4.2.2.1. Kinh nghiệm trồng Thảo quả của đồng bào dân tộc H’ Mông và Dao
Người dân địa phương chủ yếu là đồng bảo dân tộc H’mông và đồng bào dân tộc Dao quanh khu vực nghiên cứu đều gây trồng Thảo quả bằng hai phương pháp là tách gốc từ cây mẹ và trồng cây con gieo từ hạt. Nguồn giống của bà con hiện nay sử dụng phương pháp bứng các chồi mâm, cây con trong rừng mang đi trồng ngay tại những khu rừng trồng Thảo quả ở gần đó. Nhưng đa số gây trồng từ cây con gieo trồng từ hạt là chủ yếu. Gây trồng bằng phương pháp tách gốc từ mẹ chỉ để trồng dặm ở những nương đã gây trồng lâu năm mà một số gốc già bị chết hoặc sinh trưởng kém.nguồn giống này bà con có số lượng giống ít vì vậy diện tích trồng chủ yếu là các đám nhỏ trong rừng.
Ưu điểm của phương pháp trồng theo kinh nghiệm của người dân ở đây là cây giống tách chồi mầm từ bụi cây mẹ rồi trồng ngay có tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng nhanh. Chỉ khoảng một năm sau đã trở thành bụi có từ 4 -5 cây, sớm cho thu hoạch
Trồng thành từng vạt, đám từ 4 -5 bụi ít gây tác động tới cấu trúc rừng và khả năng phòng hộ của rừng nên sinh trưởng của Thảo quả và cây rừng đều tốt. Nhược điểm của phương pháp này là khó khăn nhân ra diện rộng, sinh trưởng của cây không đồng đều, chăm sóc thu hoạch sẽ gặp khó khăn.
Nếu như bà con phát triển thành diện tích lớn rừng trồng Thảo quả sẽ có điều bất lợi về nguồn giống. Mặc dù vậy với việc chưa phát triển đưcọ diện tích rừng trồng Thảo quả nên tầng cây gỗ trong các đám rừng Thảo quả vẫn còn tương đối nhiều, độ tàn che tương đối cao, việc tác động tiêu cực từ trồng Thảo quả đã được hạn chế đi rất nhiều, tầng cây Tái sinh, bui thảm tươi vẫn còn tốt, khả năng phòng hộ của rừng giảm đi không đáng kể. Ngược lại nếu phát triển được thành các khu rừng Thảo quả có diện tích lớn đi kèm với đó là phá rừng, từ việc trồng cây, chăm sóc, và thu hoạch chế biến. Đặc biết khâu
53
chế biến sấy khô cần đến rất nhiều nhiên liệu gỗ để sấy khô Thảo quả trước khi mang về để bán cho người thu mua.
4.2.2.2. Kỹ thuật trồng Thảo quả của một số dự án, chương trình
Trong khoảng 15 năm trở lại đây, các chương trình dự án trồng Thảo quả như định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, 135, một số dự án phi chính phủ, khuyến nông khuyến lâm… đã xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng cây Thảo quả cho người dân địa phương. Có thể đúc kết chung lại kỹ thuật như sau:
* Kỹ thuật gây trồng Thảo quả.
a, Chuẩn bị cây giống
Giống Thảo quả có thể tạo theo 2 phương pháp:
- Tạo cây con từ hạt: Vào tháng 10 (11), khi thu hoạch, chọn những chùm quả già, nhiều quả to, ở bụi cây 5 tuổi trở lên. Bóc vỏ, đãi bỏ phần áo hạt và chỉ lấy hạt chìm. Vườn ươm được chọn kề bên nơi trồng Thảo quả, dưới tán rừng, độ che phủ 60%, mặt đất bằng phẳng, đất được làm nhỏ, đánh luống cao. Hạt giống thu được cần gieo ngay. Hạt để khô sẽ giảm khả năng nảy mầm. Gieo xong phủ cỏ khô. Hạt sẽ nảy mầm sau khi gieo 40 – 45 ngày. Chú ý tỉa thưa để có cự ly 20 x 20 cm/cây. Cây con thừa giặm sang luống khác. Cây Thảo quả con ở vườn ươm sau 1 – 2 năm mới nhổ đi trồng.
