CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ PHÂN LOẠI VÀ SO SÁNH
2. Khuyến nghị và đề xuất
2.1. Làm rõ, chi tiết hóa, cung cấp các ví dụ cụ thể đối với các hướng dẫn kỹ thuật
Hướng dẫn đầu tiên của Bộ TN&MT trong Quyết định 3851/BTNMT- KHTVBDKH đã rất hữu ích trong việc tạo sự nhất quán cho các KHHĐ thực hiện trong giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên, từ việc đánh giá các sản phẩm KHHĐ các tỉnh thực hiện, tác giả nhận thấy rằng một số nội dung của hướng dẫn có thể được cải thiện hơn, đặc biệt là nội dung liên quan đến kỹ thuật, ví dụ như: làm thế nào để xử lý tính khơng chắc chắn trong dữ liệu khí hậu, phương pháp đánh giá bị tổn thương được thực hiện cụ thể
như thế nào thông qua một ví dụ chi tiết (có thể sử dụng một số nghiên cứu đã được thực hiện khá cơng phu của các nhóm nghiên cứu độc lập), phương pháp đánh giá rủi ro định tính và định lượng, cách sắp xếp thứ tự ưu tiên của các dự án đề xuất….
2.2. Khuyến nghị cho các hướng dẫn về quy trình xây dựng kế hoạch hành động
Có thể cải thiện chất lượng và hiệu quả xây dựng KHHĐ không chỉ bằng cách làm rõ các nội dung mong muốn của KHHĐ, mà còn bằng cách cung cấp một số hướng dẫn cụ thể cho quá trình xây dựng kế hoạch. Nghiên cứu này cho thấy một số khía cạnh quan trọng về quy trình cần được thực hiện nhất quán hơn, bao gồm các quá trình sau:
2.2.1. Tiêu chí tuyển chọn tư vấn
Sở TN&MT có thể được cung cấp gợi ý về điều khoản tham chiếu hoặc các tiêu chí về thuê chuyên gia tư vấn xây dựng KHHĐ. Đối với giai đoạn xây dựng KHHĐ đầu tiên, Sở TN&MT thường chưa đặt rõ yêu cầu về trình độ của tư vấn xây dựng KHHĐ. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy tầm quan trọng của cả chuyên môn về khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội, cũng như các kỹ năng khác về hướng dẫn, hỗ trợ. Nếu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn vị tư vấn có tất cả các kỹ năng cần thiết, sẽ cần xây dựng các cơ chế và quá trình phối hợp để cho phép sự tham gia của nhiều nhóm tư vấn cùng một lúc. Đối với vấn đề này, Đà Nẵng đã thực hiện khá tốt khi Văn phòng BĐKH đứng ra làm đơn vị điều phối, các đơn vị tư vấn khác chỉ tham gia cho ý kiến trong các hội thảo tham vấn.
2.2.2. Thu hút sự tham gia của các sở ngành chuyên môn
Sở TN&MT cần được cung cấp các hướng dẫn về thời điểm và cách thức huy động các sở ngành khác cùng tham gia vào tổ công tác xây dựng KHHĐ ngay từ ban đầu. Nếu đợi đến khi dự thảo KHHĐ đã hoàn thành rồi mới gửi cho các đơn vị để xin ý kiến thì có thể đã quá muộn để có được các thơng tin, góp ý có giá trị về tính dễ bị tổn thương và rủi ro. Để thực hiện được sự phối hợp này, cần đơn giản hóa cách thức đánh giá tác động của BĐKH thành các tài liệu ngắn gọn từ 1-2 trang, lược bỏ sự phức tạp đối với khoa học khí hậu mà chỉ tập trung vào logic của phương pháp đánh giá, từ đó chỉ rõ sự cần thiết của thông tin đầu vào từ các ngành liên quan. Các sở ngành chun mơn sẽ có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, kinh tế trọng điểm, và có thể tư vấn về tính dễ bị tổn thương của ngành họ trước các biến cố khí hậu cực đoan ngay ở giai đoạn đầu của dự thảo KHHĐ, sau đó cung cấp thông tin phản hồi và hướng dẫn liên tục trong quá trình dự thảo KHHĐ. Một số địa phương đã thực hiện điều tốt này, nhưng quá
trình này cần được khuyến khích ở tất cả các địa phương. Bên cạnh đó, hệ thống KHHĐ ứng phó BĐKH của ngành dọc đã được ban hành đồng bộ giai đoạn 2016-2020, vì vậy đối với hoạt động cập nhật cần tính đến việc đồng bộ hóa với những định hướng của giai đoạn này.
