CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
2.1.1. Phiếu phỏng vấn có cấu trúc đối với Tổ công tác xây dựng kế hoạch hành động hành động
Nguyên tắc thiết kế phiếu phỏng vấn có cấu trúc đối với Tổ cơng tác xây dựng KHHĐ được dựa trên các yêu cầu của hướng dẫn Xây dựng kế hoạch hành động [16] thích ứng với biến đổi khí hậu của GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ. Danh sách gửi phiếu phỏng vấn được căn cứ trên biên bản cuộc họp các phiên làm việc của Tổ công tác xây dựng KHHĐ bao gồm 12 đơn vị, 18 người tham gia. Phiếu phỏng vấn có 8 câu hỏi, mỗi câu có 5 lựa chọn. Các thành viên của Tổ công tác được phỏng vấn sẽ trực tiếp trả lời vào phiếu hỏi. Mỗi câu hỏi có thể khơng chọn lựa chọn nào hoặc chọn nhiều nhất 5 lựa chọn. Tác giả tiến hành thống kê kết quả đối với các phiếu trả lời. Nếu một lựa chọn đạt trên 60% số lượng người phỏng vấn đánh dấu, sẽ được tính là ‘’Có’’. Chỉ tiêu đánh giá trong bộ tiêu chí được phân làm 3 mức : 0 – 1 – 2 phụ thuộc vào số lượng các « Có » của các câu trả lời.
2.1.2. Đối với nội dung văn bản kế hoạch hành động và các báo cáo liên quan
Dựa trên phiên bản lưu trữ KHHĐ của các Tỉnh tại cơ sở dữ liệu của Văn phòng NTP cập nhật đến năm 2015 cùng các Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2011- 2015 của các đơn vị, tác giả thực hiện tổng hợp, sắp xếp các tài liệu này theo thứ tự thời gian từ mới đến cũ nhằm mục đích thuận tiện trong tra cứu khi tiến hành chấm điểm. Q trình rà sốt các nội dung văn bản của KHHĐ, tác giả tập trung vào việc đánh giá các nội dung bao gồm mức độ sử dụng các kiến thức về khoa học khí hậu, mức độ chi tiết của các đánh giá tác động của BĐKH tại địa phương, đánh giá về tính dễ bị tổn thương của các nhóm cộng đồng, đánh giá về mức độ rủi ro có thể xảy ra với địa phương, và tính hợp lý, khả thi đối với các dự án ưu tiên được đề xuất.
Đối với các báo cáo về tình hình thực hiện KHHĐ, tác giả đánh giá được chỉ tiêu khối lượng công việc đã được thực hiện bởi các Tỉnh. Để đánh giá hiệu quả triển khai, cần thực hiện phỏng vấn đối với các đối tượng thụ hưởng.
2.1.3. Kết quả điều tra khảo sát đối với đối tượng thụ hưởng
Dựa trên các kinh nghiệm và bài học quốc tế đã xác định ở phần tổng quan tài liệu và các thông tin chung về bối cảnh cần thiết cho việc so sánh, tác giả đã xây dựng bộ câu hỏi điều tra để tiến hành phỏng vấn các tổ chức chính trị xã hội của Đà Nẵng như Hội Cựu chiến binh, Hội nơng dân, Hội phụ nữ, Đồn Thanh niên và cộng đồng dân cư của khu vực đối với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương thuộc các quận, huyện: Cẩm Lệ, Hòa Vang, Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu. Số liệu phỏng vấn hộ gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về điều kiện kinh tế, sinh kế gia đình, hiện trạng và tác động của biến đổi khí hậu. Số phiếu thu thập được là 100 phiếu đối với Đà Nẵng.