- Bằng nhánh con: Tách một số nhánh non từ các khóm Thảo quả trồng, cao khoảng 1 mét, ở gốc còn một đoạn thân rễ, cắt bỏ lá. Loại cây giống này không tốt bằng cây con gieo từ hạt.
Thảo luận :Người dân địa phương quanh khu vực điều tra đều gây trồng Thảo quả bằng hai phương pháp là tách gốc từ cây mẹ và trồng cây con gieo từ hạt. Nhưng đa số gây trồng từ cây con gieo trồng từ hạt là chủ yếu. Gây trồng bằng phương pháp tách gốc từ mẹ chỉ để trồng dặm ở những nương đã gây trồng lâu năm mà một số gốc già bị chết hoặc sinh trưởng kém.
54
b) Xử lý thực bì
- Luỗng phát toàn bộ cây bụi. dây leo và cây tái sinh, chỉ để lại ây gỗ ở tầng trên.
c) Kỹ thuật trồng: * Chọn nơi trồng
- Chọn nơi đất rừng tốt, giàu mùn, đạm, dưới tán phải có độ tàn che trên 0,4 – 0,7
- Mật độ trồng: 1100 cây/ha (cự ly 2.5x3m). - Đào hố: đào trước 1 tháng.
Giống bằng thân ngầm kích thước hố trồng: 30x30x30cm Giống gieo từ hạt kích thước hố trồng :20x20x20cm Giống gieo từ hạt có ưu điểm hơn giống bằng thân ngầm.
- Thời vụ trồng: có thể trồng quanh năm, Tốt nhất vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 8, ngoài ra có thể trồng vào mùa xuân (tháng 2-3) nhưng phải tránh những ngày giá rét.
d) Cách trồng.
Dùng cuốc bới lại các hốc đã được bón lót khi làm đất (thời gian làm đất trước khi trồng khoảng 15 ngày ). Đập đất cho nhỏ, trộn đều với phân lót, đặt cây theo chiều thẳng đứng, mỗi hố trồng 1 nhánh hay 1 cây con; lấp đất nông từ 6 – 10cm, dẫm chặt gốc.
+ Trồng bằng thân ngầm: Dùng cuốc moi đất khơi rộng lòng hố vừa đủ đặt hom cây. Đặt cây đúng giữa hố, nhưng hom thân phải nghiêng 1 góc 25-300 so với mặt đất, lấp đất đầy hố, lấy chân lèn chặt xung quanh gốc, chú ý không lấp đất sâu quá cổ rễ và không làm tổn thương đến mắt mầm.
+ Trồng bằng cây con có bầu và cây con rễ trần
- Với cây con có bầu: Dùng cuốc moi đất khơi rộng lòng hố vừa đủ đặt bầu cây, chiều sâu lòng hố cao hơn chiều cao túi bầu 1 cm. Rạch bỏ vỏ bầu (nếu vỏ bầu bằng nylon), đặt bầu cây thẳng đứng trong hố, lấp đất và lèn chặt.
55
- Với cây con rễ trần: Dùng cuốc moi đất khơi rộng lòng hố vừa đủ đặt cây con, đặt cây thẳng đứng trong lòng hố, lấp đất và lèn chặt, không lấp đất sâu quá cổ rễ.
+ Mật độ trồng: mỗi 1m2 1 nhánh (cây)
Thảo luận: Qua tìm hiểu kỹ thuật, trong các bước kỹ thuật, xử lý thực bì, đào đất, trồng…. Trong bước xử lý thực bì, có một vấn đề lớn còn tồn tại là phát toàn diện, thực vật ngoại tầng và cây gỗ tái sinh. Điều đó dẫn đến cấu trúc tầng tán của rừng bị thay đổi, độ che phủ của lớp cây bụigiảm, thảm tươi không còn, đất rừng bị lộ sáng, khả năng giữ đất, giữ nước của rừng giảm đi nhanh chóng; hiện tượng xói mòn và rủa trôi xảy ra mạnh mẽ. Độ ẩm của đất giảm, động vật trong đất và vi sinh vật trong đất cũng sẽ giảm theo.Về lâu dài năng suất Thảo quả sẽ giảm, và đặc biệt lớp cây kế cận thay thế lớp cây ở tầng trên sẽ thiếu hụt hoặc không tồn tại.Tương lai, rung của khu vục này sẽ không còn.
