Đã tập trung chỉ đạo sản xuất: Nông, lâm, ngư nghiệp với diện tích trồng lúa nước 54 ha, bình quân 728,7m2/hộ; năng suất đạt 48 tạ/ha sản lượng là: 273,6 tấn, bình quân 96,6kg/người; Diện tích trồng sắn: 60 ha; Diện tích trồng ngô: 39,5ha;
Bình quân lương thực: 217,0kg /người/năm ; Cây công nghiệp: Tổng diện tích chè là 67,45 ha.
Cây ăn quả: tổng diện tích là 17,5 ha, trong đó cây chuối là 5ha, còn lại là bưởi và một số cây khác;
Toàn xã có 230 ha rừng khoanh nuôi là rừng nghèo kiệt và đang phục hồi, 177 ha rừng phòng hộ, 720 ha rừng sản xuất; diện tích rừng tự nhiên còn lại ít và xa khu dân cư, rừng bị tác động nhiều nên thành phần và trữ lượng cây thuốc giảm sút, người dân muốn tìm cây thuốc sử dụng phải đi rất xa, nhiều loài rất khó kiếm hoặc phải sang huyện khác, tỉnh khác để mua.
Đường giao thông liên thôn, liên xã đã có đảm bảo cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tuy nhiên hay xảy ra sạt lở về mùa mưa, nhất là những đoạn đường xung yếu;
Trạm khuyến nông đã mở các lớp tập huấn cho bà con nhân dân về cách phòng trừ sâu bệnh hại lúa và cây trồng, kết hợp với Hội nông dân tổ chức lớp tập huấn về chăn nuôi thủy sản. Do đó người dân đã từng bước làm quen với học hỏi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội, song xã còn nhiều khó khăn: Kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, diện tích đất canh tác nông nghiệp có ít, công nghiệp địa phương phát triển chưa mạnh. Trình độ dân trí còn thấp không đồng đều giữa các dân tộc, tập quán canh tác, tập quán sinh hoạt vẫn còn lạc hậu, đời sống của một bộ phân nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần phải phát huy tiềm năng từ đất lâm nghiệp, trong đo chú trọng trồng rừng sản xuất, bảo vệ rừng tự nhiên, đưa cây thuốc vào trồng dưới tán rừng. Đây là tiềm năng vô cùng lớn.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU