4.2.4 .Thị trường dược liệu và thuốc tại địa phương
4.3. Sự tham gia của người dân và cộng đồng trong phát triển tài nguyên
Tại sao sự tham gia của người người dân và cộng đồng trong phát triển tài nguyên cây thuốc là cần thiết? Khơng ai có thể hiểu biết tốt hơn người trong cuộc. Sự tham gia của cộng đồng sẽ bảo đảm được giá trị tin cậy của thơng tin thu thập được và có thể giúp để diễn giải, hiểu biết và phân tích các thơng tin một cách nhanh chóng. Khoa học cơng nghệ và các chính sách đang
thay đổi từng ngày và những giống mới đang được giới thiệu tới bà con. Người dân cần phải sáng tạo và nhanh chóng thích ứng với những kiến thức mới để đưa ra những quyết định đúng đắn trong một môi trường đang thay đổi từng ngày. Phương pháp phát huy sự tham gia của người dân và người dân làm chủ các hoạt động, đảm bảo việc đi đơi với hành có thể thực hiện ngay trên chính mảnh đất của người dân.
4.3.1. Lựa chọn lồi cây thuốc có triển vọng để phát triển ở xã Cảm Ân
Để hướng tới đạt được mục tiêu và tính bền vững trong phát triển cây thuốc nam, dựa trên kết quả đánh giá thực trạng tài nguyên cây thuốc và phân tích thị trường; đặc biệt là thu hút sự tham gia của người dân ở cộng đồng trong lựa chọn lồi cây thuốc có triển vọng để phát triển.
Với sự tham gia của Hội Đông y tỉnh, đại diện các ban ngành và ý kiến từ người dân trong xã, đã thống nhất được bộ tiêu chí để lựa chọn các lồi như sau:
1. Dễ trồng: Là những lồi phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và canh tác... ở địa phương, đặc biêt là lồi bản địa có phân bố tự nhiên ở địa phương.
2. Dễ bán: Sản phẩm thu hoạch từ lồi cây thuốc đó được thị trường chấp nhận và dễ tiêu thụ.
3. Giá bán cao: Giá bán cao tính theo đơn vị kg là sản phẩm thô hoặc qua sơ chế.
4. Ngắn ngày: Nhanh cho thu hoạch so với các loài cây khác.
5. Dễ mua giống: Giống sẵn có tại địa phương hoặc chắc chắn đã có đơn vị, cá nhân ở nơi khác gây giống thành công.
6. Năng suất cao: Năng suất tính theo cùng một đơn vị diện tích cao hơn so với các lồi khác.
7. Lồi q, hiếm: Là lồi có giá trị kinh tế, giá trị sử dụng cao và giá trị bảo tồn nguồn gen cây thuốc trong Sách Đỏ Việt Nam, NĐ32/CP/2006.
Bảng 4.16: Lựa chọn loài cây thuốc triển vọng ở xã Cảm Ân STT Tiêu chí Lồi cây Ngắn ngày Giá bán cao Dễ bán Dễ mua giống Dễ trồng Năng suất cao Quý hiếm Tổng điểm Xếp hạng ưu tiên 1 Ba kích 6 10 10 5 5 5 10 51 9 2 Lá khôi 9 8 10 7 8 9 8 59 1 3 Mạch môn 6 6 10 10 10 7 5 54 5 4 Gừng 8 6 6 7 10 10 5 52 8 5 Củ dòm (gà ấp) 7 8 9 8 10 5 10 57 3 6 Hoàng tinh trắng 6 9 9 8 8 5 10 55 4 7 Sơn thục 6 6 9 8 9 5 6 49 10 8 Hoàng đằng 6 10 10 5 7 5 10 53 7 9 Dứa dại tím 6 6 10 4 8 2 10 46 11 10 Kim cạnh cang 4 6 7 10 4 5 3 8 43 12 11 Đinh lăng 7 9 10 9 10 7 6 58 2
12 Kim tiền thảo 10 7 5 8 9 10 5 54 5
Các tiêu chí và lồi cây do người dân thống nhất đưa ra.