2.2.3. Nâng cao sự tham gia của các nhóm dễ bị tổn thương
Sự tham gia của các nhóm được xác định là dễ bị tổn thương là một phần rất quan trọng của q trình xây dựng KHHĐ vì nó cung cấp thơng tin cho các nhà hoạch định và giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về rủi ro BĐKH. Tuy nhiên, nhiều cán bộ chính quyền địa phương chưa có kinh nghiệm về việc tiến hành tham vấn thế nào cho hiệu quả. Khi xuống địa phương thực hiện công việc trong điều kiện vật chất thiếu thốn, cán bộ có xu hướng làm việc hình thức, khơng thực sự xâm nhập vào quần chúng để thấu hiểu được các vấn đề của nhân dân. Bên cạnh đó, cịn các vấn đề về phong tục tập qn, nếu khơng có kinh nghiệm để hịa hợp sẽ rất khó nghe được những chia sẻ thực sự. Đối với lĩnh vực này, một hướng dẫn thực hiện việc tham vấn cộng đồng sẽ rất có giá trị.
2.2.4. Đổi mới tư duy trong việc điều phối lập kế hoạch và thực hiện
Chính quyền địa phương sẽ cần điều phối tốt hơn để kết quả của KHHĐ phù hợp với các kế hoạch cấp tỉnh quan trọng khác, trong đó có kế hoạch phát triển KT- XH và quy hoạch tổng thể đơ thị. Điều này sẽ đảm bảo tính nhất quán với các chính sách hiện hành của các bộ (Quyết định 1485 của KHĐT về khung hướng dẫn lựa chọn ưu tiên thích ứng với BĐKH trong lập kế hoạch phát triển KT-XH, và Quyết định 2623 của Bộ Xây dựng về việc lồng ghép thích ứng BĐKH vào quy hoạch đô thị). Yếu quyết đối với việc này là phải coi dự án BĐKH là dự án đầu tư, từ đó sinh lãi và bền vững. Hướng dẫn cho quá trình phối hợp này cần sớm được nghiên cứu xây dựng.
2.2.5. Tăng cường phối hợp với các tỉnh lân cận
Trước khi hoàn thiện KHHĐ, Sở TN&MT nên tham khảo các KHHĐ hiện hành của các tỉnh lân cận để tìm ra những mối quan tâm chung hay mâu thuẫn về lợi ích phục vụ cho các hợp tác trong tương lai. Giải pháp đề xuất cũng nên nhìn dưới góc độ tồn cảnh trong vùng, khơng nên có tư duy địa phương chủ nghĩa, gây ra sự lãng phí, kém
hiệu quả, đôi khi là nguy hại khi thực hiện các giải pháp ứng phó [27]. Nên đưa ra hướng dẫn về các vấn đề chính cần xem xét (như quản lý lưu vực sông và thay đổi sử dụng đất; cơ sở hạ tầng giao thông; cấp nước).
