Giải pháp kỹ thuật đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển bền vững thảo quả (amomum tsao ko crevostet lemaire) tại lào cai​ (Trang 77)

Để kinh doanh Thảo quả theo hướng bền vững, đảm bảo năng suất chất lượng Thảo quả, giữ và phát huy được khả năng phòng hộ của rừng nơi có địa hình dốc và độ cao lớn như ở Sa Pa và Bát Xát, trên cơ sở phân tích .các vấn đề về cấu trúc tầng thứ, mật độ, độ tàn che, độ che phủ, thành phần cây gỗ, cây tái sinh, thế hệ cây kế cận của rừng nơi trồng Thảo quả; đề tài đề xuất một số giải pháp kỹ thuật như sau:

Bảng 4.10: Phân tích tác động của hoạt động trồng Thảo quả và giảipháp kỹ thuật đề xuất

A. Trồng Thảo quả

- Xử lý thực bì, phát toàn diện bụi thảm tươi, dây leo, cây tái sinh. - Chặt phá cây gỗ

- Làm đất, trồng cây.

- Cấu trúc tầng thứ bị thay đổi - Kết cấu rừng bị phá vỡ - Mật độ cây gỗ giảm

- Mất tầng thảm tươi và cây tái sinh

- Độ tàn che giảm, năng suất Thảo quả giảm

- Đất rừng bị lộ sang, dẫn đến khô, xói mòn…

B. Chăm sóc

- Phát dọn sạch thực bì hằng năm - Dùng thuốc diệt cỏ

- Chặt trắng cây tái sinh

- Rừng chỉ còn hai tầng, cây gỗ và Thảo quả

- Lớp thảm tươi bị tiêu diệt - Không có thế hệ rừng kế cận - Khả năng phòng hộ kém

C. Thu hoạch

- Tạo đường mòn đi bộ - Chặt cây gỗ làm củi sấy - Làm lò sấy trong rừng

- Dễ gây xói mòn rãnh

- Độ tàn che giảm, Thảo quả không được bảo vệ

- Nguy cơ cháy rừng cao Giải pháp kỹ thuật

- Xử lý thực bì theo băng

- Khi phát dọn, chừa lại cây tái sinh cây gỗ

- Đánh dấu cây gỗ để lại và phân bố đều diện tích - Giữ lại lớp cây kế cận, chú ý các tuổi cây tái sinh - Làm đất cục bộ

69

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết luận

1 - Lào Cai có 7.234,3 ha trồng Thảo quả, diện tích đang cho thu hoạch là 4.162,6 ha. Hầu hết diện tích thảo quả được trồng trong diện tích quy hoạch thuộc rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, chỉ có một số nhỏ (3%) diện tích trồng trong rừng tự nhiên quy hoạch cho rừng sản xuất.Việc trồng Thảo quả đem lại thu nhập đáng kể cho người, góp phần xóa đói, giảm nghèo nên thu hút được nhiều người dân tham gia gây trồng. Thảo quả có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị thu nhập bình quân của người dân. Nhiều hộ trong xã đã thoát nghèo.Thị trườngtiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc. Giá Thảo quả thay đổi thường xuyên, dao động từ 120.000 - 200.000 đồng/kg quả khô.

2 - Thảo quả là loài cây ưa ẩm, mát, phát triển và sinh trưởng tốt khi sống dưới tán rừng trồng, rừng tự nhiên có nhiếu cây gỗ lá rộng thường xanh che bóng với độ tàn che từ 0.4 - 0.6, nơi thường xuyên có mây mù ẩm ướt, mát mẻ. Tại Lào Cai, Thảo quả thường được trồng ở khu vực ven suối dưới tán rừng tự nhiên. Các khu rừng trồng Thảo quả đều được tỉa thưa, phát dọn làm thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc rừng.

3 - Cấu trúc rừng tại nơi trồng Thảo quả bị thay đổi mạnh do các tác động của các hoạt động như: chặt tỉa thưa tầng cây cao làm giảm độ tàn che của rừng, phát quang tầng cây tái sinh và cây bụi thảm tươi để trồng Thảo quả. Tầng cây bụi thảm tươi thường xuyên bị phát dọn làm tính đa dạng sinh loài và độ che phủ giảm. Các tiêu chuẩn khác như độ ẩm đất, tiểu khí hậu rừng bị thay đổi. Các khu rừng trồng Thảo quả đều bị thay đổi mạnh về cấu trúc, cảnh quan. Tầng cây cao chỉ còn các cây gỗ lớn già cỗi với mật độ thưa thớt, thế hệ cây tái sinh kế cận suy giảm.

