KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển bền vững thảo quả (amomum tsao ko crevostet lemaire) tại lào cai​ (Trang 50)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm hình thái, vật hậu lồi Thảo quả

4.1.1. Đặc điểm hình thái lồi Thảo quả

Các mẫu Thảo quả trồng tại Y Tý, Bản Khoang, San Sả Hồ có những đặc điểm chung về hình thái được mơ tả dưới đây:

- Thảo quả là cây thân Thảo, sống lâu năm, cao trung bình 2 - 3m. nhờ sinh sản vơ tính bằng thân ngầm nên Thảo quả ln phát triển thành từng bụi. Toàn thân lá Thảo quả đều có mùi thơm hắc đặc trưng:

- Thân: Phần thân rễ to, phân nhánh, mọc thành cụm, có nhiều ngấn ngang, màu hồng, phủ bởi những vảy mỏng, đường kính 2,5 – 4 cm, mùi thơm. Chồi mầm hình trứng ngược kéo dài mọc từ gốc đốt của thân ngầm, có xu hướng cách xa cây mẹ. Một số đốt dưới của thân rễ có hệ rễ chùm phát triển, ở những nơi đất dốc có thể gặp một số thân rễ ( thân củ) nổi lên trên mặt đất. Chồi mầm mọc từ đốt thân rễ có xu hướng phát triển hướng ra phía ngồi xung quanh bụi làm cho bụi Thảo quả ngày càng lan rộng. Khi mới mọc, chồi mầm có hình trứng, có nhiều vảy màu hồng đỏ xếp lợp xung quanh, sau đó chồi mầm phát triển chiều cao, bẹ lá thật hình thành mang phiến lá quang hợp. Màu sắc bẹ lá chuyển sang màu xanh.

- Lá: Cây trưởng thành thường có từ 12 - 15 lá. Lá mọc so le, cao từ 1,5 – 2,7m, xếp thành 2 dãy. Cuống lá ngắn, phiến lá hình dải dài 50 – 70 cm, rộng 10 – 15 cm, gốc hẹp,đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới xanh lam.

- Cụm hoa: Dạng bông, mọc từ gốc thân, dài 15 – 20 cm. Hoa nhiều mọc sít nhau, được bao ngồi bởi các lá bẹ hình bầu dục, màu nâu hồng, dài 2 cm; hoa có 2 lá bắc, lá bắc ngồi hình mác, lá bắc trong hình ống. Đài dạng ống. Tràng hoa màu vàng, gồm 4 bộ phận, thuỳ giữa, 2 thuỳ bên và cánh mơi,

42

cánh mơi hình thìa màu vàng đậm, ở giữa có 2 vạch đỏ. Nhị màu vàng; vịi nhuỵ màu trắng; bầu hình trứng.

- Quả: Quả mọc thành chùm, mỗi chùm có từ 10 – 15 quả. Quả nang, hình trứng, màu đỏ tía, đường kính 1,7 – 2,0 cm, dài 2,2 – 2,7 cm, có núm ở đầu; trong quả chia thành 3 ơ. Hạt có màu vàng nâu, có áo hạt vị ngọt, mùi thơm, hơi cay.

Thảo quả thuộc họ Gừng (Zingiberaceace) phân bố tự nhiên ở vùng núi cao có khí hậu nhiệt đới ẩm và cận nhiệt đới, thích hợp với các loại đất tốt cịn mang tính chất đất rừng, được gây trồng ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc và các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.

Theo một số chuyên gia của Viện dược liệu Trung ương, xác định lồi Thảo quả có tên gọi khoa học là: Amomun tsao-ko Crevostet Lemaire

Tên đồng nghĩa: Amomun aromaticum Roxb

Tên khác: Đò ho, Thảo đậu khấu, Mác hầu (Tày), Lị hảo ( H mơng), Nepan: ardomon, Bengal cardamon ( Anh).