2.3. Khuyến nghị cho hướng dẫn về vai trò của lãnh đạo chính quyền địa phương phương
UBND cấp tỉnh/thành phố đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng KHHĐ, và có thể giúp nâng cao chất lượng của KHHĐ nếu hiểu rõ được vai trị đó. Các vai trị chính của lãnh đạo chính quyền địa phương gồm có:
Đảm bảo rằng Ban chỉ đạo cấp tỉnh/thành phố về ứng phó với BĐKH được phân cơng là cơ quan thường xuyên và có trách nhiệm giám sát việc xây dựng và thực hiện KHHĐ. Điều này sẽ giúp đảm bảo sự phối hợp tốt hơn giữa Sở KHĐT, Sở Xây dựng và Sở TN&MT trong việc triển khai các quyết định và chính sách của Trung ương về lồng ghép nội dung BĐKH vào các quyết định quy hoạch tại địa phương. Ban chỉ đạo cũng cần chịu trách nhiệm giám sát thực thi các khuyến nghị của KHHĐ một cách liên tục, và xác định các nỗ lực cần thiết để cập nhật KHHĐ theo yêu cầu của Bộ TN&MT. Lãnh đạo UBND cấp tỉnh/thành phố và Ban chỉ đạo có thể cần xem xét sự cần thiết của một văn phòng thường trực hoặc văn phịng điều phối hỗ trợ cho q trình xây dựng KHHĐ, điều phối các sở ngành liên quan, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện các khuyến nghị của KHHĐ (như Văn phòng điều phối BĐKH tại Cần Thơ, Bình Định và Đà Nẵng);
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có các chuyên viên cao cấp thuộc các sở ban ngành liên quan quan tâm tham gia xây dựng và thực hiện KHHĐ. Đặc biệt, tất cả các sở ngành liên quan cần sẵn sàng chỉ ra KHHĐ sẽ tác động như thế nào đến kế hoạch của ngành mà họ đại diện;
Đảm bảo đội ngũ chuyên viên của Sở TN&MT và các cán bộ kỹ thuật chủ chốt của các đơn vị khác được đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn về xây dựng KHHĐ và điều phối hoạt động;
Hỗ trợ và quan tâm đến quá trình xây dựng KHHĐ và các kết luận, để đảm bảo các hướng dẫn của NTP-RCC được tuân thủ nghiêm túc ở cấp địa phương;
Đảm bảo cho các khuyến nghị ưu tiên trong KHHĐ phù hợp với các tiêu chuẩn lồng ghép và các ưu tiên trong kế hoạch phát triển KT-XH và kế hoạch của các ngành khác.
2.4. Khuyến nghị đối với các hoạt động đào tạo và nâng cao năng lực
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của KHHĐ trong giai đoạn cập nhật sắp tới, Bộ TN&MT nên có kế hoạch tập huấn cho một số nhóm cán bộ chủ chốt sau khi các hướng dẫn về xây dựng KHHĐ đã được sửa đổi như các khuyến nghị nêu trên. Tập huấn cần đưa vào các ví dụ thực tiễn và bài tập thực hành, chứ không chỉ thông qua tài liệu hoặc bài giảng. Cán bộ địa phương cần có cơ hội để thảo luận về các khái niệm và hành động thực tiễn còn mới đối với họ. Nội dung và phương pháp đào tạo sẽ khác nhau tùy thuộc vào đối tượng, và nên được thực hiện bởi các giảng viên có trình độ cao, có kỹ năng truyền thơng và nghiệp vụ sư phạm. Đối tượng chính của tập huấn bao gồm:
2.4.1. Sở Tài nguyên và Môi trường
Các lĩnh vực cần tập huấn bao gồm:
- Các khía cạnh kỹ thuật của BĐKH, và đặc biệt là phương pháp quản lý và lập kế hoạch trong điều kiện không chắc chắn và biến thiên của khí hậu;
- Hướng dẫn về các nội dung của KHHĐ;
- Hướng dẫn về q trình xây dựng KHHĐ, bao gồm tiêu chí lựa chọn các cơ quan tư vấn và xem xét chất lượng công việc thực hiện;
- Cơ chế phối hợp trong xây dựng KHHĐ (tổ cơng tác, thủ tục tham vấn, tiêu chí xác định ưu tiên cho các khuyến nghị, v.v.).
2.4.2. Các đơn vị tư vấn kỹ thuật
Các lĩnh vực cần tập huấn bao gồm: - Hướng dẫn về các nội dung của KHHĐ;
- Hướng dẫn về q trình xây dựng KHHĐ, bao gồm tiêu chí lựa chọn các cơ quan tư vấn và xem xét chất lượng công việc thực hiện.
