CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ PHÂN LOẠI VÀ SO SÁNH
3.1. Phân tích các chỉ số
3.1.4. Đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch hành động
* Chỉ số 13 : Đánh giá thiết lập bộ máy chỉ đạo
Việc thực hiện kế hoạch ứng phó với BĐKH, bao gồm cả các dự án có nguồn tài chính trong và ngồi nước, thực hiện ở thành phố Đà Nẵng được thực hiện theo khung tổ chức thực hiện kế hoạch như sau:
Bảng 3.2. Sơ đồ tổ chức nhân sự ứng phó BĐKH ở Đà Nẵng
UBND TP ĐÀ NẴNG
NHIỆM VỤ, CÁC DỰ ÁN ỨNG PHÓ VỚI BĐKH
CÁC NGÀNH QUẬN, HUYỆN TỔ CHỨC CT-XH DOANH NGHIỆP
BAN CHỈ ĐẠO ỨNG PHĨ BĐKH (Văn phịng BCĐ)
Ban chỉ đạo ứng phó với BĐKH có vai trị, trách nhiệm trong việc tổ chức và điều phối hoạt động của các ngành, quận, huyện, các tổ chức chính trị xã hội và các doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc thực hiện tốt các nhiệm vụ, dự án ứng phó với BĐKH ở Đà Nẵng.
Các ngành, quận, huyện, các tổ chức chính trị xã hội hay các doanh nghiệp tham gia hay chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, dự án có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, tiến độ, đảm bảo đạt mục tiêu đề ra và có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện lên Ban chỉ đạo ứng phó với BĐKH thành phố.
Trách nhiệm thi hành của các bên được phân tách khá rõ ràng ở quyết định thành lập Ban chỉ đạo và đề án thành lập Văn phòng BĐKH của Thành phố. Ban chỉ đạo đóng vai trị tư vấn, giúp ủy ban nhân dân thành phố trong công tác chỉ đạo, giám sát, điều hành công tác BĐKH của TP. Tổ cơng tác có nhiệm vụ giúp việc, tham mưu cho ban chỉ đạo, là đầu mối của cơ quan đơn vị mình, kết nối, triển khai dự án liên quan đến cơng tác BĐKH. Văn phịng BĐKH là cơ quan thương trực, giúp việc cho ban chỉ đạo, điều phối, hỗ trợ, triển khai chương trình truyền thơng, nâng cao nhận thức về BĐKH. Các Sở ban ngành liên quan cũng được phân công cụ thể theo chức năng nhiệm vụ của mình, trong đó Sở TNMT chịu trách nhiệm điều phối nội dung, Sở Tài chính huy động các nguồn vốn, Sở KHĐT xây dựng hướng dẫn lồng ghép, tối ưu hóa các kế hoạch và Sở KHCN đưa ra các giải pháp ứng phó mang tính kỹ thuật. Ngồi 4 Sở nêu trên, các Sở và các quận huyện cũng được giao nhiệm vụ tích cực thực hiện cơng tác ứng phó với BĐKH theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình.
Đây là mơ hình thể hiện sự chủ động trong công tác chỉ đạo và điều phối các hoạt động liên quan tới BĐKH ở Đà Nẵng. Sau 7 năm vận hành, mơ hình này đã chứng minh được tính hiệu quả và trở thành điển hình cho các Tỉnh khác học tập. Đối với nội dung, Đà Nẵng đạt điểm tối đa.
* Chỉ số 14 : Đánh giá sự tham gia của các bên trong quá trình thực hiện
KHHĐ thể hiện rõ sự khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động tham gia vào các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là lĩnh vực thơng tin, giáo dục và truyền thông; hỗ trợ và huy động sự tham gia
của cộng đồng, phổ biến kinh nghiệm các mơ hình ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; thực hiện hoặc tham gia thực hiện các đề án, dự án trong kế hoạch của thành phố.
Công tác tuyên truyền được thực hiện đều đặn, thường xuyên tạo ra hiệu quả lan tỏa đối với toàn bộ cộng đồng. Phần lớn các tổ chức chính trị xã hội được tham vấn ý kiến đều biết đến KHHĐ và cho rằng kế hoạch này đã đạt được những hiệu quả nhất định.
Có thể thấy rằng, sau khi ban hành KHHĐ, Đà Nẵng đã thực hiện khá tốt trong việc tuyên truyền (về số lượng) và thu hút các bên liên quan tham gia trong quá trình thực hiện.
Vì vậy ở mục này, Đà Nẵng đạt mức điểm tối đa.
