Tỉ lệ biến đổi A4164G trong các nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến đổi của một số gen ty thể ở bệnh ung thư vú (Trang 101 - 150)

Mặc dù biến đổi A4164G ở nhóm bệnh nhân ung thư vú cao hơn so với nhóm đối chứng, tuy nhiên, sự khác biệt này hơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Phân tích mối liên quan với một số đặc điểm bệnh học của bệnh chúng tôi thu

được kết quả trình bày trong Bảng 3.16.

Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ biến đổi A4164G của gen ND1 theo các đặc điểm bệnh học của ung thư vú như độ tuổi, kích thước u, ích thước hạch, mức độ xâm lấn (giai đoạn T), mức độ hạch (giai đoạn N), mức độ biệt hóa và giai đoạn bệnh. Mặc dù vậy, kết quả cho thấy có xu hướng khác biệt về tỉ lệ biến đổi A4164G liên quan đến số hạch với p = 0,063.

Trong các nghiên cứu trước đây, A4164G được tìm thấy với tần suất thấp ở các bệnh nhân mắc hội chứng liệt thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON) (< 4%) và bệnh nhân mắc ung thư phổi (3/30 mẫu bệnh nhân) [62, 68]. Trong nghiên cứu này, tần suất của biến đổi A4164G trên đối tượng bệnh nhân ung thư vú cũng rất thấp và khơng thấy có mối liên quan với đặc điểm bệnh học của bệnh. Do đó, chúng tơi cho rằng khơng có mối liên quan giữa biến đổi này với bệnh ung thư vú. 84.3 89.2 15.7 10.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Bệnh nhân Đối chứng T ỉ lệ % 4164A 4164G

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa biến đổi A4164G của gen ND1 với các đặc điểm bệnh học của bệnh ung thư vú

Đặc điểm Số lượng mẫu Dạng 4164A % (n)

Dạng 4164G

% (n) p

Loại mẫu

Mô ung thư vú 102 84,3% (86) 15,7% (16)

0,369a Máu bình thường 65 89,2% (58) 10,8% (7) Độ tuổi < 50 38 86,8% (33) 13,2% (5) 0,544a ≥ 50 62 82,3% (51) 17,7% (11) Kích thước khối u (cm) < 5 47 80,9% (38) 19,1% (9) 0,374a ≥ 5 55 87,3% (48) 12,7% (7) Số hạch < 10 75 80,0% (60) 20,0% (15) 0,063b ≥ 10 27 96,3% (26) 3,7% (1) Kích thước hạch (cm) ≤ 0,5 43 83,7% (36) 16,3% (7) 0,917a > 0,5 58 84,5% (49) 15,5% (9)

Mức độ xâm lấn (giai đoạn T)

T1-2 82 85,4% (70) 14,6% (12) 0,495b T3-4 19 78,9% (15) 21,1% (4) Mức độ hạch (giai đoạn N) N0 56 83,9% (47) 16,1% (9) 0,944a N1-2 45 84,4% (38) 15,6% (7) Mức độ biệt hóa Cao 10 80,0% (8) 20,0% (2) 0,747b Vừa 66 86,4% (57) 13,6% (9) Kém 23 82,6% (19) 17,4% (4) Giai đoạn bệnh Giai đoạn 0 - II 80 87,5% (70) 12,5% (10) 0,094b Giai đoạn III - IV 21 71,4% (15) 28,6% (6)

Chú thích: a: p nhận được từ kiểm định 2

3.8. PHÂN TÍCH TỔNG HỢP MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ BIẾN ĐỔI CỦA ADN TY THỂ VÀ BỆNH UNG THƯ VÚ

Biến đổi của ADN ty thể đã được báo cáo là có vai trị quan trọng trong quá trình phát sinh khối u của nhiều dạng ung thư hác nhau, trong đó có ung thư vú [26, 28, 31, 35]. Có 2 hướng tiếp cận để nghiên cứu về biến đổi của ADN ty thể trong dịch tễ học ung thư: thứ nhất là tìm kiếm các đột biến soma của ty thể và thứ hai là tìm kiếm các nhóm đơn bội có liên quan với bệnh thơng qua phân tích các vị trí đa hình của ADN ty thể giữa nhóm bệnh nhân và đối chứng [23]. Các biến đổi của ADN ty thể trong ung thư vú đã được báo cáo bao gồm thay đổi số bản sao và mức độ mất đoạn lớn (mất đoạn 4977 bp) của ADN ty thể, biến đổi mức độ biểu hiện và hoạt động của các tiểu đơn vị của chuỗi hô hấp và các đột biến điểm ADN ty thể. Tuy nhiên, liệu các biến đổi này có liên quan với các đặc điểm bệnh học và tiên lượng của ung thư vú hay không vẫn là câu hỏi cần được trả lời và cần được tiếp tục nghiên cứu trên các nhóm bệnh nhân hác nhau để cho kết quả chính xác hơn. Trong nội dung nghiên cứu của luận án này, chúng tơi tiến hành phân tích biến đổi số bản sao, tỉ lệ và mức độ mất đoạn lớn (trong đó có mất đoạn phổ biến 4977 bp), biến đổi của các gen ATP6, tARN, ND1 và ND3 của ADN ty thể trên nhóm

