So sánh với những tỉnh được chấm điểm cao cùng mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hoạt động xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của thành phố đà nẵng và khuyến nghị cần thiết cho hoạt động cập nhật (Trang 73 - 74)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ PHÂN LOẠI VÀ SO SÁNH

3.2. So sánh với một số Tỉnh khác

3.2.2. So sánh với những tỉnh được chấm điểm cao cùng mơ hình

Khi thực hiện so sánh giữa Đà Nẵng, Cần Thơ, Bến Tre, tác giả nhận thấy đây đều là các địa phương đạt điểm số cao với việc sử dụng kinh phí hợp lý. Căn cứ vào phần dữ liệu so sánh bên trên cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa các KHHĐ đã được thực hiện với sự hỗ trợ quốc tế và những địa phương khơng có bất kỳ sự hỗ trợ quốc tế nào. Nhưng có rất ít sự khác biệt giữa KHHĐ có sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế khác nhau. Các KHHĐ của Đà Nẵng, Cần Thơ, Bến Tre có hỗ trợ quốc tế thường được đánh giá tính dễ bị tổn thương chi tiết hơn, xác định rõ các nhóm dễ bị tổn thương, có sự tham gia nhiều hơn của các bên liên quan bao gồm các sở ngành chun mơn và các nhóm cộng đồng, có đánh giá rủi ro tốt hơn, và lựa chọn ưu tiên phù hợp hơn cho các khuyến nghị, đồng thời thực thi được các khuyến nghị ưu tiên đó. Các KHHĐ được đánh giá cao trong nghiên cứu này cũng đã thực hiện tốt ở hầu hết các tiêu chí này (mặc dù mới chỉ đạt tiêu chuẩn về số lượng, vẫn chưa có mức độ chuyên sâu về chất lượng). Mặc dù trong khá nhiều trường hợp, việc xây dựng KHHĐ đã lôi kéo được tham gia của cộng đồng và nâng cao nhận thức, q trình này có xu hướng sa vào các thảo luận mang tính khoa học và kỹ thuật về tác động của BĐKH. Tập trung vào các vấn đề kỹ thuật được xem như là một điểm yếu vì sẽ ít có sự liên kết giữa kế hoạch với giải pháp thích ứng hoặc kém nhất quán với các quy trình, kế hoạch khác của địa phương.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Mặc dù thiếu kinh nghiệm và kiến thức về BĐKH ở cấp địa phương, hầu hết các địa phương đã phê duyệt KHHĐ trong giai đoạn đầu sau khi nhà nước ban hành quy định vào năm 2011. Hướng dẫn của Bộ TNMT đã thể hiện tính hiệu quả cao, song song với sự tham gia của một số lượng hạn chế các đơn vị tư vấn kỹ thuật đã đảm bảo tính nhất quán khá cao trong nội dung của KHHĐ giữa nhiều địa phương, mặc dù quá trình tiến hành và chất lượng nội dung có nhiều sự khác biệt. Nhìn chung, ở các vùng trên cả nước, đã có khá nhiều nghiên cứu và kế hoạch được thực hiện phục vụ việc soạn thảo và sửa đổi KHHĐ ở các địa phương. Trong bối cảnh đó, Đà Nẵng thể hiện là một địa phương chủ động trong cơng tác ứng phó BĐKH. Với việc áp dụng hiệu quả khoa học khí hậu vào hoạch định chính sách, Đà Nẵng đã có những thành tích nhất định trong cơng tác ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, vẫn cịn rất nhiều tồn tại và hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hoạt động xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của thành phố đà nẵng và khuyến nghị cần thiết cho hoạt động cập nhật (Trang 73 - 74)