Đánh giá nhóm chỉ số phương pháp khoa học xây dựng kế hoạch hành động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hoạt động xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của thành phố đà nẵng và khuyến nghị cần thiết cho hoạt động cập nhật (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ PHÂN LOẠI VÀ SO SÁNH

3.1. Phân tích các chỉ số

3.1.2. Đánh giá nhóm chỉ số phương pháp khoa học xây dựng kế hoạch hành động

của từng ngành, địa phương trong thành phố phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương cho ngành, địa phương. Về phương diện này, do phần đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương còn hạn chế, nên khi lồng ghép các hoạt động mới chỉ đạt kết quả về lượng chứ chưa đạt kết quả về chất.

Vì các lý do trên, đối với phần này, Đà Nẵng đạt được 3/5 yêu cầu, do vậy được điểm trung bình 1/2.

* Chỉ số 7 : Lấy ý kiến tham vấn trước khi thông qua

Thực hiện tốt yêu cầu về lấy ý kiến tham vấn các đơn vị liên quan trước khi ban hành KHHĐ, Sở TNMT Đà Nẵng đã tiến hành họp lấy ý kiến tham vấn vào ngày 30/2/2012. Đến dự hội thảo có đầy đủ đại diện của Bộ tài nguyên Môi trường, Rockefeller, AFD (cơ quan phát triển Pháp), GIZ (tổ chức hỗ trợ Đức), ngân hàng phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới, các tổ chức nghiên cứu như Viện Nghiên cứu chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET), các tổ chức NGO như SNV, Oxfarm, CARE và các đại diện của các ban ngành liên quan. Tại hội thảo, đã có rất nhiều ý kiến được đóng góp cho KHHĐ, một số đơn vị cũng gửi báo cáo tham luận góp ý cho văn bản. Hội thảo này thể hiện năng lực truyền thông của Đà Nẵng đối với vấn đề BĐKH, đồng thời khẳng định quyết tâm của UBND Thành phố trong cơng tác ứng phó BĐKH.

Tuy nhiên, Tổ công tác đã không lấy ý kiến tham vấn của Văn phòng NTP và ý kiến phản biện của các chuyên gia độc lập.

Do vậy đối với phần này, Đà Nẵng đạt được 3/5 yêu cầu, do vậy được điểm trung bình 1/2.

3.1.2. Đánh giá nhóm chỉ số phương pháp khoa học xây dựng kế hoạch hành động động

* Chỉ số 8 : Dữ liệu về biến đổi khí hậu địa phương

Một bài học quan trọng đã đề cập ở trên là việc sử dụng hiệu quả cơ sở khoa học khí hậu và giải quyết được đặc tính khơng chắc chắn cố hữu của các dữ liệu khí hậu. Hiểu biết về điều kiện khí hậu hiện tại và dự báo khí hậu trong tương lai là một yêu cầu cơ bản trong lập kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho địa phương. Các nhà quản lý địa phương tham gia vào xây dựng KHHĐ không nhất thiết phải hiểu rõ về các mơ hình khí hậu. Tuy nhiên, cần có sự phối hợp hiệu quả giữa các nhà khoa học khí hậu và

các nhà quy hoạch, để các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn nhu cầu cụ thể về thông tin của các nhà quy hoạch, và các nhà quy hoạch cũng biết được những hạn chế của các thơng tin do các nhà khoa học có thể cung cấp.

Thơng qua đánh giá nội dung của toàn bộ KHHĐ, tác giả nhận thấy trong KHHĐ của Đà Nẵng đã có sự kế thừa nghiên cứu của rất nhiều các dự án về BĐKH trước đây, trong đó đặc biệt là dự án Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với Biến đổi Khí hậu" (Asian Cities Climate Change Resilience Network), viết tắt là ACCCRN được thực hiện từ năm 2009. Hoạt động của chương trình này được diễn ra từ rất sớm, tập trung vào phần giao nhau giữa BĐKH, hệ thống đơ thị và tính dễ bị tổn thương nhằm xem xét những tác động trực tiếp và gián tiếp của BĐKH lên khu vực đô thị. Ngồi ra, KHHĐ của Đà Nẵng cịn sử dụng khá nhiều các nghiên cứu được đề cập đến trong báo cáo tổng hợp IPCC 2007, nghiên cứu của Bingxin Yu về tác động của BĐKH đối với nông nghiệp và các lựa chọn chính sách thích ứng, hoặc Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH gây ra ở Đà Nẵng và một số nghiên cứu của các học giả trong nước.