bệnh nhân ung thư vú người Việt Nam và nhóm đối chứng nhằm đánh giá mối liên quan với các đặc điểm bệnh học của ung thư vú, từ đó làm tiền đề có thể phát triển trong đánh giá nguy cơ, hỗ trợ chẩn đoán cũng như tiên lượng bệnh.

Biến đổi số bản sao của ADN ty thể

Biến đổi số bản sao ADN ty thể đã được báo cáo trong nhiều nghiên cứu trước đây. Trên mẫu mơ, kết quả đều cho thấy có sự giảm số bản sao ADN ty thể ở mô u so với mô liền kề của cùng bệnh nhân. Liên quan đến các đặc điểm bệnh học của ung thư vú, các nghiên cứu này cũng cho thấy số bản sao ADN giảm ở mơ u có liên quan với độ tuổi (≥ 50 tuổi), độ mô học, tình trạng âm tính của thụ thể progesterone và ích thước khối u [22, 60, 163, 174, 185]. Trong nghiên cứu này, kết quả cho thấy cũng có sự giảm số bản sao ADN ty thể ở mô u (trung vị = 494,7 bản sao) so với mô liền kề (599,8 bản sao) của bệnh nhân ung thư vú người Việt Nam (p < 0,01) và giảm ở giai đoạn khối u có ích thước lớn hơn (giai đoạn T3-4,

trung vị = 398,4 bản sao) so với khối u có ích thước nhỏ (giai đoạn T1-2, trung vị = 530,5 bản sao) (p < 0,01). Ngồi ra, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số bản sao ADN ty thể theo các đặc điểm bệnh học hác như độ tuổi, ích thước u, số hạch, ích thước hạch, mức độ hạch hay mức độ biệt hóa của khối u.

Ngồi ra, khi so sánh với nhóm đối chứng là các bệnh nhân u tuyến vú lành tính, số bản sao ADN ty thể trên mô của bệnh nhân mắc u tuyến vú lành tính thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với mẫu mơ của bệnh nhân ung thư vú. Trên mẫu máu, kết quả cũng cho thấy có sự tăng số bản sao ADN ty thể ở máu của bệnh nhân u tuyến vú lành tính (trung vị = 297,0 bản sao) so với máu của người bình thường (152,2 bản sao) với p < 0,01.

Mất đoạn lớn của ADN ty thể

Vai trò của mất đoạn 4977 bp của ADN ty thể đã được nghiên cứu trong nhiều dạng ung thư, tuy nhiên vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ về mối liên quan với ung thư vú. Trong nghiên cứu này, mất đoạn 4977 bp được xác định là giảm ở mô u (61,8%) so với mô liền kề (77,5%) của bệnh nhân ung thư vú và cao hơn so với tỉ lệ mất đoạn 4977 bp trong máu của người bình thường (15,4%) (p < 0,05). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Dani và cs (2004) [51]. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy mất đoạn 4977 bp xuất hiện nhiều hơn có ý nghĩa thống kê ở giai đoạn di căn hạch (N1-2) so với giai đoạn hông di căn hạch N0.

Ngược lại, khi phân tích mức độ mất đoạn, mức độ mất đoạn lớn của ADN ty thể được xác định cao hơn ở mô u (trung vị = 53,5) so với mô liền kề (trung vị = 52,7) của cùng bệnh nhân (p < 0,05) và cao hơn so với mức độ mất đoạn lớn ở mô của bệnh nhân u tuyến vú lành tính (p < 0,01).

Các biến đổi của gen ATP6 (G9053A), ND3 (A10398G) và ND1 (A4164G)

Một số biến đổi của ADN ty thể được tìm thấy có tần suất cao ở nhóm bệnh nhân ung thư vú như biến đổi G9053A của gen ATP6, A10398G của gen ND3,

A4164G của gen ND1. Tuy nhiên, khi tiến hành sàng lọc các biến đổi này trên

nhóm bệnh nhân ung thư vú và đối chứng, kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tần suất của các biến đổi này theo các đặc điểm bệnh học

của ung thư vú. Do đó, các biến đổi này được cho là khơng có mối liên quan với nhóm bệnh nhân ung thư vú người Việt Nam.