Hình 4.29. Họp dân lựa chọn loài cây ưu tiên phát triển
4.30. Kết quả thảo luận lựa chọn loài cây ưu tiên phát triển
Sau khi thảo luận, đã lựa chọn được các lồi có triển vọng xếp theo thứ tự ưu tiên như sau:
1. Lá khơi 2. Đinh lăng
3. Củ dịm (củ gà ấp) 4. Hồng tinh trắng 5. Mạch mơn
6. Kim tiền thảo
Từ kết quả thảo luận trên, có thể thấy rằng người dân địa phương đã lựa chọn được những lồi cây có triển vọng phát triển ở địa phương mình. Đây là những lồi cây đã và đang được gây trồng tại xã Cảm Ân: một số lồi đã được gây trồng thành cơng và trở thành hàng hóa như Đinh lăng, Mạch mơn; có 3 lồi vừa là cây thuốc quý, vừa có giá trị kinh tế cao như Lá khơi, Củ dịm, Hồng tinh trắng. Riêng loài Kim tiền thảo, theo ý kiến của ông Kế (Hội Đông y tỉnh Yên Bái) không nên phát triển lồi cây này tại n Bình vì hiện nay dưới Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh đã trồng nhiều và giá bán thấp, nếu trồng sẽ khó cạnh tranh.
Tuy nhiên, mỗi lồi cây khác nhau đều có những đặc tính sinh học khác nhau. Vì vậy khi triển khai gây trồng cần chú ý:
1. Khi triển khai xây dựng những mơ hình điểm tại mỗi thôn là nơi tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm nên chọn các hộ có tiềm năng về đất đai, nhân lực, vốn đầu tư.
2. Mơ hình nên đặt ở nơi thuận tiện đi lại, có rừng trồng hoặc vườn rừng, vườn nhà phù hợp với sinh thái của các lồi.
3. Nên tận dụng khơng gian dinh dưỡng, thiết kế trồng nhiều tầng thứ hỗn giao khác loài, khác tuổi để tạo thu nhập tối đa, tăng khả năng phòng hộ, bảo vệ đất, giữ ẩm và đặc biệt tạo ra mơ hình gần với tự nhiên hướng tới bền vững.
Những lồi ưa sáng như Mạch mơn, Đinh lăng, Kim tiền thảo nên trồng thuần lồi ngồi chỗ trống trong vườn. Lồi ưa bóng như Lá khơi, Hồng tinh nên trồng dưới tán rừng, vườn cây ăn quả. Lồi dây leo như Củ dịm nên tận dụng quanh bờ rào, tường, nơi có cây gỗ làm giá thể để cây leo bám lại không ảnh hưởng tới đất canh tác của gia đình.
Có thể nhận định rằng việc trồng cây thuốc rất ít ảnh hưởng tới đất canh tác của các hộ, cũng như không ảnh hưởng tới an ninh lương thực. Đặc biệt là tận dụng được đất đai, tăng khả năng phòng hộ của rừng, bảo vệ được nguồn gen cây thuốc quý, giảm sức ép từ rừng tự nhiên, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
Kết quả thảo luận người dân xã Cảm Ân đã ưu tiên lựa chọn ra một số loài cây thuốc có giá trị, dễ gây trồng và có cơ hội thị trường với giá cao để gây trồng tại xã, xếp theo thứ tự ưu tiên: Lá Khơi, Đinh lăng, Củ dịm (gà ấp), Hoàng tinh trắng, Mạch môn và Kim tiền thảo. Trong đó có 3 lồi thuộc nhóm nguy cấp, q hiếm. Như vậy, người dân vừa quan tâm tới những lồi có giá trị kinh tế và sử dụng cao, vừa quan tâm tới những loài nguy cấp, quý hiếm cần bảo tồn. Đây là điểm được đánh giá rất cao.
4.4. Tổng hợp thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và giải pháp đề xuât để phát triển tài nguyên cây thuốc xã Cảm Ân.