43

Hình 4.1: Hình thái bụi Thảo quả Hình 4.2: Chồi mầm cây Thảo quả

ơ

44

4.1.2. Đặc điểm vật hậu loài Thảo quả

Thảo quả là loài cây thường xanh quanh năm.Mùa hoa bắt đầu từ tháng 4 đến giữa tháng 5; trong thời gian hoa nở, nếu gặp mưa nhiều ngày, tỷ lệ đậu quả thấp và năm đó coi như mất mùa Thảo quả.Tuy nhiên nếu thời tiết thuận lợi cho thụ phấn thì mỗi chùm Thảo quả có từ 15 – 40 quả.

Mùa quả của loài Thảo quả bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 9 hoặc tháng 10.Quả lúc non có màu xanh lục, sau khi quả bắt đầu chín chuyển thành màu nâu đỏ, hoặc đỏ tươi.

Nghiên cứu đặc điểm vật hậu của lồi Thảo quả khu vực Lào Cai có ý nghĩa thực tiễn giúp cho các nhà chuyên môn Lâm nghiệp, khuyến nông, cán bộ dự án và người dân tộc địa phương xác định được mùa vụ và thời điểm tách chồi làm giống vơ tính, thời điểm thu hoạch quả rất, bố trí nhân vật học cho gây trồng, thu hoạch và sơ chế quả. Và cịn có thể xác định thời điểm chăm sóc như phát thực bì, bón phân thúc sao cho có hiệu quả cao và phù hợp nhất.

4.2. Thực trạng gây trồng Thảo quả ở Lào Cai

Thảo quả được trồng phổ biến ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, nơi có độ dốc tương đối lơn, độ cao đáp ứng được yêu cầu sinh thái của loài Thảo quả. Tại Lào Cai, Thảo quả là cây có giá trị phát triển kinh tế cao, là một trong những loài cây trọng điểm về phát triển kinh tế, có tác dụng xó đói giảm nghèo. Tuy nhiên, với đặc tính sinh thái loài chủ yếu ở nơi có độ cao lớn, địa hình hiểm trở bởi vậy trên địa bàn tỉnh Lào cai cũng chỉ một số huyện, nhất định.Thực trạng gây trồng Thảo quả ở Lào Cai hiện nay được thể hiện rõ như sau.

4.2.1. Diện tích, chủ thể quản lý và giá trị kinh tế của Thảo quả

4.2.1.1. Tổng hợp diện tích, năng suất Thảo quả tồn tỉnh Lào Cai

Tại lào Cai Thảo quả đưcọ trồng ở một số địa phương nhất định, thông thường Thảo quả được trồng ở trong khu vực có rừng đặc dụng hoặc phịng

45

hộ.diện tích trồng và năng suất trồng Thảo quả được điều tra thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Việc tổng hợp diện tích và năng suất Thảo quả trên địa bàn góp phần bổ sung vào chiến lược phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo của tinh, có biện pháp tác động nhằm tang diện tích và năng suất của Thảo quả trên địa bàn tỉnh. Diện tích và năng suất Thảo quả trên địa bàn tỉnh Lào Cai được thể hiện như bảng 4.1.

Bảng 4.1: Tổng hợp diện tích, sản lượng Thảo quả năm 2011 tại tỉnh Lào Cai

TT Huyện Diện tích (ha) Sản lượng khơ (tấn) Tiền (triệu đồng) 1 TP Lào Cai 385,00 85,00 10.200,00 2 Bảo Thắng 334,00 33,00 3.960,00 3 Sa Pa 3.631,90 700,00 84.000,00 4 Bát Xát 1.643,13 500,00 60.000,00 5 Văn Bàn 2.646,00 484,00 58,08 6 Mường Khương 50,00 7,28 873,60 7 Bảo Yên 30,00 10,00 1,20 Tổng 8.738,03 1.819,28 218.313,60

Ghi chú: Tại thời điểm điều tra năm 2011 giá 1kg Thảo quả khô là 120.000/kg

Qua bảng tổng hợp số liệu về diện tích, năng suất Thảo quả trên địa bàn tỉnh Lào cai thì ta thấy rằng Thảo quả chỉ được trồng ở một số huyện, thành phố nhất định của tỉnh Lào Cai. Tính đến năm 2011 tổng diện tích Thảo quả của tồn tỉnh Lào Cai có 8.738,03ha trong đó diện tích tập trung trồng ở