Các biến đổi của gen tARN ty thể

Biến đổi của các gen tARN ty thể được coi là “điểm nóng” đột biến trong một số nghiên cứu [12]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các biến đổi của các gen tARN có tần suất thấp trên đối tượng bệnh nhân ung thư vú Việt Nam và tập trung chủ yếu trên gen MT-TA (mã hóa cho tARNAla). Các đột biến gây biến đổi cấu trúc bậc 2 của phân tử tARN (ví dụ đột biến A5536T của gen MT-TW trong nghiên cứu này) có thể đóng vai trị quan trọng trong quá trình phát sinh bệnh.

Phân tích tổng hợp mối liên quan giữa các biến đổi của ADN ty thể với bệnh ung thư vú

Trong nghiên cứu này, mặc dù vai trò của các biến đổi ADN ty thể đã được xác định, tuy nhiên có một câu hỏi đặt ra là: Liệu các biến đổi này là các yếu tố độc

lập tác động đến ung thư vú hay các yếu tố này có ảnh hưởng đồng thời đến quá trình phát sinh và tiến triển của ung thư?

Để phân tích tổng hợp mối liên quan giữa các biến đổi của ADN ty thể xác định được trong nghiên cứu này với bệnh ung thư vú, tỉ số nguy cơ OR, khoảng tin cậy 95% và giá trị p của các biến được xác định giữa nhóm bệnh nhân và đối chứng. Kết quả phân tích hồi quy logistic đơn biến được thể hiện ở Bảng 3.17.

Kết quả phân tích hồi quy logistic đơn biến cho thấy có mối liên quan giữa biến đổi số bản sao (OR = 1,012; 95% CI: 1,009 - 1,016; p < 0,01) và mức độ mất đoạn lớn của ADN ty thể (OR = 1,086; 95% CI: 1,020 - 1,156; p < 0,01) với tình trạng mắc ung thư vú, trong đó đây là các yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Ngồi ra, ết quả phân tích cũng cho thấy khơng có mối liên quan giữa mất đoạn lớn khác, biến đổi A4164G, A10398G và G9053A với tình trạng mắc ung thư vú. Do đó, chỉ những yếu tố có liên quan với tình trạng mắc ung thư vú (bao gồm biến đổi số bản sao và mức độ mất đoạn lớn của ADN ty thể) được lựa chọn để đưa vào phân tích đa biến.

Bảng 3.17. Phân tích hồi quy logistic đơn biến mối liên quan giữa một số biến đổi của ADN ty thể với bệnh ung thư vú

Đặc điểm β SE OR 95% CI p Số bản sao 0,012 0,002 1,012 1,009 - 1,016 0,000 Mức độ mất đoạn lớn 0,082 0,032 1,086 1,020 - 1,156 0,010 Mất đoạn 4977 bp -2,184 0,400 0,113 0,051 - 0,246 0,000 Mất đoạn lớn khác 0,614 0,34 1,848 0,960 - 3,559 0,066 A4164G 0,433 0,484 1,542 0,597 - 3,980 0,371 A10398G 0,409 0,319 1,505 0,805 - 2,813 0,200 G9053A 0,194 0,400 1,215 0,554 - 2,661 0,627

Chú thích: OR, p thu được từ phân tích hồi quy logistic đơn biến. 95% CI: Khoảng tin cậy 95%. Giá trị p được in đậm là có ý nghĩa thống kê.

Để trả lời câu hỏi: “Liệu sự biến đổi số bản sao và mức độ mất đoạn lớn của

ADN ty thể có liên quan với tình trạng mắc ung thư vú không?”, chúng tôi tiến hành

phân tích hồi quy logistic đa biến. Kết quả phân tích mối liên quan giữa biến đổi số bản sao và mức độ mất đoạn lớn của ADN ty thể trên nhóm bệnh ung thư vú và nhóm u tuyến vú lành tính được thể hiện ở Bảng 3.18.

Bảng 3.18. Phân tích hồi quy logistic đa biến mối liên quan giữa biến đổi số bản sao và mức độ mất đoạn của ADN ty thể với bệnh ung thư vú

Đặc điểm β SE OR (95% CI) p

Số bản sao 0,001 0,001 1,001 (0,999 - 1,003) 0,514

Mức độ mất đoạn lớn 0,271 0,066 1,312 (1,152 - 1,494) 0,000

Hệ số α -12,410

Chú thích: OR, p thu được từ phân tích hồi quy logistic đa biến. 95% CI: Khoảng tin cậy 95%. Giá trị p được in đậm là có ý nghĩa thống kê.

