1 – 24: Sản phẩm PCR của dòng thuốc lá chuyển gen 1-24 M: Marker 100 bp DNA Ladder
Kết quả trên hình 3.14 cho thấy, trong số 24 dòng thuốc lá chuyển gen
arsCsau 3 tuần trồng ngoài tự nhiên được kiểm tra bằng phản ứng PCR, 12 dịng đã
cho kết quả dương tính. Từ 12 dòng thuốc lá chuyển gen này đều nhân được một băng khoảng 500 bp, phù hợp với kích thước lý thuyết của gen arsC. Chứng tỏ gen
arsC đã được chuyển thành cơng vào 12 dịng thuốc lá trên.
Tác giả Nguyễn Thu Trang đã kiểm tra được sự có mặt của gen GSHI ở 18 cây chuyển gen bằng phản ứng PCR cho thấy có 8/18 dịng cây cho kết quả dương tính (chiến tỷ lệ 44.4%) [21]. Tác giả Bùi Phương Thảo và cộng sự đã thiết kế thành công vector chuyển gen Lsi2 vào cây thuốc lá góp phần nâng cao khả năng vận chuyển và tích lũy asen. Kết quả kiếm tra bằng PCR có 9/10 dịng cây cho kết quả dương tính [18].
3.4.2. Kết quả kiểm tra cây thuốc lá chuyển gen bằng Southern Blot.
Để chứng minh gen arsC được chuyển vào genome của cây thuốc lá, chúng tôi sử dụng phương pháp lai Southern Blot. Kết quả của lai Southern Blot sẽ cho ta
biết thông tin về số lượng bản sao gen, tức là số lượng gen arsC được gắn vào
genome của cây thuốc lá.
Sau khi đánh giá cây chuyển gen bằng PCR, chúng tôi thu hỗn hợp lá non của các dòng thuốc lá chuyển genđã cho kết quả PCR dương tính để đánh giá bằng lai Southern Blot. DNA tổng số của các dòng 2, 6, 9, 13, 14, 17 tương ứng với các dòng thuốc lá chuyển gen cho kết quả PCR dương tính và cây đối chứng không chuyển gen đã được cắt bằng enzyme hạn chế HindIII; sản phẩm PCR gen arsC từ
pCAMBIA1301-arsC được cắt bằng 2 enzyme hạn chế NcoI và Eco72I. Sở dĩ
chúng tôi chọn enzyme HindIII vì enzyme này khơng có điểm cắt trong trình tự của gen arsC. Do thời gian có hạn nên đề tài mới chỉ đánh giá được 6 dòng thuốc lá chuyển gen và cho kết quả ở hình 3.15.
.