46

khu vực 3 huyện Sa Pa, Bát Xát, và Văn Bàn, với tổng diện tích trồng của 3 huyện 7.939,03 ha chiếm 90,85% diện tích Thảo quả của tồn tỉnh Lào Cai. Hiện nay Thảo quả chủ yếu được trồng và phát triển tập trung trên địa bàn 3 huyện kể trên bởi, khu vực tròng Thảo quả ở 3 huyện trên đáp ứng yêu cầu về khả năng sinh trưởng và phát triển của loài Thảo quả.

Các huyện Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn là vùng trồng Thảo quả chủ yếu của hiện nay của tỉnh Lào Cai. Đây cũng là khu vực có truyền thống trồng Thảo quả từ trước đến nay. Các địa phương này đã hội tụ được 3 yếu tố: Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa. Cụ thể là điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai thuận lợi và phù hợp với sinh thái của loài; ngoài ra ngươi dân vùng cao ở khu vực có nhiều kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc, thu hoạch Thảo quả. Một yếu tố quan trọng nữa đó là trong những năm gần đây tỉnh Lào Cai đã có quy hoạch vùng phát triển lồi cây LSNG có giá trị kinh tế này nên đã góp phần tăng nhanh diện tích trồng Thảo quả.

Sản lượng thu hoạch và tổng số tiền thu nhập từ Thảo quả ở các huyện tại thời điểm đánh giá đã phản ánh vẫn tập trung vào ba huyện Sa Pa, Bát Xát và Văn Bàn. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, tỉ lệ thuận với diện tích đã gây trồng ở ba huyện.

Trong tương lai gần, khi 100% diện tích Thảo quả đều cho thu hoạch, tỉ lệ thu nhập cao từ Thảo quả của các huyện cũng khơng có sự biến động lớn.

4.2.1.2. Hiện trạng trồng Thảo quả ở khu vực nghiên cứu

Do diện tích trồng Thảo quả của tỉnh Lào Cai phân tán trên địa bàn toàn tỉnh và chủ yếu tập trung ở khu vực 3 huyện SaPa, Bát Xát và một sô lượng lớn diện tích ở Văn Bàn. Chính vì vậy đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu hiện trạng trồng Thảo quả 02 huyện Bát Xát và Sa Pa là hai huyện có diện tích Thảo quả tập trung hơn các huyện còn lại.

Hiện trạng trồng Thảo quả huyện Bát Xát được thể hiện trong bảng 4.2 như sau.

47

Bảng 4.2: Hiện trạng trồng Thảo quả ở huyện Bát Xát

( Đến thời điểm năm 2011)

TT Tên xã

Diện tích Thảo quả (ha)

Năng suất (tạ/ha) Số thôn tham gia Số hộ tham gia Chủ thể quản lý Tổng diện tích Diện tích thu hoạch Diện tích chưa thu hoạch 1 A Lù 32,43 32,43 2.8 212 Hộ gia đình 2 A Mú Sung 26,37 26,37 2.8 Nt 3 Bản Qua 71,1 71,1 2.8 7 209 Nt 4 Bản Vược 20,32 12,32 8,0 1.7 4 105 Nt 5 Bản Xèo 14,3 14,3 2.8 3 15 Nt 6 Cốc Mỳ 115,75 115,75 2.8 11 621 Nt 7 Cốc San Nt 8 Dền Sáng 106,7 106,7 2.8 5 353 Nt 9 Dền Thàng 116,3 116,3 2.8 9 371 Nt 10 Mường Hum 69,19 69,19 2.8 2 27 Nt 11 Mường Vi 10,77 10,77 2.8 5 60 Nt 12 Nậm Chạc 31,71 30,20 1,51 2.6 5 142 Nt 13 Nậm Pung 35 35 2.8 5 182 Nt 14 Ngải Thầu 53,6 53,6 2.8 7 256 Nt 15 Pa Cheo 143 143 2.8 366 Nt 16 Phìn Ngan 106 106 2.8 14 284 Nt 17 Quang Kim 4,1 4,1 2.8 3 25 Nt 18 Sàng Ma Sáo 159,31 159,31 2.8 9 460 Nt 19 Thị Trấn Bát Xát Nt 20 Tòng Xành 72,1 72,1 2.8 7 207 Nt 21 Trịnh Tường 137 137,0 2.8 Nt 22 Trung Lèng Hồ 171,51 151 20,5 2.4 7 378 Nt 23 Ý Tý 146,57 135,57 11 2.6 15 297 Nt Tổng 1643,13 1602,11 41,02 78 2,792