Kết quả phân tích đa biến chỉ ra rằng mức độ mất đoạn lớn của ADN ty thể là yếu tố độc lập làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú thêm 1,312 lần (p < 0,01). Sau hi phân tích đa biến, kết quả cho thấy số bản sao của ADN ty thể khơng cịn liên quan độc lập đến nguy cơ mắc ung thư vú mà có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc

Giả thuyết về sự khác biệt số bản sao và mức độ mất đoạn lớn của ADN ty thể ở mô ung thư so với mô liền kề

Kết quả thu được của luận án này cung cấp thêm các bằng chứng ủng hộ các giả thuyết trước đây về sự biến đổi số bản sao và mức độ mất đoạn lớn của ADN ty thể ở mô u so với mô liền kề.

Số bản sao của ADN ty thể giảm ở mô u so với mô liền kề của cùng bệnh nhân được Bai và cs (2011) lý giải là trong điều kiện thiếu oxy của tế bào ung thư thì sinh tổng hợp ADN ty thể bị ức chế. Khi khối u tăng ích thước thì tế bào lại càng thiếu oxy nhiều hơn, dẫn đến sinh tổng hợp ADN ty thể giảm. Hoặc nếu tốc độ sinh tổng hợp ADN ty thể hơng thay đổi thì hi ích thước khối u tăng lên, tỷ lệ sinh tổng hợp ADN ty thể không thể bắt kịp với sự gia tăng tế bào nhanh trong khối u, dẫn đến số bản sao ADN giảm [22].

Ngược lại, trên đối tượng bệnh nhân u tuyến vú lành tính, theo hiểu biết của chúng tơi cho đến nay có rất ít cơng bố liên quan đến biến đổi số bản sao ADN ty thể. Tuy nhiên, số bản sao ADN ty thể trên mơ của bệnh nhân mắc u tuyến vú lành tính thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với mẫu mô của bệnh nhân ung thư vú cho thấy tăng số bản sao của ADN ty thể trong mô của bệnh nhân ung thư vú so với đối chứng có thể là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Giả thuyết này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu tổng hợp của Chen và cs (2016) về biến đổi của số bản sao ADN ty thể trong ung thư và cho rằng số bản sao ADN ty thể cao trong mơ có giá trị trong đánh giá tiên lượng của ung thư [36].

Kết quả tăng số bản sao ADN ty thể ở máu của bệnh nhân u tuyến vú lành tính so với máu của người bình thường ủng hộ các quan điểm trước đây cho rằng tăng số bản sao ADN ty thể trong mẫu máu của bệnh nhân so với đối chứng và số bản sao ty thể cao (trên trung vị) trong máu được cho là làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú [36, 104, 152]. Có nhiều giả thuyết để lý giải cho hiện tượng này, trong đó số bản sao ADN ty thể cao hơn có thể là cách thức của tế bào bù lại cho các bản sao ADN bị khiếm khuyết về chức năng có nhiều trong các mơ ung thư [178] hoặc cũng có thể là kết quả của việc tăng sinh tế bào trong các mô ung thư, tuy nhiên sự gia tăng số bản sao này lại có tính đặc hiệu đối với từng loại mô nhất định [152].

Bên cạnh biến đổi số bản sao của ADN ty thể, tỉ lệ mất đoạn lớn phổ biến 4977 bp giảm ở mô u so với mô liền kề cũng được cho là đóng vai trị quan trọng trong quá trình phát sinh ung thư. Hiện tượng này được giải thích là do sự mở rộng của dịng tế bào ung thư trong q trình phát triển hoặc cũng có thể do các tế bào có đột biến ∆mtDNA4977

bị loại bỏ đi bởi quá trình apoptosis để tế bào ung thư có thể tăng sinh nhanh chóng [101]. Tuy nhiên, đối với giai đoạn di căn hạch, tỉ lệ mất đoạn 4977 bp tăng có thể là kết quả của q trình tích lũy các đột biến này theo thời gian.

Từ những kết quả nghiên cứu này thu được có thể thấy mặc dù số bản sao của ADN ty thể giảm ở mô u so với mô liền kề của bệnh nhân ung thư vú, tuy nhiên mức độ mất đoạn lớn lại cao hơn. Điều này cung cấp thêm bằng chứng cho giả thuyết là các bản sao ADN ty thể có mất đoạn lớn có thể xuất hiện sớm ở mơ trong quá trình phát triển bệnh và được tích lũy theo thời gian cùng với sự phát triển ác tính của khối u [188]. Thêm vào đó, mức độ mất đoạn lớn của ADN ty thể ở mơ của bệnh nhân u tuyến vú lành tính thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với mô của bệnh nhân ung thư vú cũng ủng hộ quan điểm của Dani và cs (2003) khi cho rằng mất đoạn 4977 bp của ADN ty thể gây ra sự bất lợi trong trao đổi chất đối với các tế bào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến đổi của một số gen ty thể ở bệnh ung thư vú (Trang 101 - 150)