Cũng trong khuôn khổ dự án ACCCRN do Quỹ Rockerfeller tài trợ, Đà nẵng đã xây dựng Bản đồ ngập lụt cho thành phố ứng với các kịch bản BĐKH và nước biển dâng do Viện Khoa học thủy lợi miền Nam thực hiện. Mục đích xây dựng bản đồ ngập cho Tp Đà Nẵng nhằm đánh giá ảnh hưởng của của biến đổi khí hậu – nước biển dâng đến Tp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác động của BĐKH-NBD đến ngập lụt của thành phố để có sự chuẩn bị ứng phó, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu GIS và các bản đồ ngập lụt phục vụ đánh giá tổn thương.

Sử dụng công cụ MIKE 11/NAM, Báo cáo đã đưa ra 13 bản đồ ngập lụt thành phố ứng với các kịch bản biến đổi khí hậu. Cũng như các báo cáo khác được thực hiện trong giai đoạn này của dự án, Báo cáo kịch bản này là cơ sở để thành phố Đà Nẵng xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2011- 2020.

Tuy nhiên do yếu điểm của cả 2 phiên bản kịch bản BĐKH quốc gia ban hành năm 2009 và 2011 đều chưa đưa ra được mức độ tin cậy (hay mức độ không chắc chắn – Uncertainty) của các kịch bản (vì chưa có tập mẫu đủ lớn để đánh giá) nên tồn bộ kịch bản BĐKH của địa phương Đà Nẵng cũng ko tính đến điểm này. Đây là một điểm trừ trong công tác sử dụng khoa học BĐKH vào hoạch định chính sách.

Mặc dù vậy có thể nhận xét, KHHĐ của Đà Nẵng đã cơ bản đáp ứng được các tiêu chí hướng dẫn của Bộ TNMT và kế thừa, sử dụng hợp lý các cơ sở khoa học trong BĐKH. Có thể nói đây là điều mà các KHHĐ khác không thực hiện tốt, so với Đà Nẵng.

Vì các lý do trên, đối với phần này, Đà Nẵng đạt được 5/5 yêu cầu, do vậy được điểm tối đa 2/2.

* Chỉ số 9 : Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu

Đối với Đà Nẵng, tổ cơng tác này đã được thành lập ngay từ bước 1 của quy trình lập kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu. Các đánh giá mang tính kỹ thuật chuyên sâu như đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống thủy văn do các tổ chức tư vấn, chuyên gia thực hiện. Tổ công tác chỉ tham gia với tư cách hỗ trợ, cung cấp thông tin, nhận xét và học hỏi.

Mặc dù có sự tổ chức khá bài bản ngay từ giai đoạn đầu, tuy nhiên phần đánh giá tác động của BĐKH tới các ngành và lĩnh vực chưa được thực hiện một cách chi tiết. Trong KHHĐ của Đà Nẵng, tác động của BĐKH mới chỉ được đánh giá theo nhóm ngành và từng đối tượng bị tổn thương, chưa đánh giá theo hình thức ma trận 2 chiều, với các thước đo định tính để xác định rủi ro do tác động của BĐKH và thước đo định tính để xác định khả năng dễ bị tổn thương.

Vì vậy ở mục này, Đà Nẵng chỉ đạt mức điểm trung bình.

* Chỉ số 10 : Đánh giá rủi ro và tính dễ bị tổn thương

Đây là nội dung mà tất cả các KHHĐ được ban hành gặp phải vấn đề. Theo hướng dẫn, đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu trong tương lai, chúng ta cần xét đến tổ hợp các kịch bản biến đổi khí hậu và các kịch bản phát triển. Sau khi xác định được các tổ hợp kịch bản, tiến hành đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cho các ngành và nhóm đối tượng ứng với từng tổ hợp kịch bản và ghi nhận kết quả vào Ma trận đánh giá tác động. Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực tính tốn và mơ hình hóa, nên phần đánh giá tính dễ bị tổn thương và rủi ro được thực hiện rất sơ sài, gây ra thiếu hụt cơ bản đối với nền tảng xác định các giải pháp ứng phó.

Vì các lý do trên, đối với phần này, Đà Nẵng đạt được 1/5 yêu cầu, do vậy được điểm thấp ở mức 0/2.