48

Qua bảng 4.2 hiện trạng trồng Thảo quả trên địa bàn huyện Bát Xát phân bố đồng đều trên toàn huyện, với 21/23 xã tham gia trồng Thảo quả, bởi huyện Bát Xát là huyện vùng cao, có điều kiện hồn cảnh để trồng Thảo quả, ngoài ra người dân đã có truyền thống trồng Thảo quả từ lâu đời bởi vậy cần tiếp tục phát triển Thảo quả theo hướng bền vũng. Hiện nay Thảo quả trên địa bàn huyện Bát Xát có diện tích tương đối lớn, trong đó diện tích cho thu hoạch chiếm tới 97,5% trên tổng số diện tích Thảo quả của tồn huyện. Hiện nay huyện Bát Xát bắt đầu triển khai trồng mới một sơ diện tích Thảo quả đã già và cho thu hoạch sản lượng thấp bằng các giống có chất lượng cao. Tuy nhiên, diện tích chưa cho thu hoạch Thảo quả chủ yếu tập trung vào 06 xã của huyện bao gồm: Bản Vược, Nậm Chạc, Trung Lèn Hồ và Ý Tý chiếm 2,5% tổng diện tích trồng Thảo quả của huyện. Năng suất Thảo quả của huyện trung bình từ 2,4 – 2,8 tạ/ha. Năng suất này được xếp vào diện tương đối cao của toàn tỉnh.Số hộ tham gia vào trồng Thảo quả tương đối nhiều với 2792 hộ tham gia trồng Thảo quả trải đều trên 78 thôn.Thảo quả chủ yếu trồng trên diện tích đất rừng phịng hộ đã được các Ban quản lý rừng giao khoán phụ trách bảo vệ và phát triển khu vực trồng Thảo quả nhằm phát triển kinh tế.

Sa Pa là huyện có diện tích trồng Thảo quả lớn nhất tỉnh Lào Cai. Thực trạng trồng Thảo quả trên địa bàn huyện được thể hiện trong bảng 4.3.như sau:

49

Bảng 4.3: Hiện trạng trồng Thảo quả ở huyện Sa Pa

( Đến thời điểm năm 2011)

TT Tên xã Tổng diện tích Diện tích cho thu hoạch Diện tích chưa cho thu hoạch Năng suất (tạ/ha) Số hộ tham gia Số thôn tham gia Chủ thể quản lý 1 Tả Van 504 483 21 1,5-2,0 400 7 Hộ gia đình 2 Bản Hồ 217 175 42 2 147 5 Nt 3 Lao Chải 114 105 9 1.5 215 4 Nt 4 Bản Khoang 298 261 37 1,3-1,5 428 10 Nt 5 Thanh Kim 89 80 9 2 151 3 Nt 6 Tả Giàng Phìn 280 245 35 1.5 516 7 Nt 7 Hầu Thào 80 52 28 1.5 210 4 Nt 8 Thanh Phú 40 32 8 2 210 4 Nt 9 San Xả Hồ 388 320 68 1.5 450 4 Nt 10 Bản Phùng 85 60 25 1,3-1,5 216 6 Nt 11 Sử Pán 107 75 32 1.5 286 4 Nt 12 Nậm Sài 150 50 100 1.5 126 5 Nt 13 Tả Phìn 77 52 25 2 403 6 Nt 14 Suối Thầu 111 75 36 1.5 299 5 Nt 15 Nậm Cang 667.4 480 187.4 2 250 3 Nt 16 Sa Pả 228 228 0 1.5 525 6 Nt 17 Trung Chải 184 180 4 1.5 320 7 Nt 18 Thị Trấn Sa Pa 12.5 8 4.5 1.3 10 2 Nt Tổng 3631.9 2961 670.9 5162 92 Nt