- Các lãnh đạo chính quyền địa phương và cán bộ kỹ thuật cấp cao
- Liên hệ giữa BĐKH và các cơ chế lập kế hoạch khác (kế hoạch phát triển KT- XH, phát triển đô thị, xây dựng và cơ sở hạ tầng);
- Cơ chế phối hợp xây dựng KHHĐ với kế hoạch phát triển KT-XH, và phát triển đô thị;
- Quy định tài chính và phân bổ ngân thực hiện các dự án ưu tiên trong KHHĐ. Nhìn chung, trong giai đoạn từ 2009 cho tới nay, thông qua việc nỗ lực thực hiện các hoạt động ứng phó BĐKH, Việt Nam đã cho cộng đồng thế giới thấy hình ảnh về một quốc gia năng động, tích cực, đóng góp vai trị đáng kể trong việc thực hiện các
hiệp định quốc tế về khí hậu. Việc xây dựng KHHĐ trên diện rộng cho toàn bộ các Tỉnh được ghi nhận là hoạt động chỉ đạo có tính quyết liệt, mạnh mẽ trong cơng tác ứng phó BĐKH. Chất lượng của các KHHĐ trong giai đoạn trước còn tồn tại nhiều vấn đề, nhưng đây là dữ liệu quý giá để các hoạt động cập nhật có cơ sở để thực hiện.
Thơng qua luận văn này, tác giả mong muốn đóng góp một số ý kiến trong việc nâng cao chất lượng của các KHHĐ xây dựng trong thời gian sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Nghị quyết 24-
NQ/TW về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2. Ban cán sự Đảng Chính phủ (2013). Báo cáo tóm tắt đề án Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh cơng tác bảo vệ tài ngun mơi trường (trình hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa XI – Dự thảo).
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014). Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 3016/BKHĐT-KHGDTNMT ngày 19/5/2014 về công tác phân bổ vốn cho các dự án BĐKH.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Báo cáo tổng kết Chương trình Khoa
học và cơng nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Báo cáo tổng kết đề tài BĐKH. 43,
Nghiên cứu luận cứ khoa học cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, thuộc Chương trình Khoa học và cơng nghệ phục
vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Báo cáo tổng kết đề tài BĐKH.59,
Hồn thiện cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trong ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Công văn số 990/BTNMT-
KTTVBĐKH về Hướng dẫn cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Công văn số 3815/BTNMT-
KTTVBĐKH về Khung hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu để hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương.
9. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển
dâng cho Việt Nam. Hà Nội.
10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Thông tư Liên tịch số 07/2010/TTLT-
giai đoạn 2009-2015.
11. Dương Hồng Giang (2017). Đánh giá tính dễ bị tổn thương lĩnh vực trồng
trọt do biến đổi khí hậu huyện Hịa Vang, thành phố Đà nẵng.
12. Trương Quang Học (2015). Tác động cuả biến đổi khí hậu đến tự nhiên và
xã hội, Truy cập tại trang web https://moitruongviet.edu.vn/tac-dong-cua- bien-doi-khi-hau-den-tu-nhien-va-xa-hoi/.
13. Trần Thị Tố Linh (2013). Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân
nhằm phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Chuyên
ngành kinh tế chính trị, Đại học kinh tế Quốc dân.
14. Lê Văn Minh (2013). “Hội thảo vùng về Thiết kế và Quản lý các Quỹ khí hậu quốc gia. Bangkok”.
15. Mai Trọng Nhuận (2016). Mơ hình đơ thị ven biển thích ứng với biến đổi khí
hậu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Đức Ngữ (2008). Biến đổi khí hậu.
17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010). Luật sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả.
18. Phan Văn Tân và Ngơ Đức Thành (2013). Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Một
số kết quả nghiên cứu, thách thức và cơ hội trong hội nhập quốc tế, Tạp chí
Khoa học, ĐHQGHN – Các khoa học trái đất và môi trường.
19. Trần Hồng Thái (2014). Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong huy động, quản lý, và sử dụng các nguồn tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu và giải pháp của Việt Nam, Tạp chí Khí tượng thủy văn (643).
20. Hà Thị Thuận (2014). Huy động nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế tư nhân trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Tạp chí Khí tượng thủy
văn, (643).
21. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012). Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012-2015.
22. Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2011). Quyết định số