Đánh giá nhóm các chỉ số trong q trình lập kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hoạt động xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của thành phố đà nẵng và khuyến nghị cần thiết cho hoạt động cập nhật (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ PHÂN LOẠI VÀ SO SÁNH

3.1. Phân tích các chỉ số

3.1.1. Đánh giá nhóm các chỉ số trong q trình lập kế hoạch

* Chỉ số 1 : Đánh giá hiệu quả việc kế thừa các kết quả nghiên cứu về BĐKH một cách cập nhật

Trong q trình xây dựng KHHĐ, Tổ cơng tác xây dựng KHHĐ Đà Nẵng đã tiến hành sử dụng hiệu quả các báo cáo kiểm kê khí nhà kính thơng qua việc kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tổ chức như Rockefeller, GIZ, ADB, AFD. Đối với các báo cáo về đánh giá tác động của BĐKH và tính dễ bị tổn thương cũng được tổng hợp và sử dụng xuyên suốt trong quá trình lập KHHĐ. Đây là một ưu điểm lớn đối với các đơn vị nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Đối với các báo cáo phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch phát triển môi trường và các kế hoạch phát triển ngành đều được sử dụng hiệu quả trong việc xây dựng các kịch bản phát triển địa phương. Điều này tạo tiền đề cho việc thiết kế các giải pháp ứng phó BĐKH có tính khả thi cao, xét được tồn diện các yếu tố chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tại địa phương.

Vì các lý do trên, đối với phần này, Đà Nẵng được điểm tối đa 2/2.

* Chỉ số 2 : Xác định các tổ chức cần tham gia vào quá trình thiết kế kế hoạch

Trong q trình xây dựng KHHĐ ứng phó với BĐKH, Đà Nẵng trước hết thành lập một Ban chỉ đạo gồm 11 thành viên do Phó chủ tịch UBND Thành phố phụ trách. Các thành viên cấp dưới là đại diện của Lãnh đạo của các Sở ban ngành liên quan như Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Chánh Văn phịng thuộc Ban chỉ đạo ứng phó với Biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài ngun và Mơi trường, Xây dựng, Cơng Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thơng vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Văn hố, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp; Giám đốc Công an thành phố; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đều tham gia trực tiếp trong việc họp triển khai xây dựng Kế hoạch. Đây là kết quả được trích xuất từ Danh sách tham dự buổi họp bàn kế hoạch triển khai xây dựng KHHĐ. Tuy nhiên khơng có biên bản cuộc họp được lưu trữ và cũng khơng có điều kiện để tra cứu chính xác mức độ tham gia của các đơn vị này trong việc xây

dựng kế hoạch nên trong luận văn này, tác giả chỉ đánh giá được tính hình thức của sự phối hợp giữa các bên. Về mặt nội dung và hiệu quả, luận văn khơng có đủ căn cứ để đánh giá. Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung của nhiều tỉnh, việc tổ chức một cuộc họp gồm đầy đủ thành phần như trên là một nỗ lực đáng khích lệ của đơn vị chủ trì.

Trong quá trình xây dựng KHHĐ của Đà Nẵng cũng có tham vấn đối với các nhóm dễ bị ảnh hưởng bởi BĐKH như các hộ dân ven sơng, nhóm ngư dân có sinh kế phụ thuộc vào biển, nhóm người neo đơn và các nhóm yếu thế. Tuy nhiên từ dữ liệu chứng từ để lại, việc tham vấn này được thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn đơn lẻ, khơng có cuộc hội thảo tập trung hay một điều tra xã hội có quy mơ được thực hiện nên có thể nhận định mức độ tham gia của các nhóm dễ bị ảnh hưởng chỉ ở mức độ tương đối, luận điểm mang tính chủ quan và lý thuyết, chưa thực sự tính tốn tới những ảnh hưởng thực tế mà các đối tượng này thường xuyên va chạm.

Để các giải pháp ứng phó với BĐKH có tính bền vững và đi vào đời sống, tư duy thiết kế giải pháp phải dựa trên quan điểm đầu tư, chứ không đơn thuần coi dự án là cơng ích, phúc lợi.

Với sự tham gia tích cực của khối doanh nghiệp tư nhân, các dự án đề xuất sẽ vừa đáp ứng được yếu tố kỹ thuật về BĐKH, vừa đáp ứng được tiêu chí tài chính của các dự án đầu tư [33][34].

Tuy nhiên trong quá trình xây dựng KHHĐ ứng phó với BĐKH, cơng tác này được thực hiện thuần túy với quan điểm học thuật, dưới sự đặt hàng của cơ quan quản lý nhà nước, vì vậy tư duy tiêu tiền ngân sách và các dự án phúc lợi chiếm chủ đạo trong danh mục đề xuất. Có thể nhận định trong cơng tác xây dựng KHHĐ của Đà Nẵng, mức độ tham gia của khối tư nhân cịn thấp.

