Điều kiện kinh tế xã hội huyện SaPa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển bền vững thảo quả (amomum tsao ko crevostet lemaire) tại lào cai​ (Trang 45 - 50)

Chương 2 : MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Bát Xát và huyện SaPa

3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện SaPa

Điều kiện xã hội

Dân số Huyện Sa Pa theo kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 là 52.899 người với 7 dân tơc; trong đó người Mơng chiếm 51,65%, Dao 23,04%, Kinh 17,91%, Tày 4,74%, Dáy 1,36%, Xã Phó 1,06% cịn lại là các dân tộc khác chiếm 0,23%.

Các đồng bào dân tộc cư trú ở 17 xã, sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan… Dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở trị trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông nghiệp và dịch vụ thương mại.

* Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Bản Khoang:

- Vị trí địa lí: Xã Bản Khoang là một xã vùng sâu vùngcao của huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, nằm cách trung tâm huyện về phía Tây Bắc 16km, diện tích tự nhiên là 5.674 ha, ha trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 349,78 ha.với ranh giới là:

37

- Phía Đơng giáp xã Tả Phìn và huyện Bát Xát

- Phía Tây giáp xã Tả Giàng Phình và dãy núi Hồng Liên Sơn - Phía Bắc giáp huyện Bát Xát

- Phía Nam giáp thị trấn Sa Pa và một phần nhỏ xã San Sả Hồ

- Địa hình: Thuộc nhóm địa hình Tiểu vùng núi cao trên đỉnh với độ

cao trung bình của khu vực là 1.400-1.700m, độ dốc lớn từ 30-400, địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi tạo thành các thung lũng hẹp, các vách đá, các vực sâu vơ cùng hiểm trở.

- Khí hậu: Vì nằm giáp dẫy núi Hồng Liên Sơn nên khí hậu mang đặc

trưng của khí hậu khu vực dãy núi Hồng Liên Sơn quanh năm ẩm ướt, mưa nhiều. Vào mùa đơng thì Fron cực đới thường bị chặn lại trên sườn Đơng Hồng Liên Sơn nên gây mưa nhiều dai dẳng trên toàn khu vực. Độ ẩm trung bình năm tương đối cao >=85%, tháng ít mưa nhất cũng từ 20-30mm. Đặc biệt trong năm thường có các hiện tượng thời tiết như mua dông, mưa đá, mưa phùn, sương muối,...

- Chế độ thủy văn: Mạng lưới các con sông nhỏ dầy đặc, tuy nhiên

ngắn và dốc. Các con sơng này khơng chỉ có vai trị điều hịa khí hậu mà cịn tạo điều kiện rất thuận lợi cho nhân dân sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đặc biệt là nuôi Cá hồi, Cá tầm.

-Tài nguyên:

- Thổ nhưỡng: Với độ cao của xã khoảng 1450m so với mực nước biển nên đất chủ yếu là đất mùn đỏ vàng núi, đất mùn alit trên núi.

- Thảm thực vật: Thảm thực vật chủ yếu là mang đặc điểm của Kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng lá kim mát ẩm đai núi trung bình(700-1700m). Trong đó có nhiều cây dược liệu được khai thác và đưa vào sử dụng từ lâu như : Thiên niên kiện, Đương quy, Thục địa, Đỗ trọng, Hoàng liên chân chim, Đỗ quyên, Kim giao, Thảo quả...

38

Tình trạng phá rừng vẫn hay xẩy ra, đặc biệt là đàng sau thôn Can Hồ Mơng, khu bãi rác. Các hộ nhận khốn bảo vệ rừng làm cơng tác bảo vệ rừng có thường xuyên nhưng chưa xử lý kịp thời các vấn đề xẩy ra phá rừng do các đối tượng chặt phá rừng nhỏ lẻ nên khó phát hiện xử lý.

- Dân cư: Dân cư phân bố không tập trung do địa hình đồi núi bị chia cắt phức tạp, được chia thàng 10 thôn với 3 dân tộc anh em cùng sinh sống. Tổng số 440 hộ dân, 2.563 nhân khẩu. Trong đó dân tộc Dao có 379 hộ chiếm 86,1%, dân tộc H'mơng có 57 hộ chiếm 13%, dân tộc Kinh có 4 hộ chiếm 0,9%. Người nằm trong độ tuổi lao động là 1.170 người.

Về đời sống nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào rừng, nghề chính là sản xuất nơng nghiệp, trồng trọt lúa, ngô, Thảo quả. Thu nhập bình quân đầu người là khoảng 6,5 triệu đồng/năm. Trong đó diện tích trồng Thảo quả là 341,6 ha với diện tích thu hoạch là 260,6 ha, năng suất bình qn đạt 2 tạ/ha, sản lượng đạt 52,07 tấn. Người dân nơi đây đã có kinh nghiệm gây trồng cây Thảo quả từ lâu đời và được coi là nguồn thu nhập chính.

Tỉ lệ đói nghèo ở xã còn cao, tổng số hộ nghèo là 212/440 hộ chiếm 48,18% Y tế, văn hóa giáo dục: Tồn xã đã và đang được xây dựng, nâng cấp các trang thiết bị phục vụ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thơng tin, giáo dục cho con em người dân.

Hệ thống giao thông được nâng cao với tuyến đường ơ tơ chính là Đường tỉnh 155 chạy qua trung tâm xã.

* Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã San Sả Hồ

- Vị trí địa lý: Xã San Sả Hồ - Huyện Sa Pa – Tỉnh Lào Cai, toàn bộ xã nằm

trọng trong vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn và cách trung tâm huyện 3km về phía bắc.

Ranh dưới hành chính: phía Bắc giáp xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, phía Đơng giáp thị trấn Sa Pa, phía Nam giáp xã Lao Chải huyện Sa Pa và phía Tây giáp huyện Than Uyên tỉnh Lào Cai.

39

- Địa hình: San Sả Hồ là một xã vùng cao có độ cao trung bình so với

mặt nước biển trên 1200m. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, do nằm cạnh chân núi Fansipan, 50% có độ dốc trên 250. Phía tây giáp huyện Than Uyên là dãy núi cao của rừng đặc dụng, độ cao 2000 – 3143m. Ở thơn Sín chải có dải đất bằng, dân cư tập trung làm lúa và trồng ngơ ở đó. Phía nam giáp xã Lao chải là dãy núi có độ cao trên 2000m, độ dốc từ 20 - 300. Nhìn chung, địa hình ở xã San Sả Hồ là núi bao bọc, địa hình chia cắt mạnh.

- Khí hậu, thời tiết: Điều kiện khí hậu của xã San Sả Hồ có đặc điểm

chung của tồn khu vực Sa Pa. Mặc dù, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhưng khí hậu ở đây có một số khác biệt so với khí hậu miền Bắc nước ta.

Khí hậu trong khu vực có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 2 đến tháng 10, mùa khô từ thang 11 đến thang 1 năm sau. Khí hậu thay đổi theo mùa, khí hậu á nhiệt đới vào mùa hè và khí hậu ơn đới vào mùa đơng. Nhiệt độ trung bình năm là 15,40C , cao nhất là 29,40C, thấp nhất là 10C, một số năm nhiệt độ xuống dưới 00C và có tuyết rơi trên đỉnh núi.

Lượng mưa bình quân năm là 2763mm và phân bố không đồng đều trong năm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, tập trung vào đầu tháng 7 và tháng 8. Trong các mùa khơ lượng mưa trung bình từ 50 – 100mm. Độ ẩm khơng khí bình qn là 86%, lượng bốc hơi là 85%.

Nhìn chung khu vực nghiên cứu có đặc điểm khí hậu là á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình thấp, lượng mưa trung bình năm cao, độ ẩm khơng khí cao phù hợp với việc gây trồng Thảo quả.

- Thủy văn: Khu vực nghiên cứu có hệ thống thủy văn tương đối phức

tạp, có ba nhánh suối chính tạo thành một dịng chảy lớn các thôn trong xã. - Một nhánh bắt nguồn từ dãy núi Hoàng Liên, điểm cao 2148m dưới chân núi chảy qua thôn Cát Cát gọi là suối Cát Cát.

- Một nhánh suối bắt nguồn từ Thác Bạc, qua chân điểm 1643m chảy tới thơn Sín Chải, khu đồi Dù.

40

- Một nhánh bắt nguồn từ đỉnh cao 2145m trên đường đi Lai Châu chảy qua thơn Sín Chải, thơn Cát Cát.

Nhìn chung, hệ thống thủy văn trong khu vực là rất phức tạp, tuy nhiên đây là nguồn tài nguyên vừa cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân trong vùng và đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc gây trồng và phát triển Thảo quả, vì Thảo quả là loài cây ưa sống khu vực ven khe suối.

- Tài nguyên: Thảm thực vật rừng của xã San Sả Hồ rất phong phú và

đa dạng có đặc điểm chung với thảm thực vật của toàn vùng. Theo số liệu thống kê của vườn quốc gia Hoàng liên hệ thực vật của khu vực có 1.195 lồi loại thự vật bậc cao thuộc các họ phổ biến là Fagaceae, Lauraece, Mangnoliaceae, Rosacea... trong đó có một số loại quí hiếm như: Sa mộc, Thông nàng, Thông tre, Du sam….

- Kinh tế: Hoạt động chủ yếu là sản xuất lâm nghiệp chỉ có một số khu

đất bằng nhỏ thì sản suất nơng nghiệp chủ yếu là trồng lúa và ngô. Sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là trồng các loại dược liệu và thực phảm chủ yếu là Thảo quả

- Dân cư: Xã San Sả Hồ là một xã vùng sâu vùng xa, địa bàn dân cư sống rải rác không tập chung, được chia thành 3 thôn với 3 dân tộc anh em cùng sinh sống, tổng số hộ 440 hộ, 2.563 nhân khẩu dân tộc Mông = 86,1 %, dân tộc Dao 57 hộ = 13,0%, dân tộc Kinh 4 hộ = 0,9 %, người nằm trong độ tuổi lao động 1170người, tổng diện tích tự nhiên là 5674 ha.

Qua phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của hai huyện Sa Pa và Bát Xát, cho thấy rằng các xã vùng cao của hai huyện này có điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu, đất đai, thảm thực vật phù hợp với sinh thái của loài Thảo quả. Hơn nữa, đồng bào các dân tộc trong khu vực đều mong muốn gây trồng và phát triển cây Thảo quả, đây là những điểm mạnh cho phát triển cây Thảo quả xong cũng là vấn đề mâu thuẫn việc bảo vệ rừng và nâng cao khả năng phòng hộ của rừng.

41

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển bền vững thảo quả (amomum tsao ko crevostet lemaire) tại lào cai​ (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)