đồng, cha truyền con nối. Quy ước thôn bản người Tày, Nùng thể hiện tập quán bảo vệ tài nguyên rừng: Bản nào cũng có miếu thờ Thó Ty, thần thổ địa. Lệ của bản là không ai được chặt cây, kiếm củi, thả gia súc trong một phạm vi nhất định xung quanh nơi thờ Thó Ty (Theo Kiến thức bản địa của Hồng Xn Tý và cộng sự).
Tri thức truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người chưa được khai thác nhiều cần phải được nghiên cứu phát huy để bảo tồn tài nguyên rừng hiệu quả hơn.
1.4. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Tài nguyên cây thuốc bao gồm các lồi cây thuốc có phân bố tự nhiên trong rừng và những loài cây thuốc trồng ở các hộ gia đình. Do đó khi điều tra thành phần loài cần quan tâm tới cả cây tự nhiên và cây trồng được người dân địa phương sử dụng làm thuốc.
Mỗi cộng đồng thơn bản có những nét đặc trưng riêng, điều kiện địa lý, dân tộc, phong tục tập quán khác nhau. Khi nghiên cứu tri thức bản địa cần chú ý tiếp cận phù hợp. Nhóm các ơng lang bà mế có nhiều kinh nghiệm trong khai thác, chế biến, sử dụng các bài thuốc, khi thu thập số liệu cần đi sâu tìm hiểu nhóm này. Kết hợp giữa phương pháp điều tra truyền thống với nghiên cứu có sự tham gia của người dân địa phương để đánh giá thực trạng về thành phần loài cây thuốc tự nhiên và gây trồng, tình hình khai thác, chế biến, sử dụng, tổ chức quản lý và thị trường cây thuốc ở địa phương làm cơ sở đề xuất các giải pháp, hoạt động tiếp theo là cần thiết.