Vì các lý do trên, đối với phần này, Đà Nẵng đạt được 3/5 yêu cầu, do vậy được điểm trung bình 1/2.

* Chỉ số 3 : Tính chun nghiệp của Tổ cơng tác

Sau Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 11 tháng 1 năm 2011 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành chương trình cơng tác năm 2011, trong đó giao cho Sở TNMT chủ trì xây dựng Kế hoạch hành động ứng với BĐKH của thành phố giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020; sau đó 1 tháng, vào ngày 17 tháng 2 năm 2011, UBND Thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 1281/QĐ-UBND về việc Thành lập Ban

chỉ đạo cấp Thành phố ứng phó với BĐKH và nước biển dâng của TP. Đà Nẵng. Ban chỉ đạo này có trách nhiệm thực hiện NTP với Trưởng ban là cấp Phó chủ tịch Thành phố, phó trưởng ban là Phó giám đốc Sở TNMT và các thành viên là PGĐ các Sở ngành liên quan. Với cơ cấu nhân sự như trên, thể hiện rõ quyết tâm của Đà Nẵng trong việc chủ động, tích cực ứng phó với BĐKH.

Sau đó 2 tháng vào ngày 26 tháng 4 năm 2011, UBND Thành phố ban hành quyết định số 3561/QĐ-UBND về việc thành lập Văn phịng ban chỉ đạo cấp thành phố ứng phó với BĐKH. Tồn bộ Dự án này được tài trợ bởi Quỹ Rockerfeller thơng qua ISET với số kinh phí trên 200.000 USD. Thành phố đối ứng 33.000 USD. Đây là một nguồn lực khá dồi dào về tài chính và sự chuẩn bị nhân sự tích cực cho việc điều phối các hoạt động BĐKH.

Theo thông tin từ Tờ trình số 481/TTr-BĐKH ngày 17 tháng 8 năm 2012, tồn bộ quá trình xây dựng KHHĐ do Văn phịng CCCO đảm nhiệm, khơng sử dụng hình thức th khốn chun mơn bên ngồi, tuy nhiên lại có sự hỗ trợ tích cực của các chuyên gia quốc tế đến từ Quỹ Rockerfeller và ISET. Mơ hình này được đánh giá cao nhất bởi với cách làm này, Văn phịng CCCO sẽ hồn tồn nắm được các nội dung được xây dựng trong KHHĐ và thuận tiện hơn trong công tác điều phối thực hiện các hoạt động BĐKH sau này. Trong q trình vận hành, Văn phịng đã ban hành đầy đủ quyết định về điều lệ cũng như cơ chế tham gia đối với các thành viên. Tuy nhiên, yêu cầu đối với các sản phẩm chưa được xác định rõ ràng, cũng như việc hoạt động của các tổ công tác chuyên môn chưa được phân định rõ do khơng có cơ chế đặc thù cho các cán bộ tham gia trong giai đoạn đó.

Vì các lý do trên, đối với phần này, Đà Nẵng đạt được 3/5 yêu cầu, do vậy được điểm trung bình 1/2.

* Chỉ số 4 : Lập kế hoạch cơng tác tổng thể

Trong q trình thực hiện KHHĐ, Tổ cơng tác Đà Nẵng có tiến hành lập kế hoạch tổng thể. Theo các quyết định lưu trữ, Sở TNMT được giao nhiệm vụ thực hiện KHHĐ trong kế hoạch công tác ngày 11/1/2011 và có tờ trình hồn thiện số 178 vào ngày 17/8/2012. Như vậy nếu tính cả thời gian thủ tục thì việc xây dựng KHHĐ này chỉ mất có 1.5 năm bao gồm tồn bộ cơng tác phân công, xây dựng bộ máy nhân sự và bảo vệ nghiệm thu. Nếu tính thời gian thực tế xây dựng KHHĐ theo góc độ chun mơn và nội

4/2012. Đây là một kết quả khá ấn tượng đối với một nhiệm vụ tương đối mới trong giai đoạn bấy giờ.

Mặc dù việc xây dựng KHHĐ thời điểm đó là khá mới mẻ, tuy nhiên từ lâu nay, thành phố Đà Nẵng đã rất quen thuộc với cơng tác ứng phó với rủi ro thiên tai. Bởi vậy khi chuyển sang nội dung ứng phó BĐKH, bộ máy và cách thức thực hiện của Đà Nẵng khá thuận lợi trong việc triển khai các cơng việc nói trên. Vai trị và trách nhiệm của các cơ quan liên quan được quy định rõ nét trong kế hoạch tổng thể và yêu cầu đối với sản phẩm được miêu tả rõ ràng.