4 - Hoạt động trồng Thảo quả dưới tán rừng đã tác động lớn gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc rừng, làm phá vỡ cấu trúc, làm thay đổi trạng thái, hoàn

70

cảnh của rừng ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các mối quan hệ mật thiết của rừng, gây mất cân bằng khả năng sinh trưởng của hệ thực vật Cấu trúc rừng trồng Thảo quả là cấu trúc rừng không bền vững, khả năng phòng hộ của rừng suy giảm nghiêm trọng.

5 - Quá trình chăm sóc và sơ chế hiện nay tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và cháy rừng cũng như khả năng phục hồi của rừng. Trong tương lai gần, khu rừng sẽ bị thái hóa, độ tàn che giảm không còn lớp cây gỗ kế cận, đất đai bị xói mòn, rửa trôi. Thảo quả trồng cũng sẽ thái hóa theo, năng suất suy giảm.

6 - Một số giải pháp kỹ thuật đã được đề xuất dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc rừng, các hoạt động trong quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế Thảo quả, những giải pháp này góp phần kinh doanh Thảo quả mang lại hiệu quả và đảm bảo tính bền vững hơn.

Tồn tại

- Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực nên phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở phạm vi ba xã thuộc huyện Sa Pa và Bát Xát tỉnh Lào Cai, chưa đánh giá cho các xã khác.

- Số ô nghiên cứu còn chưa nhiều và có thể chưa đại diện hết cho các trạng thái nơi người dân trồng Thảo quả.

- Mới dừng lại áp dụng phương pháp phân tích tác động ảnh hưởng và mối quan hệ giữa độ tàn che và chiều cao của Thảo quả.

- Các phương pháp mới chỉ là đề xuất dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chưa được thử nghiệm, áp dụng.

- Khu vực nghiên cứu và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên kết quả nghiên cứu chưa thể áp dụng trên phạm vi rộng rãi.

Kiến nghị

71

phục những tồn tại đã nêu trên, cụ thể như sau:

- Mở rộng điều tra cấu trúc rừng trên địa bàn các xã, huyện, nơi mà đã trồng hoặc từng trồng Thảo quả ở Lào Cai để có nhận xét chính xác hơn về ảnh hưởng của trồng Thảo quả đến cấu trúc rừng và mối quan hệ giữa trồng rừng với năng suất Thảo quả.

- Tiếp tục nghiên cứu để chọn lựa những loài tái sinh cây gỗ phù hợp với từng địa phương để bổ sung vào những lô rừng trồng Thảo quả hiện đang thiếu hụt cây tái sinh

- Tiếp tục nghiên cứu diễn biến năng suất, chất lượng Thảo quả trên địa phương đó để có biện pháp tác động phù hợp.

- Thử nghiệm một số phương pháp kỹ thuật đã đề xuất để rút ra bài học thực tiễn, tiến tới xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật bổ xung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1.Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1996), Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 2.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Kỹ thuật trồng một số cây

lâm nghiệp, cây đặc sản rừng, NXB Nông nghiệp.

3.Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2000), Trồng cây nông nghiệp,dược liệu và đặc sản dưới tán rừng , NXBNN Hà Nội .

4.Thân Văn Cảnh (2001), Cây Thảo quả, Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản, (Tài liệu chưa xuất bản).

5.Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000): Giáo trình thực vật rừng / Trường Đại học Lâm nghiệp, nhà xuất bản Nông nghiệp.

6.Lê Thạc Cán, Phùng Tửu Bôi và Vũ Ngọc Long (2001), Báo cáo đánh giá bên ngoài cho dự án Lâm sản ngoài gỗ - Báo cáo cho Đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội (Tài liệu không công bố).

7.Lê Trần Chấn (1999), Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật.

8.Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học Hà Nội. 9.Vũ Văn Dũng, Hoàng Hữu Nguyên và Trịnh Vỹ (2001), Tổng quan về lâm

sản ngoài gỗ của Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản, (Tài liệu chưa xuất bản).

10. Nguyễn Quốc Dựng (2000) ,Đánh giá tài nguyên đặc sản chủ yếu của Việt Nam, Báo cáo chuyên đề, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, (Tài liệu chưa xuất bản).

11. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Phạm Hoàng Hộ (1970), Cây cỏ miền Nam Việt Nam, tập 2, NXB Trung

13.Trần Ngọc Hải (2008): Giáo trình Lâm sản ngoài gỗ / Trường Đại học Lâm Nghiệp. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp.

14.Trần Ngọc Hải: Tài liệu kỹ thuật gây trồng, nuôi một số lâm sản ngoài gỗ / Trường Đại học lâm nghiệp – Dự án LSNG giai đoạn II, phân vùng miền bắc.

15. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao (1997), Điều tra rừng, NXB NN, Hà Nội.

16. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

17. Lã Đình Mỡi, Nguyễn Thị Thủy và Phạm Văn Thính (1995), Trong công trình Vấn đề nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thực vật và sinh thái núi cao Sa Pa. Lào cai

18. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan (1998), Sinh thái rừng , Giáo trình Đại học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Đoàn Thị Nhu (1982), Bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên và phát triển trồng cây thuốc trên đất rừng, Tạp chí lâm nghiệp số 8 năm 1982, trang 10-13.

20. Nguyễn Tập (1990), Bảo vệ nguồn cây thuốc thiên nhiên, Tạp chí Lâm nghiệp số 9 năm 1990, trang 9,10.

21. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Thời (1998), Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa - Phan Si Pan, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Lisa Tober, Phan Van Thang (2002), Vai trò và giá trị của rừng và lâm sản ngoài gỗ tại Sa Pa – Lào Cai, (Báo cáo kết quả nghiên cứu).

23. Phan Văn Thắng, Lê Thanh Tuấn (2008): Báo cáo kỹ thuật hiện trạng sản xuất Thảo quả tại tỉnh Lai Châu và tỉnh Lào Cai. Research and Development of Technical Manual for Enrichment ofForest Areas where Cardamom is being produced in Lao Cai Province.

24. Phan Văn Thắng (2009): Báo cáo xây dựng và phát triển gieo ươm Thảo quả tại vùng Tây Bắc Việt Nam / Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản- Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

25. Phan Văn Thắng (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng của Thảo quả(Amomum aromaticum Roxb.) tại xã San

Sả Hồ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Lâm nghiệp.

26. Lê Văn Thành (2004), Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Thảo quả(Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc

27. Nguyễn Hải Tuất (1982), Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

28. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1998), Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính, NXB NN, Hà Nội.

29. Thái Văn Trừng (1970), Thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

30. Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản Hà Nội (2008): Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác bền vững Thảo quả.

31. Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản Hà Nội (2009): Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật giao ươm giống cây Thảo quả.

32.Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản Hà Nội (2012): Cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và làm giàu khu vực trồng Thảo quả.

33.Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản Hà Nội (2008): Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác bền vững Thảo quả.

34.Trung Tâm nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ (NTFP), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, dự án Lâm sản ngoài gỗ - Pha II. Hà nội

35.Trung tâm Khuyến nông Lào Cai (1998): Kỹ thuật nuôi trồng một số cây, con chính ở Lào Cai.

36. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) (1998), Sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ (Dự án: Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế). Hà Nội.

37.Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam (2004): Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

38.Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp (1999) – Sở NN&PTNT Lào Cai.Báo cáo phương án điều tra loài Quế, Thảo quả ở tỉnh Lào Cai. 39.UBND xã Bản Khoang (2011), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát

triển kinh tế - xã hội năm 2011 và phương hướng đến năm 2012.

40. UBND tỉnh Lào Cai(2011), Đề án Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất lâm nghiệp.

41. UBND huyện Sa Pa (2011). Báo cáo đánh thực trạng sản xuất kinh doanh Thảo quả năm 2011 và phương hướng phát triển 2012.

42.UBND huyện Sa Pa (2010). Báo cáo tình hình sản xuất Thảo quả huyện Sa Pa và định hướng phát triển bền vững giai đoạn 2010 – 2015.

43.UBND huyện Sa Pa (2011). Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Sa Pa năm 2011.

44.UBND huyện Sa Pa (2011). Báo cáo kết quả hội nghị “Phát triển chuỗi giá trị Thảo quả nhằm xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng cao Lào Cai giai đoan 2008 – 2012”.

Tiếng nước ngoài

45.J. H. de Beer (1992), Non-wood forest products in Indochina, Mission report for FAO.

