Điều kiện kinh tế xã hội huyện Bát Xát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển bền vững thảo quả (amomum tsao ko crevostet lemaire) tại lào cai​ (Trang 42 - 45)

Chương 2 : MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Bát Xát và huyện SaPa

3.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Bát Xát

3.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Bát Xát * Điều kiện kinh tế * Điều kiện kinh tế

34

- lâm nghiệp chiếm 40,64%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 44,19%, thương nghiệp - dịch vụ 15,17% . Thu nhập bình quân đầu người đạt 24.52 triệu đồng/người/năm tăng 6.82 triệu đồng so với năm 2011. Giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác đạt 45.34 triệu đồng/ha, tăng 7.4 triệu đồng so với năm 2011, đạt 101% mục tiêu. Nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nông thôn, tăng cường đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến độ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; thực hiện chính sách nhiều thành phần, thúc đẩy kinh tế hộ, kinh tế hợp tác phát triển theo hướng trang trại và doanh nghiệp với quy mô hợp lý.

* Xã hội – dân cư

- Huyện có diện tích 1.050 km² và dân số là 57.000 người (2004). Huyện lỵ là thị trấn Bát Xát, nằm cách thành phố Lào Cai 12 km về hướng Tây Bắc, sông Hồng chảy theo hướng tây bắc - đông nam làm ranh giới với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

- Huyện Bát Xát có 14 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán văn hóa sinh sống riêng. Tiêu biểu là Lễ hội khu già già của người Hà Nhì Y Tý, Lễ hội xuống đồng của người Dáy, người Tày, Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

- Bát Xát phấn đấu thực hiện tốt cơng tác dân số kế hoạch hóa gia đình, xây dựng quy hoạch kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, từng bước đào tạo nguồn nhân lực theo quy hoạch, phù hợp với từng giai đoạn, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên cao, tạo việc làm cho 1.112 lao động, đạt 100,18% kế hoạch, khuyến khích các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, tăng cường công tác xuất khẩu lao động, giảm hộ đói nghèo từ 44,06% xuống cịn 35,05%, giảm nghèo được 1.116 hộ, đạt tỷ lệ 9,01% vượt 3,01% kế hoạch tỉnh giao. Phát triển giáo dục cân đối giữa các vùng, các cấp học, cân đối giữa giáo dục và đào tạo, tiếp tục thực hiện cơng tác xã hội hố giáo dục và đào tạo nghề.

35

* Khái quát chung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Y Tý

- Vị trí địa lý: Xã Y Tý (Bát Xát - Lào Cai) nằm ở độ cao trên 2.000m so

với mực nước biển, lưng tựa vào dãy núi Nhù Cù San. Xã Y Tý nằm ở phía tây của huyện Bát Xát, cách huyện lị khoảng 68 km về phía tây bắc. Phía đơng giáp xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát. Phía nam giáp các xã Dền Sáng, Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Phía tây giáp Trung Quốc (suối Lũng Pơ là ranh giới tự nhiên với chiều dài đường biên khoảng 17 km). Phía bắc giáp xã Ngải Thầu, huyện Bát Xát.

- Địa hình: Xã Y Tý có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao. Địa hình cao dần, điểm cao nhất có độ cao 2660m. Xã nằm trên vùng núi đá có độ cao hơn 2000 m, mang tên Cao nguyên Y Tý. Vùng núi cao có độ chia cắt lớn, thung lũng hẹp khe sâu, độ dốc lớn.

- Khí hậu thời tiết: Do ảnh hưởng của địa hình núi cao, độ chia cắt lớn

nên khí hậu vùng này mang tính chất của khí hậu cận nhiệt đới và ơn đới ẩm mưa nhiều, khí hậu quanh năm mát mẻ. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình cả năm cao nhất 16,6C, thấp nhất 14,3C.Nơi đây gần như quanh năm mây mù bao phủ, hiếm khi thấy ánh nắng mặt trời soi đủ cả ngày.

- Thuỷ văn: Hệ thống sông, suối trên địa bàn khá dày và phân bố tương

đối đều, mật độ trung bình từ 1-1,5km suối/km2. Có suối chính Lũng Pơ, suối này có lưu lượng lớn, dòng chảy xiết thuận lợi cho việc xây dựng các cơng trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Tuy nhiên, cần quan tâm đến phòng chống lũ và các giải pháp kỹ thuật khi thi cơng các cơng trình xây dựng.

- Tài ngun: Bát Xát có tổng diện tích tự nhiên8654 ha, chiếm 8.14% diện tích cả Huyện.Y Tý là xã có tài nguyên rừng tương đối phong phú và đa dạng so với các xã khác của huyện. Còn tồn tại nhiều rừng nguyên sinh.

36

- Kinh tế: Y Tý là một xã vùng cao biên giới của huyện Bát Xát thuộc xã

135 đặc biệt khó khăn với diện tích đất tự nhiên 8654 ha và 11,94 km đường biên giới. Đồng bào dân tộc làm kinh tế giỏi của xã năm sau cao hơn năm trước.Bình quân lương thực đầu người đạt 477,5kg/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã còn 77,5% (giảm 7% so với năm 2011). Kinh tế phát triển, bà con có điều kiê ̣n mua những vật dụng cá nhân như ti vi, tủ lạnh, xe máy; chăm sóc con cái được tốt hơn.

- Dân cư: Cư dân gồm người các dân tộc Mơng, Dao, Giáy, Hà Nhì, Kinh đặc biệt là cộng đồng người Hà Nhì đen, một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam sinh sống ở đây. Tồn xã có tổng số 792 hộ gồm 4674 khẩu sinh sống trên 16 thôn bản tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm 77,5%. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 100%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển bền vững thảo quả (amomum tsao ko crevostet lemaire) tại lào cai​ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)