CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Xây dựng bộ tiêu chí so sánh, đánh giá kết quả xây dựng kế hoạch hành động
2.2.2. Xác định các tổ chức cần tham gia vào quá trình thiết kế kế hoạch
Do KHHĐ yêu cầu phải được xây dựng trên nguyên tắc tiếp cận liên ngành [20][21] và tiếp cận tổng hợp, dựa trên rất nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình của các ngành khác nhau như: Chiến lược Quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, xóa đói giảm nghèo, bảo
vệ sức khỏe cộng đồng, bình đẳng giới, quản lý tổng hợp đới bờ, phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, năng lượng, hạ tầng kỹ thuật, và các quy hoạch, kế hoạch khác… Vì vậy ngay từ giai đoạn thiết kế kế hoạch hành động, Tổ công tác cần phải tiến hành xác định một danh sách các tổ chức cần tham gia vào quá trình thiết kế kế hoạch. Đây là yêu cầu cần thiết để đảm bảo Tổ cơng tác có thể đánh giá được những vấn đề và lĩnh vực liên ngành, những ưu tiên trong mỗi lĩnh vực và phương pháp để tổng hợp các nội dung về các lĩnh vực, ngành và liên ngành.
Dựa vào các hướng dẫn trong việc xác định các đối tượng liên quan khi thiết kế kế hoạch hành động, phiếu câu hỏi xác định đã có bao nhiêu nhóm đối tượng tham gia q trình thiết kế này một cách hiệu quả. Các nhóm đối tượng được nhắc đến bao gồm : các sở ban ngành, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan viện nghiên cứu, các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức chính trị xã hội. Theo thông lệ, đối với việc triển khai chính sách từ Trung ương, việc tham gia của các sở ban ngành địa phương là bắt buộc. Đối với một số Tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, sẽ có thêm sự tham gia của các tổ chức nghiên cứu, trong trường hợp này sẽ đóng vai trị hỗ trợ quan trọng trong việc giải đáp các vấn đề về khoa học khí hậu. Các tổ chức phi chính phủ NGO cũng thường xuyên tham gia các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu với vai trò kết nối nguồn lực quốc tế và tăng cường sự tiếp cận với cộng đồng. Hai đối tượng thường ít tham gia là doanh nghiệp tư nhân, do có rất ít dự án BĐKH được thiết kế theo nguyên tắc của các dự án đầu tư, và các tổ chức chính trị xã hội như Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ … do các đơn vị này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ chính quyền địa phương.
Từ các kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các KHHĐ có càng nhiều bên liên quan tham gia, sẽ càng đạt kết quả cao về tính khả thi cũng như hiệu quả thực hiện.
2.2.3. Tính chun nghiệp của Tổ cơng tác
Việc thành lập tổ công tác để xây dựng KHHĐ gần như bắt buộc đối với tồn bộ các Tỉnh. Tổ cơng tác thường được thành lập thông qua sự chỉ đạo của Sở TNMT với Tổ trưởng là cấp phó giám đốc sở. Tuy nhiên, tính hiệu quả của các tổ cơng tác này khơng ở các địa phương là hồn tồn khác nhau. Một số địa phương có Lãnh đạo nhận thức đúng đắn về tính cấp thiết của cơng tác ứng phó biến đổi khí hậu, đã chỉ đạo rất sát sao đối với tổ cơng tác, từ đó đưa ra những kế hoạch hiệu quả. Một số địa phương có
thành lập tổ cơng tác nhưng chỉ mang tính hình thức, hoạt động thiếu hiệu quả. Để đánh giá tính hiệu quả của tổ cơng tác, tác giả sử dụng các tiêu chí sau :
+ Tổ cơng tác có quyết định thành lập chính thức hay khơng ?
+ Tổ cơng tác có quy định về trách nhiệm tham gia của các thành viên hay không ? + Tổ cơng tác có thành lập các tổ cơng tác chuyên trách phục vụ từng lĩnh vực cụ thể này khơng ?
+ Tổ cơng tác có những chỉ tiêu đánh giá cho các giải pháp được đề xuất ? + Tổ công tác có những thời hạn hồn thành cụ thể cho từng giai đoạn của kế hoạch hành động ?
Một tổ công tác được vận hành chuyên nghiệp thường xây dựng được một kế hoạch hành động có tính logic cao. Trong đó, biểu hiện chun nghiệp của Tổ cơng tác được thể hiện qua các yếu tố phía trên.