50

Sa Pa có diện tích trồng Thảo quả lớn nhất trên địa bàn tỉnh Lào Cai chiếm 41,56% diện tích trồng của tỉnh. Diện tích trồng Thảo quả trên địa bàn huyện trải đều ra toàn huyện, gần như tất cả các xã đều tham gia trồng Thảo quả. Với diện tích Thảo quả cho thu hoach tương đối lớn, ngồi số diện tích đã cho thu hoạch, hiện nay huyện có chính sách phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo bằng cây Thảo quả thể hiện ở khía cạnh, Thảo quả mới trồng có diện tích rât lớn chiếm 18,48% diện tích Thảo quả trên địa bàn huyện. Cũng như huyện Bát Xát, Sa Pa có diện tích Thảo quả trồng tập trung ở một số xã nhất định, các xã cịn lại có trồng nhưng diện tích trồng khơng đáng kể. Ở khu vực nghiên cứu có 2 xã Bản Khoang và San Sả Hồ có diện tích trồng Thảo quả tương đối lớn, diện tích đã cho thu hoạch của 2 xã chiếm 19,62% và diện tích Thảo quả chưa cho thu hoạch chiếm 15,65% chứng tỏ rằng 2 xã Bản Khoang và San Sả Hồ có chương trình phát triển Thảo quả tương đối lớn. Diện tích Thảo quả chưa cho thu hoạch được phát triển bởi có một số diện tích Thảo quả mới phát rừng trồng Thảo quả và còn một số diện tích chủ yếu là trồng Thảo quả thay thế diện tích Thảo quả đã già cỗi cho sản lượng thấp.

4.2.1.3. Thu nhập của người dân của 3 xã từ Thảo quả

Thu nhập của người dân vùng cao hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào rừng, họ sống gần rừng mọi thu nhập đề lấy từ rừng. Ba xã trong vùng nghiên cứu của đề tài cũng không ngoại lệ tuy nhiên các xã này đã được các cấp chính quyền địa phương tổ chức nhiều chương trình phát triển cây lâm nghiệp cho giá trị kinh tế cao nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo và phát triển rừng bền vững.Thảo quả là cây có giá trị kinh tế cao, điểu kiện tự nhiên để trồng loài cây này ở 3 xã là tương đối phù hợp, vì vậy phát triển cây Thảo quả một cách bên vững đem lại thu nhập ngày càng tang cho bà

con nông dân. Thu nhập bình quân của người dân 3 xã trong vùng nghiên cứu được thể hiện trong bảng 4.4 như sau:

51

Bảng 4.4: Thu nhập bình quân của người dân 3 xã trong vùng nghiên cứu

Diện tích trồng Thảo quả (ha) Sản lượng (Tấn) khô năm 2011 Tổng thu nhập từ Thảo quả (triệu đồng) Số hộ Tham gia Bình quân thu nhập (Triệu đồng/hộ) San Xả Hồ 388 58,2 7.275,00 450 16,17 Bản Khoang 298 44,7 5.587,5 428 13,06 Y Tý 141 37,4 4.675,00 297 15,74 Tổng 827 140,3 17.537,5 1175 44,97

(Nguồn: Trung tâm khuyến nông tỉnh Lào Cai 2011)

Hiện nay giá Thảo quả sấy khô người dân khu vực nghiên cứu bán được trung bình khoảng 120.000đ/kg. Từ bảng 4.4 ta có thể thấy tính đến năm 2011 diện tích Thảo quả trồng được ở xã San Sả Hồ là cao nhấ đi kèm với đó là sản lượng Thảo quả tại đây cũng lớn nhất, nhìn chung thu nhập bình quân của hộ gia đình từ Thảo quả dao động trong khoảng từ 13 – 16,5 triệu/hộ gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển bền vững thảo quả (amomum tsao ko crevostet lemaire) tại lào cai​ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)