Nguồn tài chính sử dụng cho việc xây dựng KHHĐ là 1 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của Chương trình NTP. Khoản kinh phí này được giải ngân làm 03 đợt từ năm 2011 tới 2013 với con số lần lượt là 565, 142 và 293 triệu đồng.

Về phía địa phương, UBND T.P Đà Nẵng khơng bố trí kinh phí đối ứng cho hoạt động xây dựng KHHĐ một cách trực tiếp, tuy nhiên cũng có khá nhiều khoản kinh phí được đối ứng cho các dự án có nội dung liên quan tới BĐKH sử dụng tiền tài trợ quốc tế.

Đối với dòng ngân sách từ các nguồn khác như NGO hay ODA, mặc dù khơng có nguồn vốn tài trợ trực tiếp cho công việc xây dựng KHHĐ nhưng hoạt động này đã kế thừa rất nhiều kết quả nghiên cứu từ dự án Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với Biến đổi Khí hậu" (Asian Cities Climate Change Resilience Network) bao gồm 10 thành phố của 4 quốc gia Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan.

Vì các lý do trên, đối với phần này, Đà Nẵng đạt được 3/5 yêu cầu, do vậy được điểm trung bình 1/2.

* Chỉ số 5 : Xác định ưu tiên

Trong quá trình xây dựng KHHĐ từ tháng 6/2011- 3/2012 của Đà Nẵng, Chính phủ đã ban hành văn bản số 1719/QĐ-TTg ngày 4/10/2011 về việc phê duyệt Tiêu chí đánh giá dự án ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu. Mặc dù tiêu chí này được dùng chủ yếu cho chương trình SPRCC nhưng cũng rất có tính tham khảo đối với việc sắp xếp thứ tự ưu tiên của các Dự án ứng phó BĐKH với địa phương. Quyết định nêu rõ 4 yêu cầu đối với Dự án ưu tiên theo Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó bao gồm: phù hợp với Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Kế hoạch hành động

ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; gắn kết với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội của Bộ, ngành và địa phương; sử dụng công nghệ, kỹ thuật phù hợp, đảm bảo tính bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu; đảm bảo tính khả thi về tài chính, năng lực thực hiện, chú trọng đến tính đa mục tiêu, liên vùng, liên ngành, liên lĩnh vực, có sự tham gia của cộng đồng. Quy trình đánh giá dự án ưu tiên theo Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu gồm 3 bước: 1- Đánh giá sơ bộ; 2- Đánh giá mức độ ưu tiên; 3- Đánh giá theo nội dung đề xuất dự án. Qua các bước đánh giá, tổng điểm tối đa cho một dự án là 100 điểm. Căn cứ vào số điểm mà dự án đạt được, kế hoạch và khả năng bố trí nguồn vốn cho mỗi giai đoạn của Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu để lựa chọn các dự án ưu tiên, tổ chức thực hiện theo Chương trình.

KHHĐ của Đà Nẵng là một trong số ít các Tỉnh có sự sắp xếp thứ tự ưu tiên đối với Danh mục các đề xuất ứng phó với BĐKH thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011÷2020.

Vì các lý do trên, đối với phần này, Đà Nẵng đạt được 4/5 yêu cầu, do vậy được điểm tối đa 2/2.

* Chỉ số 6 : Thực hiện lồng ghép

Tinh thần lồng ghép được Đà Nẵng thực hiện triệt để trong toàn bộ các phần của KHHĐ. Lồng ghép được xác định rõ ràng là lời giải cho bài toán eo hẹp về ngân sách.[12][14] Lồng ghép được thực hiện với các nội dung, hoạt động ứng phó với BĐKH vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH của thành phố, của các ngành đặc biệt là nông nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, giáo dục và được thực hiện ở các quận/huyện nhằm làm tăng tính bền vững cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển. Xuyên suốt toàn bộ KHHĐ, các giải pháp ứng phó BĐKH đã được thiết kế đảm bảo tình đồng bộ, tồn diện, nhưng có sự ưu tiên rõ ràng, lồng ghép hài hịa cả hai nhóm giải pháp: giải pháp phi cơng trình và giải pháp cơng trình, phù hợp với loại hình và đặc điểm của mỗi loại thiên tai cũng như mức độ ảnh hưởng có thể có của biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của từng ngành.

Trong bối cảnh Đà Nẵng nhận được khá nhiều ủng hộ của quốc tế về các lĩnh vực khác như năng lượng tái tạo, năng lực chống chịu, việc lồng ghép hiệu quả sẽ đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đa mục tiêu. Có thể nhận định về mặt số lượng thì các hoạt động có tính lồng ghép đã được thực hiện khá nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hoạt động xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của thành phố đà nẵng và khuyến nghị cần thiết cho hoạt động cập nhật (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)