Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Hiện trạng tài nguyên cây thuố cở xã Cảm Ân, huyện Yên Bình, tỉnh
4.1.1. Đa dạng về thành phần loài và họ cây thuốc
Kết quả phỏng vấn hộ gia đình kết hợp khảo sát điểm và thảo luận nhóm tại một số hộ gia đình có tham gia trồng cây thuốc nam và đi lát cắt qua các dạng sinh cảnh: Vườn nhà, vườn rừng, sông suối, rừng trồng, rừng tự nhên, ruộng lúa, nương rẫy và quan sát trực tiếp đã phát hiện trong khu vực có nhiều lồi cây thuốc phân bố tự nhiên hoặc được gây trồng ở địa phương. Kết quả thể hiện ở bảng 4.1 dưới đây:
Bảng 4.1. Tổng hợp thành phần cây thuốc xã Cảm Ân theo họ, chi
NGÀNH Họ Chi Loài SL % SL % SL % POLYPODIOPHYTA 2 3,03 2 1,72 2 1,57 PINOPHYTA 1 1,52 1 0,86 1 0,79 MAGNOLIOPHYTA 63 95,45 113 97,41 124 97,64 TỔNG 66 100 116 100 127 100
Trong thời gian ngắn điều tra đã phát hiện được 127 loài thuộc 116 chi, 66 họ của 3 ngành thực vật có giá trị làm thuốc, có phân bố tự nhiên và được gây trồng trong nhân dân. Qua bảng 4.1 đã thể hiện rất rõ, hệ thực vật cây thuốc khu vực nghiên cứu có đặc điểm phân bố số lượng lồi giữa các ngành thực vật không đồng đều, chủ yếu tập trung vào ngành Mộc lan (Magnoliophyta), chiếm 95,45% số họ; 97,41% số chi và 97,64% số loài.
Ngược lại, các ngành khác chiếm tỷ lệ rất thấp như ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 2 lồi, 2 chi và 2 họ; ngành Thơng (Pinophyta) chỉ có 1 lồi, 1 chi và 1 họ.
Ngành Mộc lan có số lượng lồi lớn nhất nhưng sự phân bố trong các lớp Mộc lan (Magnoliopsida) và lớp Loa kèn (Liliopsida) trong ngành này cũng không đồng đều, điều này thể hiện rõ qua bảng 4.2:
Bảng 4.2. Số lượng họ, chi, loài ở hai lớp trong ngành Mộc lan Các lớp trong ngành Mộc lan Họ Chi Loài SL % SL % SL % Magnoliopsida 45 71,43 89 78,76 96 77,42 Liliopsida 18 28,57 24 21,24 28 22,58 Magnoliophyta 63 100 113 100 124 100
Theo số lượng thống kê trong bảng 4.2, phần lớn cây thuốc của ngành Mộc lan tập trung trong các họ thuộc lớp Mộc lan (Mangoliopsida) với 45 họ chiếm 71,43%; 89 chi chiếm 78,76% và 96 loài chiếm 77,42% tổng số họ, chi, loài cây thuốc thuộc ngành Mộc lan ở khu vực nghiên cứu. Ở lớp này có nhiều lồi cây thuốc q được người dân địa phương sử dụng để chữa bệnh như: Ba kích (Morinda officinalis How), Củ dịm (Stephania dielsiana Y. C. Wu), Củ bình vơi (Stephania rotunda Lour.), Lá khôi tía (Ardisia sylvestris Pitard), Hồng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia Craib)...
Tuy chỉ chiếm phần ít, nhưng lớp Loa kèn (Liliopsida) cũng đóng góp nhiều lồi cây thuốc q, có giá trị cao như: Thiên niên kiện (Homalomena
occulta (Lour.) Schott), Củ ba mươi (Stemona tuberosa Lour.)...
Trong tổng số 127 loài của 66 họ thực vật (ở phụ biểu 01) đề tài chọn ra 10 họ có số loài lớn nhất, kết quả thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tỷ lệ % 10 họ có số lồi lớn nhất
STT
Tên họ Loài Chi
Tên khoa học Tên Việt
Nam SL % SL %
1 Asteraceae Cúc 11 8,66 10 8,85
2 Euphorbiaceae Thầu dầu 10 7,87 10 8,85 3 Menispermaceae Tiết dê 5 3,94 3 2,65
4 Rubiaceae Cà phê 4 3,15 4 3,54 5 Fabaceae Đậu 4 3,15 4 3,54 6 Moraceae Dâu tằm 4 3,15 3 2,65 7 Verbenaceae Tếch 4 3,15 3 2,65 8 Apocynaceae Trúc đào 3 2,36 3 2,65 9 Araliaceae Ngũ gia bì 3 2,36 3 2,65
10 Lamiaceae Hoa môi 3 2,36 3 2,65
Tổng 51 40,16 46 40,71
Qua bảng trên ta thấy: 10 họ có số lồi lớn nhất ở khu vực nghiên cứu gồm: Họ Cúc (Asteraceae); Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae); Họ Tiết dê (Menispermaceae); Họ Cà phê (Rubiaceae); Họ Đậu (Fabaceae); Họ Dâu tằm (Moraceae); Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae); Họ Trúc đào (Apocynaceae); Họ Ngũ gia bì (Araliaceae); Họ Hoa mơi (Lamiaceae); Tổng số loài của 10 họ này là 51 loài chiếm 40,16 % tổng số loài của khu vực nghiên cứu và số chi là 46 chi chiếm 40,71% số chi của khu vực. Căn cứ theo cách đánh giá của Tolmachop, tỷ lệ % của 10 họ giàu nhất nằm trong khoảng 40 – 50%, điều đó chứng tỏ cây thuốc ở khu vực nghiên cứu rất đa dạng về loài và chi thực vật.