* Kĩ thuật chăm sóc và thu hoạch sơ chế bảo quản
a, Kỹ thuật chăm sóc
Số lần chăm sóc/năm của các hộ gia đình là rất ít. Kỹ thuật chăm sóc đơn giản: Sau khi trồng 2-3 tháng tiến hành chăm sóc và trồng dặm. Các năm sau chăm sóc 2-3 lần/năm. Thời gian chăm sóc tháng 3,7,11 lần 1 trước thời điểm ra hoa, lần cuối trùng với thời điểm thu hoạch quả kết hợp chặt bỏ cây già.
Phát bỏ toàn bộ dây leo, bụi rậm và cỏ dại xâm lấn, vun xới đất quanh khóm đường kính tuỳ thuộc vào đường kính bụi. Sau mỗi mùa thu hoạch bón phân gà, tro bếp, phân chuồng hoai và 100-200 gam NPK/bụi. (nhưng phần lớn các hộ không bón phân cho cây mà để cây tự phát triển tự nhiên)
Thảo luận: Việc chăm sóc Thảo quả dưới tán rừng là cần thiết, tuy nhiên việc chăm sóc có ảnh hưởng lớn, gây tác động lớn tới hoàn cảnh rừng, cụ thể như phát sát gốc toàn bộ thảm tươi chỉ để lại Thảo quả đã để lại một bức tranh cấu tạo rừng chỉ có hai tầng, tầng trên là loại cây gỗ làm tàn che, tầng dưới là
56
Thảo quả. Ngoài ra hằng năm vào mỗi kỳ dọn phát, người dân sẽ mang toàn bộ lớp thảm tươi ra ngoài khu vục để đốt, điều này sẽ gây ra đất rừng sẽ mất cân bằng về chất hữu cơ và nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra. Trên thực tế, người dân thay vì việc luỗng phát cỏ bằng dao, máy cắt cỏ.... họ đã dùng thuốc diệt cỏ. Điều này đã làm cho toàn bộ lớp thực bì, thảm tươi bị chết. Làm như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái và khả năng phòng hộ, ảnh hưởng đến đời sống, chăn nuôi.. của nhân dân khu vực.
b, Phòng trừ sâu bệnh
Thảo quả rất ít bị sâu bệnh hại, vỏ quả chín có mùi thơm vị ngọt nên dễ bị chuột ăn. Vì vậy cần thu hái quả đúng thời vụ.
* Thu hoạch và sơ chế bảo quản
Thu hoạch: Giống trồng bằng thân ngầm sau trồng 2-3 năm bắt đầu cho quả, giống trồng bằng hạt sau 3- 4 năm cho quả, từ năm thứ 5 trở đi cây cho nhiều quả. Vào tháng 9-11 khi vỏ quả chuyển sang mầu đỏ thẫm, quả chưa nứt tiến hành thu hoạch. Nếu thu hái chậm, quả bị nứt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hạt.
- Kỹ thuật thu hái quả: dùng kéo hoặc dao chuyên dụng cắt chùm quả chín cho vào gùi, sọt, mang về nơi sơ chế.
Sơ chế bảo quản: Có hai phương pháp sơ chế bảo quản
- Phương pháp 1: Thu hái về đem phơi hoặc sấy ngay, trong thời gian sấy thường xuyên đảo, nhiệt độ sấy phải phù hợp với từng giai đoạn sấy. Thường sấy từ 2-3 ngày liên tục được một mẻ, khi nào thấy vỏ quả có mầu xám đen, nhăn lại thành các vết dọc và có một lớp phấn trắng phủ bên ngoài là quả đã khô.