Việc xác định các giải pháp thích ứng được thực hiện sau khi có kết quả Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu. Các kết quả đánh giá (bao gồm các tác động có thể xảy ra, mức độ rủi ro do các tác động gây ra, năng lực thích ứng với rủi ro của các đối tượng và khả năng dễ bị tổn thương của các đối tượng) là một phần thông tin đầu vào cho việc xác định các giải pháp thích ứng. Các thơng tin đầu vào khác bao gồm: Mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho các giải pháp thích ứng, các giải pháp có sẵn, các nguồn lực và các giới hạn. Ngoài ra cũng phải xét tới KHHĐ ngành dọc của hơn 10 Bộ, ngành đã ban hành giai đoạn sau này.

Đối với danh mục 52 dự án BĐKH đề xuất được xây dựng dựa trên kết quả các cuộc họp giữa CCCO với các ngành, địa phương về nhu cầu dự án BĐKH cho các ngành, địa phương ở Đà Nẵng.

Dựa theo các tiêu chí đánh giá dự án ưu tiên theo chương trình hỗ trợ ứng phó BĐKH (SP-RCC) được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 4/10/2011 để đánh giá và chọn lựa 10 dự án đề xuất ưu tiên (bảng 16).

Từ danh sách 10 đề xuất ưu tiên, CCCO đã tiến hành thảo luận với các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho Đà Nẵng thực hiện ứng phó với BĐKH để chọn lựa 7 đề xuất ưu tiên sẽ được thực hiện với sự tài trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế.

Danh mục 7 đề xuất BĐKH ưu tiên bao gồm:

+ Chiến lược phát triển đơ thị tích hợp với Mơi trường và Biến đổi khí hậu ; + Quy hoạch thoát lũ cho thành phố Đà Nẵng ;

+ Đánh giá tác động của BĐKH đến nguồn nước cấp ;

+ Đánh giá tác động của BĐKH đến hệ thống giao thông TP. Đà Nẵng ; + Chương trình giảm phát thải khí nhà kính (KNK) ;

+ Nghiên cứu cảnh báo lũ sớm trên sông Vu Gia ;

+ Phát triển năng lực điều phối các hoạt động BĐKH cho Đà Nẵng ;

Do hạn chế trong việc đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương, nên việc xác định các giải pháp thích ứng sẽ gặp nhiều giới hạn về mặt cơ sở khoa học. Tuy nhiên, Đà Nẵng đã khéo léo chuyển đổi các giải pháp đề xuất nằm chủ yếu ở các cơ chế điều phối, các giải pháp phi cơng trình, nên các giải pháp này khơng phụ thuộc quá nhiều vào cơ sở đánh giá tác động của BĐKH.

Có thể dễ dàng nhận thấy sự thiếu gắn kết giữa hầu hết các KHHĐ đã xây dựng trong giai đoạn 2009-2014 với việc thực thi các đề xuất. Đây là tình trạng chung khơng chỉ đối với Đà Nẵng mà gần như đối với tất cả các địa phương trên toàn quốc. Điều này thể hiện một vấn đề nghiêm trọng bởi mục đích của KHHĐ khơng phải là báo cáo với Bộ TN&MT, mà là để làm rõ và hỗ trợ cơng tác ứng phó với BĐKH của chính quyền địa phương. KHHĐ bản thân nó khơng phải là một mục tiêu, mà đơn thuần chỉ là một cơng cụ để hỗ trợ chính quyền địa phương thực hiện phát triển kinh tế và xã hội có hiệu quả trong bối cảnh tính khơng chắc chắn của BĐKH. Nhưng nghiên cứu so sánh đã cho thấy hiện nay chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa KHHĐ thích ứng với BĐKH và các kế hoạch phát triển của chính quyền địa phương.

Trong giai đoạn từ 2012- 2017, Đà Nẵng đã tập trung rất nhiều vào các nhiệm vụ tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức. Đây được đánh giá là một chiến thuật thông minh trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế đang dần khan hiếm do Việt Nam đã thoát khỏi danh sách các quốc gia đang phát triển. Dựa vào việc tuyên truyền giáo dục tốt, các giải pháp ứng phó phi cơng trình tại Đà Nẵng hồn tồn có thể thực hiện

Vì vậy ở mục này, Đà Nẵng đạt 3/5 so với yêu cầu, đạt mức điểm trung bình 1/2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá hoạt động xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của thành phố đà nẵng và khuyến nghị cần thiết cho hoạt động cập nhật (Trang 60 - 64)