Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.3. Điều kiện kinh tế xã hội
3.3.1. Dân số, dân tộc
Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội xã Cảm Ân năm 2012
Cảm Ân là xã nghèo nhất của huyện n Bình, 8 thơn với tổng dân số là 2,833 người (741 hộ gia đình), trong đó có 187 hộ gia đình thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Số hộ gia đình nghèo và cận nghèo phân bố không đều giữa các thôn. Các thơn nằm ở trung tâm xã có điều kiện kinh tế tốt hơn các thôn nằm ở vùng sâu vùng xa.
Xã Cảm Ân là nơi quy tụ của 10 dân tộc anh em sinh sống xen kẽ và đoàn kết: Kinh, Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái, Cao Lan, Dáy, Hoa, Sán Dìu. Trong đó cộng đồng người Kinh chiếm đa số, sau đó là người Tày, Dao, Cao Lan,... Với 2 tơn giáo chính là Lương giáo và Thiên chúa giáo.
3.3.2. Phong tục tập quán
Trong xã hội truyền thống của người Kinh và cộng đồng các dân tộc thiểu số, làng bản là không gian sinh sống trực tiếp cơ bản thống nhất của đồng bào các dân tộc. Làng bản của họ bao gồm: Đất thổ cư để dựng nhà, soi bãi để làm ruộng, rừng để làm nương rẫy và khai thác phục vụ đời sống, nguồn nước để uống và sinh hoạt, sông suối để đánh bắt cá và là nguồn nước để tưới cây. Mỗi làng đều có lãnh thổ của riêng mình và ranh giới đất đai giữa
Các hạng mục Xã Cảm Ân Số thôn 8 Tổng số dân 2833 Tổng số hộ gia đình 741 Tổng số hộ nghèo và cận nghèo 187 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 24,8
các làng được hình thành, duy trì bền vững qua những vật chuẩn tự nhiên như: Con suối, tảng đá, con đường, …
Người Kinh chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, buôn bán, thợ thủ công, công nhân viên chức trong các cơ quan Nhà nước, các xí nghiệp và lâm trường, mang theo những đặc trưng văn hoá của miền châu thổ đồng bằng và trung du Bắc Bộ; dựng nhiều đình, đền để thờ người có cơng với xóm làng.
Người Tày chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lâm sản. Kho tàng văn hoá dân gian và tập tục có nhiều nét đặc trưng. Với trường ca Vuợt Biển (Khảm hải), ngày hội xuống đồng (lồng tồng), những điệu xoè, nhạc, khăn, thắt lưng, khăn đội đầu nhuộm chám của người phụ nữ…đã chứng tỏ họ là cư dân bản địa từ hàng lâu đời và là một trong những dân tộc có mặt đầu tiên ở vùng lưu vực sông Chảy.
Người Dao di cư đến địa phương cách đây khoảng 900 năm. Họ có kho tàng truyện cổ cùng hệ thống lễ hội, các bài hát giao duyên, hát đám cưới hết sức phong phú. Phần lớn sinh sống nhờ làm nương rẫy.
Người Sán chay(Cao lan) di cư đến địa phương khoảng 400 năm, thành thạo trồng lúa nước mặc dù kinh tế nương rẫy vẫn chiếm vị trí quan trọng đối với họ. Cộng đồng dân tộc Cao lan trên địa bàn hầu hết vẫn giữ được các nét sinh hoạt văn hoá truyền thống như hát Sình ca; các lễ hội, trang phục...
Người Nùng di cư từ vùng Vân nam – Trung Quốc đến địa phương khoảng 200 – 300 năm trước, ngoài lúa nước và nương rẫy họ cịn trồng bơng, trồng chàm, kéo sợi, dệt vải, rèn đúc, đan lát và làm đồ mộc.
Có thể nói rằng làng bản của các cộng đồng dân tộc nơi đây được hình thành cùng với những tập quán sống vốn là cội nguồn văn hóa của họ. Việc coi rừng, đất rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên là sở hữu chung của cộng đồng làng và đất đai canh tác thuộc sở hữu của các gia đình đã in sâu vào tiềm thức của họ, nằm trong hương ước của làng và trở thành một yếu tố văn hóa mưu sinh, văn hóa ứng xử của dân tộc được truyền lại từ đời này qua đời khác.
3.3.3. Sản xuất nông lâm nghiệp
Đã tập trung chỉ đạo sản xuất: Nông, lâm, ngư nghiệp với diện tích trồng lúa nước 54 ha, bình quân 728,7m2/hộ; năng suất đạt 48 tạ/ha sản lượng là: 273,6 tấn, bình qn 96,6kg/người; Diện tích trồng sắn: 60 ha; Diện tích trồng ngơ: 39,5ha;
Bình quân lương thực: 217,0kg /người/năm ; Cây cơng nghiệp: Tổng diện tích chè là 67,45 ha.
Cây ăn quả: tổng diện tích là 17,5 ha, trong đó cây chuối là 5ha, còn lại là bưởi và một số cây khác;
Tồn xã có 230 ha rừng khoanh nuôi là rừng nghèo kiệt và đang phục hồi, 177 ha rừng phòng hộ, 720 ha rừng sản xuất; diện tích rừng tự nhiên cịn lại ít và xa khu dân cư, rừng bị tác động nhiều nên thành phần và trữ lượng cây thuốc giảm sút, người dân muốn tìm cây thuốc sử dụng phải đi rất xa, nhiều lồi rất khó kiếm hoặc phải sang huyện khác, tỉnh khác để mua.
Đường giao thơng liên thơn, liên xã đã có đảm bảo cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tuy nhiên hay xảy ra sạt lở về mùa mưa, nhất là những đoạn đường xung yếu;
Trạm khuyến nông đã mở các lớp tập huấn cho bà con nhân dân về cách phòng trừ sâu bệnh hại lúa và cây trồng, kết hợp với Hội nông dân tổ chức lớp tập huấn về chăn ni thủy sản. Do đó người dân đã từng bước làm quen với học hỏi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội, song xã cịn nhiều khó khăn: Kết cấu hạ tầng cịn nhiều yếu kém, diện tích đất canh tác nơng nghiệp có ít, cơng nghiệp địa phương phát triển chưa mạnh. Trình độ dân trí cịn thấp khơng đồng đều giữa các dân tộc, tập quán canh tác, tập quán sinh hoạt vẫn còn lạc hậu, đời sống của một bộ phân nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần phải phát huy tiềm năng từ đất lâm nghiệp, trong đo chú trọng trồng rừng sản xuất, bảo vệ rừng tự nhiên, đưa cây thuốc vào trồng dưới tán rừng. Đây là tiềm năng vô cùng lớn.