Huyện Bát Xát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển bền vững thảo quả (amomum tsao ko crevostet lemaire) tại lào cai​ (Trang 32 - 36)

Chương 2 : MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Bát Xát và SaPa

3.1.1. Huyện Bát Xát

* Vị trí địa lý

Huyện Bát Xát nằm ở phía Tây bắc tỉnh Lào Cai, phía Tây bắc và Đơng bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía tây giáp huyện Phong Thổ (Lai Châu), phía nam là huyện Sa Pa và thành phố Lào Cai, phía đơng nam là thành phố Lào Cai. Bát Xát là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lào Cai, có địa bàn rất quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng- an ninh của tỉnh, diện tích tự nhiên 1061,89 km2, trên 70% là đồi núi, gồm 14 dân tộc chung sống, dân tộc thiểu số chiếm 82%, huyện có 22 xã, 01 Thị trấn; có 10 xã, 31 thơn bản biên giới tiếp giáp với 2 huyện Hà Khẩu, Kim Bình, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, có 02 cửa khẩu phụ, 04 tuyến đường bộ quan trọng (quốc lộ 4D, tỉnh lộ 156, 158, 155) phục vụ sản xuất, khai thác công nghiệp nối liền các huyện trong tỉnh chạy qua, đường liên xã, liên thôn cơ bản được hình thành thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh.

* Địa hình

Tồn bộ nền địa hình Bát Xát được kiến tạo bởi nhiều dải núi cao, nổi bật là hai dải núi chính tạo nên các hợp thuỷ: Ngịi Phát, suối Lũng Pô, Suối Quang Kim. Địa hình cao dần, điểm cao nhất có độ cao 2945m, điểm thấp nhất có độ cao 88 m.

Kiến tạo địa hình Bát Xát hình thành hai khu vực. Tuy nhiên, cả hai khu vực (vùng thấp gồm 6 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 16 xã) đều có chung một đặc điểm: Vùng núi cao có độ chia cắt lớn, thung lũng hẹp khe sâu, độ

24

dốc lớn. Vùng thấp (ven sông Hồng, bồn địa nhỏ) là nơi tập trung các dải đồi thấp, thoải địa hình tương đối bằng phẳng.

Ảnh hưởng của địa hình nói chung và các yếu tố kinh tế xã hội hình thành trên địa bàn huyện hai tiểu vùng địa lý kinh tế xã hội.

- Vùng cao: Diện tích 80.763ha chiếm 77% diện tích đất toàn huyện, gồm các xã Y Tý, Ngải Thầu, A Lù, A Mú Sung, Bản Xèo, Nậm Chạc, Trịnh Tường, Dền Sáng, Dền Thàng, Mường Hum, Trung Lèng Hồ, Nậm Pung, Pa Cheo, Phìn Ngan, Tịng Sành, Sảng Ma Sáo. Dãy núi chính có độ cao từ 400m đến 3096m, độ dốc trung bình từ 20 – 25 phần lớn lãnh thổ vùng có độ dốc trên 25. Địa hình chia cắt mạnh độ dốc lớn gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng. Song lại có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và củng cố an ninh quốc phòng giữ vững chủ quyền độc lập Quốc gia, đồng thời đây là vùng trồng Thảo quả trọng điểm của huyện.

- Vùng thấp: Diện tích 24.258ha chiếm 23% diện tích tồn huyện, gồm các xã: Bản Vược, Bản Qua, Quang Kim, Cốc San, Mường Vi, Cốc Mỳ, thị trấn Bát Xát. Độ cao trung bình từ 400m đến 500m, địa hình vùng này được kiến tạo bởi các dải đồi thấp dạng lượn sóng và phần thoải tương đối bằng chạy dọc sông Hồng. Phần lớn đất đai vùng thấp nằm trên vỉa quặng A Pa Tít nên đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp.

* Khí hậu, thủy văn:

- Khí hậu: Bát Xát nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều. Do ảnh hưởng của địa hình nên được chia thành hai khu vực khí hậu khác nhau:

- Vùng cao: Do ảnh hưởng của địa hình núi cao, độ chia cắt lớn nên khí hậu vùng núi cao mang tính chất của khí hậu cận nhiệt đới và ơn đới ẩm. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,

25

nhiệt độ trung bình cả năm cao nhất 16,6C, thấp nhất 14,3C.

- Vùng thấp: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Thuỷ văn: Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện khá dày và phân bố tương đối đều.

- Sông Hồng là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân dọc ven sơng. Nước sơng Hồng có hàm lượng phù sa lớn từ 6000- 8000g/m3 do đó các vùng đất ven sơng được phù sa bồi đắp có độ phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nơng nghiệp.

- Các suối chính: Trên địa bàn huyện hệ thống suối, khe khá dày mật độ trung bình từ 1-1,5km suối/km2. Các suối chính bao gồm: Ngịi Phát, suối Lũng Pô, Suối Quang Kim, ngòi Đum. Các suối này đều có lưu lượng lớn, dòng chảy xiết thuận lợi cho việc xây dựng các cơng trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Tuy nhiên, cần quan tâm đến phòng chống lũ và các giải pháp kỹ thuật khi thi cơng các cơng trình xây dựng.