2.2.4. Lập kế hoạch công tác tổng thể
Việc lập kế hoạch công tác tổng thể cho Tổ công tác cũng đóng một vai trị thiết yếu trong việc quyết định tính hiệu quả của KHHĐ. Việc chuẩn bị kế hoạch công tác tổng thể sẽ giúp các thành viên của nhóm cơng tác nắm vững hướng tiếp cận chung và tập trung vào những vấn đề chủ chốt cần được quan tâm trong việc tổ chức và phối hợp công tác.
Kế hoạch này cần phân định rõ ràng trách nhiệm, vai trò của mỗi cơ quan tổ chức ở mỗi bước triển khai. Đồng thời trong kế hoạch cũng cần nêu rõ các vấn đề, lĩnh vực, ngành hoặc liên ngành cần quan tâm và trọng tâm ưu tiên của mỗi lĩnh vực.
Khó khăn nhất đối với việc xây dựng các giải pháp ứng phó BĐKH là việc thống nhất ý kiến hoặc tổng hợp các vấn đề liên ngành. Do vậy ngay từ giai đoạn đầu tiên trong quá trình xây dựng, cách thức, thủ tục để tổng hợp các vấn đề liên ngành cần phải được thống nhất.
Trong kế hoạch công tác tổng thể, yêu cầu đối với các sản phẩm cũng phải được làm rõ, đồng thời các nguồn lực về tài chính, con người cũng cần được tính tốn để đảm bảo sự xuyên suốt, thuận lợi trong suốt quá trình phối hợp.
2.2.5. Xác định ưu tiên
Các ngành và đối tượng ưu tiên là các ngành và đối tượng cần tập trung đánh giá tác động của biến đổi khí hậu. Đó là các ngành và nhóm đối tượng nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu hoặc có khả năng thích ứng kém với thay đổi khí hậu. Do thời gian và nguồn lực có hạn, các địa phương cần ưu tiên đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên các ngành và đối tượng này.
Để việc xác định ưu tiên được thực hiện hiệu quả, Tổ công tác cần thực hiện được các yêu cầu sau đây :
+ Xác định những vấn đề ưu tiên của lĩnh vực theo nhu cầu lớn nhất và theo triển
vọng nhất trong việc thích ứng.
+ Đề xuất các giải pháp khác nhau, liệt kê tất cả các giải pháp có thể, xác định tính khả thi của các giải pháp.
+ Đánh giá tính ảnh hưởng của giải pháp đề xuất với các chương trình hiện tại. Từ đó lựa chọn các giải pháp cho kế hoạch và tiến hành xây dựng phương án thực hiện cho kế hoạch.
2.2.6. Thực hiện lồng ghép
Như đã đề cập ở trên, KHHĐ được yêu cầu phải tiếp cận đa ngành và tổng hợp [42]. Vì vậy cần đánh giá các giải pháp đưa ra trong KHHĐ có đảm bảo tiêu chí đưa mục tiêu ứng phó BĐKH trở thành một trong những mục tiêu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và tương thích, hài hịa với giải pháp của các ngành khác hay khơng. Tiến trình lồng ghép biến đổi khí hậu bao gồm nhiều bước khác nhau và được thực hiện xuyên suốt trong các khâu Lập – Thẩm định – Phê duyệt – Tổ chức thực hiện – Giám sát và đánh giá, đặc biệt là khâu Lập/Hoạch định chính sách. Trong quá trình xây dựng KHHĐ, đối với những lĩnh vực chưa tính đến tác động của biến đổi khí hậu có thể tiến hành lồng ghép điều chỉnh, để đảm bảo KHHĐ có tính tổng thể và tồn diện.
Để đánh giá chất lượng của việc lồng ghép, tổ cơng tác phải đáp ứng một số tiêu chí như sau :
+ Có tóm tắt và hồn thiện các giải pháp đa mục đích đã được lựa chọn để đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả, khả thi đối với các kế hoạch khác.
+ Có thảo luận, đánh giá về những tác động, ảnh hưởng có thể của những giải pháp này đối với phát triển kinh tế, xã hội.
+ Có rà sốt, xác định các chương trình, kế hoạch phát triển khác có khả năng đóng góp vào mục tiêu giảm nhẹ và thích ứng với tác động của BĐKH.