46.L. S. de Padua, R.H.M.J Lemmens (1999), Plant Resources of South-East, Bogor Indonesia.

47.Fao (1995), Non-wood forest products for rural income and sustainable forestry, Rome.

48. H. Lecomte (1907 – 1951), Flore génerale de l’Indochine, T.I-IV, Paris. (Tiếng Pháp).

49.Charles M. Peter (1996), The Ecology anhd Management of Non – timber Plant Resources in Tropical Moist Forest – An Ecological Prime, The New York Botanical Garden.

50. Các tác giả ở Vân Nam, Trung Quốc, (1968), Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở trung quốc. Vân Nam, Trung Quốc.

51.Tiền Tin Trung (1996), Bản thảo bức tranh màu Trung Quốc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Quốc.

PHỤ LỤC 01: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THẢO QUẢ TRỒNG TẠI BÁT XÁT VÀ SA PA

Hình 1: Thảo quả trồng dưới tán rừng IIB Hình 2 : Điều tra sinh trưởng Thảo quả

Hình 3: Sinh trưởng của Thảo quả Hình 4: Sinh trưởng của Thảo quả tại bờ suối thôn Cát Cát

Hình 5: Lò sấy thảo quả của người dân Hình 6: Tầng cây cao nơi trồng Thảo quả đã bị già cỗi

Hình 6: Cấu trúc chỗi mầm và rễ Thảo quả

Hình 7: Lò sấy trong rừng trồng Thảo quả

Hình 8: Thảo quả bị suy thoái nơi tán rừng già bị phá vỡ

Hình 9: Rừng trồng Thảo quả bị thoái hóa

Hình 11: Điều tra Thảo quả dưới tán rừng

Hình 12: Thảo quả sinh trưởng kém do bị xói mòn

PHỤ LỤC 02: SINH TRƯỞNG CỦA THẢO QUẢ TẠI XÃ Y TÝ, BÁT XÁT

(Trạng thái rừng: IIB)

STT

Chỉ tiêu sinh trưởng

Ghi chú STT

Chỉ tiêu sinh trưởng

Ghi chú H (m) D (cm) Số lá Rla (cm) Dla (cm) H (m) D (cm) Số lá Rla (cm) Dla (cm) 1 2.3 3.2 14.0 19.0 62.0 30 2.9 3.1 14.0 21.0 75.0 2 2.1 2.3 12.0 17.0 62.0 31 3.3 2.9 19.0 17.0 70.0 3 2.2 2.5 10.0 13.0 58.0 32 2.3 3.2 15.0 18.0 52.0 4 3.0 3.1 15.0 18.0 70.0 33 2.6 3.1 13.0 18.0 66.0 5 3.2 2.9 19.0 17.0 75.0 34 3.1 2.8 16.0 18.0 69.0 6 2.0 3.1 12.0 19.0 61.0 35 2.3 2.8 15.0 19.0 65.0 7 2.6 3.1 13.0 21.0 70.0 36 3.0 4.1 14.0 19.0 72.0 8 1.4 1.9 9.0 15.0 45.0 37 2.2 2.8 13.0 18.0 66.0 9 2.5 2.6 13.0 18.0 70.0 38 2.9 4.0 13.0 22.5 73.0 10 2.6 2.8 15.0 17.0 70.0 39 3.0 3.1 14.0 21.0 72.0 11 2.2 2.5 10.0 13.0 58.0 40 3.1 3.4 14.0 19.0 68.0 12 2.3 2.9 13.0 21.0 54.0 41 2.6 3.2 14.0 19.0 68.0 13 3.2 3.3 17.0 22.0 71.0 42 2.6 3.3 14.0 23.0 70.0 14 2.8 3.3 16.0 19.0 75.0 43 2.6 2.7 16.0 17.0 68.0 15 2.9 2.6 17.0 18.0 65.0 44 1.4 2.1 9.0 16.0 50.0 16 2.2 2.0 10.0 13.0 62.0 45 1.8 2.1 11.0 18.0 55.0 17 2.1 3.0 13.0 20.0 58.0 46 3.0 4.0 15.0 22.0 72.0 18 3.2 2.9 17.0 19.0 70.0 47 2.8 3.7 14.0 24.0 68.0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển bền vững thảo quả (amomum tsao ko crevostet lemaire) tại lào cai​ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)