* Tài nguyên thiên nhiên:

- Tài ngun đất: Bát Xát có tổng diện tích tự nhiên là 10.6189,7 ha, chiếm 16.6% diện tích cả cả Tỉnh trong đó: Đất Nơng nghiệp chiếm 8568.4 ha, Đất Lâm nghiệp chiếm 46.412,2 ha, Đất chuyên dùng là 5.048,52 ha, Đất khu dân cư là 316.6 ha và Đất chưa sử dụng là 45856 ha.

- Tài ngun nước: Bát xát có mạng lưới sơng, suối, khe lạch tương đối dày đặc phân bố khắp huyện. Đây là nguồn nước có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người và phát triển kinh tế -xã hội của Huyện. Hàng năm trên địa bàn Huyện còn tiếp nhận khoảng trên 2 tỷ m3 nước mưa, lưu lượng dịng chảy tồn phần 1500 mm. Lượng trữ ẩm là 1000 mm. Ngoài ra trên tồn huyện cịn có nhiều hồ, đập chứa nước.

26

phú và đa dạng so với các huyện khác của tỉnh Lào Cai. Huyện có diện tích rừng là 46.412,2 ha chiếm 33.7% tổng diện tích rừng của tồn tỉnh. Rừng ở Bát Xát chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh chỉ còn tồn tại rải rác ở Y Tý, Trung Lèng Hồ. Hệ sinh thái ở Bát Xát còn tương đối tốt, nhiều động thực vật quý hiếm còn tồn tại đặc biệt là ở vùng cao Trung Lèng Hồ và Nậm Pung.

- Tài nguyên khoáng sản: Bát xát nằm trong vùng sinh khoáng của Việt Nam, thuộc vành đai sinh khống Thái Bình Dương. Qua điều tra, tìm kiếm và thăm dị địa chất đã phát hiện được nhiều mỏ và các điểm mỏ trên địa bàn Huyện có một số tài nguyên khoáng sản quý, trữ lượng lớn: Mỏ đồng Sin Quyền với trữ lượng là 53,5 triệu tấn, hàm lượng đồng trong quặng trung bình 1.03%. Đây là mỏ đa kim, ngồi đồng cịn thu được vàng trữ lượng 34,7 tấn, đất hiếm là 333.134 tấn, lưu huỳnh là 843.100 tấn, bạc là 25 tấn. Quặng sắt có 16 điểm mỏ kéo dài từ xã Bản Vược đến A Mú Sung dọc bờ sơng Hồng. Các điểm mỏ có quy mơ nhỏ nhưng chất lượng tốt.A-pa-tít: Bát Xát có 2 trong 3 phân vùng mỏ Apatit, Phân vùng Bát Xát –Lũng Pô gồm các khu mỏ ở Nậm Chạc, Trịnh Tường và Bản Vược. Và khu vực Bát Xát-Ngòi Bo gồm các khu mỏ Mắc Nhạc Sơn, Làng Mòn, Ngịi Đun-Đồng Hồ.Trên địa bàn huyện cịn có một số mỏ đá vơi, sét xi măng, sét gạch ngói trữ lượng lớn chất lượng tốt phục vụ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra trên địa bản huyện cịn có một số mỏ khống sản như Caolin, Grafit, đất hiếm.

- Tài nguyên du lịch và nhân văn: Bát Xát là huyện khá phong phú về

bản sắc văn hóa, truyên thống lịch sử, di sản văn hóa.Huyện có 14 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán sinh sống riêng như người H’Mông, người Hà Nhì có truyền thống làm ruộng bậc thang, Người Dáy trồng bông dệt vải, người Dao làm giấy. Mỗi dân tộc cũng đều có bản sắc riêng trong lễ hội truyền thống trong đời sống văn hóa như: Lễ hội Gầu tào của người H’Mơng, lễ tết nhảy, suối tình của người Dao, hội xuống đồng của

27

người Dáy.Bát Xát có nhiều di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, đó là các di chỉ khảo cổ ở Bản Vược, Bản Qua, Cốc San, Bản Vền.Các di chỉ này từ thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá mới, đến thời kỳ đồ đồng của văn hóa Đơng Sơn.Ngồi ra Bát Xát cịn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như Quần thể hang động Mường Vi, Suối tình Dền Sáng, phong cảnh Mường Hum… và một số đặc sản như rượu San Lùng – Loại rượu ngon có hạng từ thời Pháp thuộc đã mệnh danh là rượu ngon nhất Đông Dương, cá suối Pia Ngị và đặc biệt, Bát Xát có điểm nước nóng thuộc xã Cốc San. Nước có nhiệt độ 120C, kiểu nước Bicacbonat Canxi-Magê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển bền vững thảo quả (amomum tsao ko crevostet lemaire) tại lào cai​ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)