* Chỉ số 15 : Đánh giá hiệu quả thực hiện KHHĐ
Ban chỉ đạo đóng vai trị tư vấn, giúp ủy ban nhân dân thành phố trong công tác chỉ đạo, giám sát, điều hành cơng tác BĐKH của TP. Tổ cơng tác có nhiệm vụ giúp việc, tham mưu cho ban chỉ đạo, là đầu mối của cơ quan đơn vị mình, kết nối, triển khai dự án liên quan đến công tác BĐKH. Bộ máy cơng tác ứng phó BĐKH dần hồn thiện và đi vào ổn định. Văn phòng BĐKH là cơ quan thương trực, giúp việc cho ban chỉ đạo, điều phối, hỗ trợ, triển khai chương trình truyền thơng, nâng cao nhận thức về BĐKH.
Năm 2013, Đà Nẵng trở thành đầu mối của Chương trình 100 thành phố có khả năng chống chịu. Văn phòng thêm nhiệm vụ mới là điều phối các hoạt động tăng cường năng lực chống chịu.
Việc thành lập VPBĐKH thực sự là một giải pháp quan trọng trong giai đoạn đầu triển khai công tác BĐKH.
Sau 7 năm ban hành KHHĐ, Đà Nẵng đã thực hiện được nhiều cơng tác ứng phó với BĐKH :
+ Bắt đầu là KHHĐ ứng phó BĐKH là định hướng nền tảng để triển khai hàng loạt hoạt động thích ứng và giảm nhẹ, kêu gọi tài trợ.
+ Tiếp đến là Kế hoạch chủ động ứng phó BĐKH sử dụng hiệu quả tài nguyên theo Nghị quyết 24. Đây là chính sách khơng chỉ tập trung vào BĐKH mà cịn là chính sách đẩy mạnh lĩnh vực quản lý tài nguyên. Từ sự nhận thức đó, vấn đề BĐKH đã được lồng ghép trong KH phát triển xã hội 2016-2020, được lồng ghép vào kế hoạch địa phương
Đến nay đã có trên 20.000 lượt người được truyền thơng về BĐKH, trên 3 triệu lượt người về website của Văn phịng để tìm kiếm thơng tin và kiến thức. Đầu năm 2011- 2012 các hoạt động đều do kinh phí tài trợ bên ngồi, nhưng đến nay các hoạt động này đã được thành phố quan tâm và thực hiện từ ngân sách của thành phố.
Đối với hoạt động nghiên cứu, Đà Nẵng đã tiến hành cấp vốn và triển khai nghiên cứu 14 đề tài, dự án có liên quan tới BĐKH , bao gồm :
+ Triển khai nghiên cứu: đánh giá tính dễ bị tổn thương cho các ngành du lịch, tài nguyên môi trường, công thương, giao thông vận tải, thực hiện đánh giá ở cấp quận huyện, khu vực ven đô thị.
+ Cảnh báo lũ sớm trong cộng đồng.
+ Xây dựng định hướng thích ứng cho BĐKH đối với nguồn tài nguyên nước. + Quy hoạch sử dụng đất khu vực nhậy cảm với rủi ro thiên tai.
+ 2 nghiên cứu trong lĩnh vực giảm nhẹ, năng lượng và phát thải khí NK : Năng lượng và phát thải KNK khu vực đô thị, Kịch bản xã hôi carbon thấp.
+ Thu thập tổng hợp các số liệu liên quan tới BĐKH lưu vực các sông Vu gia, Thu Bồn, Cu Đê.
+ Địa hình hiện trạng và quy hoạch đô thị thành phố, kịch bản ngập lụt thành phố. + Dữ liệu điều tra tiêu thụ và phát thải KNK 5 quận nội thành thành phố.
+ Xây dựng cơng cụ đánh giá tính tốn cho cả 2 lĩnh vực giảm nhẹ và thích ứng. + Đánh giá khả năng chống chịu của thành phố trước BĐKH.
+ Đánh giá quy hoạch nguồn nước trong bối cảnh BĐKH. + Đánh giá tiêu thụ năng lượng khí thải nhà kính.
+ Điều hành sự cố lũ lụt.
Đối với các sản phẩm chuyển giao cho cộng đồng, Đà Nẵng đã thực hiện : + Sổ tay cảnh báo lũ sớm.
+ Bản đồ ngập lụt.
+ Bản đồ dễ bị tổn thương của lĩnh vực du lịch.
+ Quy trình đánh giá dễ bị tổn thương và đề xuất ưu tiên. + Danh mục dự án ưu tiên cho giảm nhẹ và thích ứng.
+ 2 thiết bị đun hóa chất ứng phó với dịch bệnh và cộng đồng. + 1 hệ thống nước sạch cho học sinh.