Ứng phó biến đổi khí hậu là một hoạt động yêu cầu nhiều nguồn lực. Do vậy nếu thực hiện lồng ghép hiệu quả, sẽ tiết kiếm được nhiều chi phí, đồng thời tăng tính khả thi của các giải pháp được để xuất.
2.2.7. Lấy ý kiến tham vấn trước khi thơng qua
Trong ngun tắc xây dựng chính sách cơng, việc tham vấn ý kiến nhân dân về các dự án văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Nó phát huy dân chủ, phát huy tính tích cực chính trị trong việc tham gia công việc Nhà nước của nhân dân, thực hiện quyền tham gia của người dân đã được Hiến pháp quy định. Tham vấn còn tạo điều kiện cho người dân phát biểu ý kiến của mình vào những vấn đề quốc sách, dân sinh được quy định trong văn bản pháp luật và được chính quyền trực tiếp lắng nghe, chắt lọc, tiếp thu. Tham vấn cũng là nguồn thu thập thông tin kiểm chứng, bổ khuyết việc thiết kế chính sách, giám sát việc thực hiện chính sách…Việc lấy ý kiến tham vấn trước khi thông qua văn bản quy phạm pháp luật gần như là bắt buộc đối với các chính sách trước khi được ban hành. Theo quy định, các đơn vị lấy ý kiến tham vấn sẽ tổ chức một cuộc họp để giới thiệu dự thảo của văn bản. Đối với các đơn vị liên quan nhưng khơng có điều kiện tham gia họp đóng góp ý kiến, tổ soạn thảo gửi trực tiếp bản thảo tới xin ý kiến bằng văn bản. Tuy nhiên, tồn tại một thực trạng trong việc đóng góp ý kiến là các ý kiến đóng góp khơng được xem xét và điều chỉnh. Vì vậy trong tiêu chí đánh giá cần xem xét đến các văn bản giải trình ý kiến đóng góp. Đối với đặc thù của KHHĐ ứng phó với BĐKH, một số đơn vị xin ý kiến góp ý của Văn phịng NTP. Một số Tỉnh thậm chí đã xin ý kiến góp ý của phản biện độc lập để có những đánh giá khách quan nhất về chất lượng của KHHĐ. Đây là hai bằng chứng thể hiện sự nghiêm túc trong việc xây dựng KHHĐ, cũng là dấu hiệu cho thấy nội dung của KHHĐ được chuẩn bị cơng phu, có tính hợp lý cao.
2.2.8. Dữ liệu về biến đổi khí hậu của địa phương
Dữ liệu về BĐKH của địa phương là nền tảng quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH. Bởi chỉ với chuỗi số liệu chính xác đầy đủ, mới có thể tiến hành đánh giá tác động của BĐKH đến từng vùng, ảnh hưởng thế nào đối với tài nguyên, đối với các ngành kinh tế một cách chính xác. Việc tìm kiếm những chuỗi số liệu khí hậu đầy đủ, chính xác khơng hề đơn giản, yêu cầu sự làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm của tổ cơng tác.
Các chỉ tiêu đánh giá về số liệu được sử dụng hiệu quả trong tiêu chí này bao gồm : + Số liệu về nhiệt độ khơng khí trung bình ;
+ Số liệu về thay đổi tốc độ gió trung bình ; + Số liệu về lượng mưa hoặc độ ẩm khơng khí ; + Số liệu về chế độ thủy văn;
+ Số liệu về triều cường và hoặc xâm nhập mặn.