- Phương pháp 2: Thu hái quả về cho vào nước sôi 2-3 phút rồi vớt ra rải đều cho ráo vỏ sau đó đem phơi hay sấy khô, phương pháp này tốn công nhưng giữ được màu vỏ quả tươi đẹp hơn.
57
Thảo luận: Phương pháp sấy Thảo quả được đa số các hộ dân áp dụng là sấy bằng lò sấy trên nương. Ưu điểm cuả phương pháp này là giảm được công, chi phí vận chuyển từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ. So với vấn đề vận chuyển Thảo quả tươi (3-4kg tươi được 1 kg khô) thì vận chuyển Thảo qyar tươi thì số công vận chuyển giảm được từ 3-4 lần. Nhược điểm của phương pháp này là phải đào một diện tích nhất định. Nguyên liệu để làm giàn sấy và mái che cho lò sấy cũng phải lấy từ rừng. Đặc biệt là nguyên liệu gỗ làm củi để sấy Thảo quả, hằng năm phải dùng một số lượng lớn gỗ để làm củi sấy. Việc chặt số lượng lớn gỗ để làm củi sấy gây ảnh hưởng không nhỏ tới tầng thứ, độ che phủ, tàn che, mật độ của rừng. Mùa thu sấy Thảo quả cũng là mùa khô, nguy cơ cháy rừng cao.
Quả khô để nguội cho vào túi ni lông buộc chặt để trên gác bếp hoặc sàn nhà nơi khô ráo tránh ẩm mốc. Thảo quả có tinh dầu nóng cay nên ít khi bị mối mọt. Nếu chưa bán ngay mà cất trữ lâu trong nhà thì thường xuyên phải kiểm tra khi phát hiện
4.2.2.3. Những vấn đề tồn tại trong trồng Thảo quả hiện nay.
Qua nghiên cứu kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch Thảo quả ở Y Tý ( Bát Xát) Bản Khoang, San Sả Hồ (Sa Pa), có thể phát hiện một số tồn tại chính về kỹ thuật như sau:
- Do đã chú ý đến phát triển diện tích trồng nêndiện tích rừng phòng hộ trọng điểm bị xâm lấn, thậm chí cả vùng lõi của vườn Quốc gia. Như vậy sẽ tác động tới mục dích sử dụng bị thay đổi.
- Khâu xử lý thực bì đã lam thay đổi câu trúc tầng tán, khả năng phòng hộ cũng như mức đa dạng của hệ thực vật nói riêng, hệ sinh vật nói chung.
- Với cách chăm sóc như với cây nông nghiêp, như dọn sạch thực bì, chặt bỏ cây tái sinh hạt, chồi đã làm cho thế hệ cây kế cận tham gia tổ thành cây gỗ bị thiếu hụt, thậm chí rừng có thể không có khả năng phục hồi sau khi tầng cây cao già cỗi.
58
- Sơ chế ( sấy) Thảo quả, người dân dung lò sấy thủ công, vừa tốn nhiên liệu gỗ củi vừa làm giảm mạt độ và độ tàn che của cây gỗ, làm chon nguy cơ cháy rung rình rập bùng phát bất kể lúc nào.
- Hàng năm các hộ dân ít chú ý đến bón phân bù đắp lại dinh dưỡng cho đất.điều đó sẽ làm cho đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng, thái hóa.
Từ đó ta thấy rằng với việc trồng, chăm sóc và thu hoạch Thảo quả không nhưng mang lại lợi ích kinh tế ít, do Thảo quả sấy non có sản lượng suy giảm, chất lượng Thảo quả giảm sút dẫn tới giá cả khi bán bị thương lái ép giá, người tiêu dùng đánh giá chất lượng sản phẩm của quả Thảo quả. Khi sử dụng công nghệ sấy lạc hậu sử dụng tại chỗ nhiều củi làm nhiên liệu sấy dẫn tới ngày càng mất đi lớp cây tạo tàn che cho Thảo quả, gây ra anh hưởng tới nhiều vấn đề về thiên tai, như luc quét, lũ ống xẩy ra.