Tác động của trồng Thảo quả đến rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển bền vững thảo quả (amomum tsao ko crevostet lemaire) tại lào cai​ (Trang 74 - 77)

66

Bảng 4.9: Mật độ cây gỗ và cây tái sinh ở các trạng thái rừng đã trồng và chưa trồng Thảo quả

Trạng thái Độ tàn che

Độ che phủ

Cây gỗ Cây tái sinh

Mật độ cây/ha Htb (m) D1.3 (cm) Số loài Mật độ (cây/ha) Tái sinh hạt (%) Tái sinh chồi (%) Số loài Ý Tý

IIB – Trồng Thảo quả 0,28 30 280 11,50 22,40 7 11,25 25 75 12

IIB – Chưa trồng Thảo quả 0,55 90 360 10,54 18,90 11 1280 81 19 11

IIIA2 – Trồng Thảo quả 0,62 35 460 14,80 23,69 17 850 15 85 18

IIIA2 – Chưa trồng Thảo quả

0,75 85 570 13,85 26,16 22 2560 93 7 27

Bản Khoang

IIB – Trồng Thảo quả 0,33 36 240 14,60 14.10 11 160 20 80 7

IIB – Chưa trồng Thảo quả 0,48 85 710 19,70 18,10 15 1860 82 18 19

San Sả Hồ

IIB – Trồng Thảo quả 0,32 40 180 11,30 10,52 8 1850 6 65 35

67

So sánh các số liệu ở bảng 4.10 có thể thấy đươc sự biến động của dộ tàn che, mật độ cây gỗ, mật độ cây tái sinh ở một số trạng trai rừng ở nơi đã trồng và chưa trồng thảo quả, có thể cho thấy tác động của việc trồng thảo quả thể hiện như sau:

- Độ tàn che của rừng ở khu vực trồng Thảo qủa đều giảm mạnh so với khu vực chưa trông Thảo quả trong cùng trạng thái. Nguyên nhân chính là trong quá trình dọn thực bì những một số cây gỗ đã bị chặt hoặc trong quá trình sấy Thảo quả một sô cây đã bị chặt để làm củi sấy ở nhũng năm tiếp theo. Như vậy, mật độ cây gỗ, mật độ tàn che sẽ có xu hướng ngày càng giảm. Điều đó không những ảnh hưởng tới cấu trúc rừng ( cấu truc mật độ, cấu trúc tầng tán) mà còn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phòng hộ của rừng.

- Ở tầng cây tái sinh: số loài tái sinh cây gỗ và mật độ tái sinh cây gỗ đều giảm so với khu vực chưa trồng Thảo quả trong cùng trạng thái. Về nguồn gốc tái sinh, khu vực chưa trồng thảo quả đa số có nguồn gốc tái sinh hạt; trong khi đó khu vực đã trồng Thảo quả có nguồn gốc tái sinh chồi và số lượng cây triển vọng rất ít. Nguyên nhân chủ yếu đẫn tới sự khác biệt trên là ở những ô trồng Thảo quả, trong quá trình luỗng phát dọn thực bì hằng năm đã tác động đến lớp tái sinh của loài cây gỗ.

- Độ che phủ cuả lớp cây bụi, thảm tươi trên khu vực trồng Thảo quả cũng giảm sút hơn nhiều so với khu vực trồng Thảo quả; mặc dù bản thân Thảo quả cũng tạo ra độ che phủ nhất định sau khi trồng nhưng độ che phủ này phân bố không đều và hằng năm lớp thảm tươi dưới tán thảo quả tiếp tục bị luỗng phát.

Như vậy, việc trồng Thảo quả đã làm ảnh hưởng đến tầng cây gỗ, cây tái sinh, thảm tươi, độ che phủ và khả năng phòng hộ của rừng. Đây là những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến thảm họa môi trường như lũ quét và lũ ống mà các nhà kỹ thuật phải tìm cách khác phục để góp phần kinh doanh theo hướng bền vững.

68

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển bền vững thảo quả (amomum tsao ko crevostet lemaire) tại lào cai​ (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)