Bảng 2.2. Bảng thông tin, số liệu cần thu thập cho đánh giá tác động của BĐKH
2.2.9. Đánh giá tác động biến đổi khí hậu
Bài học kinh nghiệm quan trọng trong việc lập kế hoạch ứng phó BĐKH là sử dụng hiệu quả cơ sở khoa học khí hậu và xác định tính khơng chắc chắn của dữ liệu khí hậu [55]. Hiểu biết về khí hậu và dự báo khí hậu trong tương lai để đánh giá tác động của nó tới đời sống là một yêu cầu cơ bản để xây dựng KHHĐ. Đánh giá tác động của BĐKH thường được dựa trên các kịch bản của BĐKH trong tương lai và các biểu hiện như thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển dâng và những thơng tin khác. Chúng ta có thể phân tích những thay đổi và xu hướng trong các thơng số khí hậu bằng cách sử dụng thơng tin và dữ liệu sẵn có. Khi phân tích các tác động của biến đổi khí hậu, điều quan trọng là phải đánh giá được những tác động trực tiếp và hậu quả kinh tế xã hội của biến đổi khí hậu, và xem xét vai trò của các dịch vụ hệ sinh thái và quy mô xã hội của tác động biến đổi khí hậu. Cần có tiêu chí để đánh giá yếu tố này. Bộ TNMT đã ban hành hướng dẫn chi tiết đối với vấn đề này, trách nhiệm của các địa phương là tìm hiểu và thực hiện. Để đánh giá yếu tố này, yêu cầu các địa phương :
+ Chi tiết kịch bản BĐKH quốc gia thành kịch bản địa phương ; + Xây dựng được kịch bản phát triển KTXH địa phương ;
+ Xác định các ngành và đối tượng ưu tiên cùng phạm vi đánh giá ; + Trình bày kết quả lựa chọn công cụ đánh giá cho từng ngành; + Xét đến tổ hợp kịch bản BĐKH và kịch bản phát triển.
2.2.10. Đánh giá rủi ro và tính dễ bị tổn thương
Đánh giá rủi ro là đánh giá khả năng tổn thất thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực và các nhóm xã hội. Rủi ro được xác định từ mức độ thiệt hại môi trường, kinh tế, xã hội (consequences) của tác động và khả năng xảy ra (likelihood) tác động đó. Để xác định rủi ro, tổ cơng tác có thể dùng nhiều phương pháp định tính và định lượng khác nhau.
Đánh giá tính dễ bị tổn thương là đánh giá mức độ dễ bị ảnh hưởng của một (các) đối tượng (các cộng đồng, khu vực, nhóm người hoặc hoạt động kinh tế - xã hội/ngành) dưới tác động của biến đổi khí hậu. Mức độ dễ bị tổn thương của một đối tượng không chỉ phụ thuộc vào bản chất của biến đổi khí hậu mà cịn phụ thuộc vào khả năng thích
ứng của đối tượng đó. Kết quả đánh giá tổn thương có thể được thể hiện trên ma trận hoặc các bản đồ tổn thương chỉ ra các vùng/khu vực và nhóm dân cư có khả năng dễ bị tổn thương cao do biến đổi khí hậu.
Các chỉ số được đánh giá như sau : + Sử dụng ma trận thiệt hại x khả năng ;
+ Sử dụng ma trận mức độ rủi ro x khả năng thích ứng ; + Liệt kê phương án ứng phó với tác động dự báo ; + Có sử dụng phân tích độ nhạy hoặc phân tích ngưỡng ; + Nêu rõ lý do, ảnh hưởng của các yếu tố chưa được xét đến ;
Bảng 2.3. Thước đo định tính xác định tổn thất thiệt hại
Nguồn : Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường
2.2.11. Đánh giá cơ sở khoa học của các giải pháp thích ứng
Việc xác định các giải pháp thích ứng được thực hiện sau khi có kết quả Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu. Các kết quả đánh giá (bao gồm các tác động có thể xảy ra, mức độ rủi ro do các tác động gây ra, năng lực thích ứng với rủi ro của các đối tượng và khả năng dễ bị tổn thương của các đối tượng) là một phần thông tin đầu vào cho việc xác định các giải pháp thích ứng. Các thơng tin đầu vào khác được xác định thông qua các buổi làm việc với các đối tượng liên quan, bao gồm: Mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho các giải pháp thích ứng, các giải pháp có sẵn, các nguồn lực và các giới hạn.
+ Có xét đến tính bất định của các kịch bản bđkh và kịch bản phát triển (biểu hiện thông qua lựa chọn giải pháp đồng lợi ích) ;
+ Có tiêu chí chọn lựa được đồng thuận từ các bên tham gia ;
+ Có xác định mục tiêu, yêu cầu, các nguồn lực và các giới hạn thông qua sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp, nhà tài trợ và đối tượng thụ hưởng ;
+ Có trình bày kết quả phân tích chi phí hiệu quả hoặc ma trận đa mục tiêu với bộ tiêu chí đã đưa ra ;
+ Có yếu tố về giới và các vấn đề giảm nghèo được lồng ghép.