CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Xây dựng bộ tiêu chí so sánh, đánh giá kết quả xây dựng kế hoạch hành động
2.2.7. Lấy ý kiến tham vấn trước khi thông qua
Trong ngun tắc xây dựng chính sách cơng, việc tham vấn ý kiến nhân dân về các dự án văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Nó phát huy dân chủ, phát huy tính tích cực chính trị trong việc tham gia công việc Nhà nước của nhân dân, thực hiện quyền tham gia của người dân đã được Hiến pháp quy định. Tham vấn còn tạo điều kiện cho người dân phát biểu ý kiến của mình vào những vấn đề quốc sách, dân sinh được quy định trong văn bản pháp luật và được chính quyền trực tiếp lắng nghe, chắt lọc, tiếp thu. Tham vấn cũng là nguồn thu thập thông tin kiểm chứng, bổ khuyết việc thiết kế chính sách, giám sát việc thực hiện chính sách…Việc lấy ý kiến tham vấn trước khi thông qua văn bản quy phạm pháp luật gần như là bắt buộc đối với các chính sách trước khi được ban hành. Theo quy định, các đơn vị lấy ý kiến tham vấn sẽ tổ chức một cuộc họp để giới thiệu dự thảo của văn bản. Đối với các đơn vị liên quan nhưng khơng có điều kiện tham gia họp đóng góp ý kiến, tổ soạn thảo gửi trực tiếp bản thảo tới xin ý kiến bằng văn bản. Tuy nhiên, tồn tại một thực trạng trong việc đóng góp ý kiến là các ý kiến đóng góp khơng được xem xét và điều chỉnh. Vì vậy trong tiêu chí đánh giá cần xem xét đến các văn bản giải trình ý kiến đóng góp. Đối với đặc thù của KHHĐ ứng phó với BĐKH, một số đơn vị xin ý kiến góp ý của Văn phịng NTP. Một số Tỉnh thậm chí đã xin ý kiến góp ý của phản biện độc lập để có những đánh giá khách quan nhất về chất lượng của KHHĐ. Đây là hai bằng chứng thể hiện sự nghiêm túc trong việc xây dựng KHHĐ, cũng là dấu hiệu cho thấy nội dung của KHHĐ được chuẩn bị cơng phu, có tính hợp lý cao.