Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng thành phần loài nấm rễ nội cộng sinh (arbuscular mycorrhiza) trong đất trồng ngô (Trang 26 - 28)

Ở Việt Nam AMF đã đƣợc nghiên cứu từ những năm 1976 đến nay và đã đạt đƣợc một số kết quả nghiên cứu quan trọng.

Nghiên cứu đầu tiên của Nguyễn Sỹ Giao (1976) là về sự có mặt của nấm ngoại cộng sinh ở rễ cây thông. Nghiên cứu sử dụng nấm cộng sinh thuần chủng để tạo rễ nấm cho cây thông con, kết quả cho thấy sự vƣợt trội về chiều cao và đƣờng kính của những cây đƣợc nhiễm nấm so với công thức đối chứng là 20 - 30%, đồng thời đã sử dụng nấm nội cộng sinh để phòng bệnh vàng cịi ở thơng con và cũng đạt đƣợc những kết quả nhất định [1, 2, 3]

Năm 1998, Phạm Quang Thu và cộng sự tiếp tục nghiên cứu về nấm cộng sinh với thực vật, trong đó đƣợc 37 lồi nấm (thuộc 9 họ và 7 bộ) cộng sinh với 3 lồi thực vật (thơng nhựa Pinus merkussi, thông đuôi ngựa Pinus massoniana và thông caribe Pinus caribaea). Cơng trình này đƣợc coi nhƣ sự khởi đầu lại cho

những nghiên cứu về nấm cộng sinh với thực vật, đặc biệt trên đối tƣợng cây lâm nghiệp. Kết quả không chỉ dừng lại ở việc xác định thành phần lồi nấm mà cịn đi sâu hơn trong việc nghiên cứu sản xuất các chế phẩm nấm cộng sinh, ứng dụng rộng rãi trong gieo ƣơm cây con ở keo và bạch đàn. Đây là một mốc quan trọng trong nghiên cứu ứng dụng nấm cộng sinh vì đã chủ động đƣợc nguồn nấm lây nhiễm thông qua các chế phẩm sinh học. Giá trị của nghiên cứu này còn đƣợc thể hiện trong thực tiễn sản xuất tại tỉnh Vĩnh Phúc, sử dụng chế phẩm nấm cộng sinh đã cải thiện đáng kể tình hình sinh trƣởng của cây trồng ở nhiều vùng đất đồi. Về mối quan hệ giữa AMF với cây dƣợc liệu, nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc thu thập mẫu bào tử nấm cộng sinh [15,16,17].

Năm 2004, Trần Văn Mão đã nghiên cứu hiệu quả của nấm VA - Mycorrhiza chủ yếu là nấm Glomus, về khả năng hấp thu dinh dƣỡng P. Hàm lƣợng P trong tế

bào rễ cây bắp có sự cộng sinh của nấm VA - Mycorrhiza tăng 35% đối với các loài nấm Glomus mosseae và 98% đối với loài nấm Glomus fasciculatum. Hàm lƣợng P đƣợc tích luỹ trong rễ bắp ở dạng hỗn hợp phân tử P hữu cơ và acid hoà tan. Hàng ngày P đƣợc di chuyển đến các bộ phận của cây bắp theo phƣơng pháp động lực học, và phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trƣởng của cây [8].

Năm 2005, nhóm nghiên cứu của Nguyễn Văn Sức và cộng sự, khi tiến hành nghiên cứu “Nấm rễ nội cộng sinh (Arbuscular Mycorrhiza Fungi) và quần thể vi sinh vật trong đất trồng bƣởi đặc sản Đoan Hùng, Phú Thọ” đã phát hiện sự có mặt của AMF trong tất cả các mẫu thu thập đƣợc nhƣng tỷ lệ xâm nhiễm thấp chỉ đạt mức 3/5, khả năng nảy mầm của các bào tử nấm rễ bƣởi thấp (chỉ đạt 16%). Trong một nghiên cứu khác, các tác giả đã sử dụng 3 loại cây ký chủ (ngô, cao lƣơng, lúa mạch) và 3 chủng AMF để nhân bào tử và đƣa ra kết luận: Khi nhân bào tử nhờ cây ký chủ, mỗi lồi cây ký chủ thích hợp cho một chủng nấm, riêng cao lƣơng khơng thích hợp dùng làm cây ký chủ để nhân nhanh bào tử AMF, thời gian thu bào tử tốt nhất là 25 - 40 ngày sau khi cây ký chủ mọc [12,13,14]. Các kết quả nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Minh (2005, 2007) trên cây họ đậu cũng cho một số kết quả khả quan ban đầu [9,10]. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cịn cho thấy AMF có thể cộng sinh vào các thực vật dƣợc liệu [4], trên đất trồng chè [6], đất trồng bƣởi Đoan Hùng [12,13].

Nghiên cứu mới đây của Phạm Quang Thu và Lê Quốc Huy về ảnh hƣởng của chế phẩm AMF dùng cho cây trồng rừng cho thấy: sau 1 năm bón nhiễm chế phẩm AM đã làm tăng trƣởng Keo tai tƣợng , Keo lá tràm từ 16,29 - 34,14% tùy từng loài và tùy từng địa điểm . Bên cạnh đó , sau một năm bón nhiễm chế phẩm AM, mơi trƣờng đất có xu hƣớng cải thiện về số lƣợng vi sinh vật đất tổng số , đặc biệt số lƣơ ̣ng bào tƣ̉ AM trong đất tại hiện trƣờng Đoàn Hùng tăng ma ̣nh đa ̣t 492 bào tử /100 gam đất, cao hơn đối chứng 112% [13].

Năm 2012, Trần Thị Nhƣ Hằng và cộng sự đã nghiên cứu đa dạng AMF trên cây lúa và cây cà chua và đã tìm thấy 5 chi: Scutellospora, Glomus, Acaulospora, Gigaspora, và Entrophospora [5]. Trong đất và rễ cam tại Quỳ Hợp - Nghệ An,

Nguyễn Thị Kim Liên và CS (2012) đã điều tra từ từ 60 mẫu đất và rễ cam và đã phân lập đƣợc 16 loài AMF thuộc 6 chi: Acaulospora, Entrophospora, Glomus, Sclerocystis, Glomites và Gigaspora. Sự phân bố của AMF ở các tầng đất khác nhau từ 0-20cm, 20-40cm, 40-60cm cho thấy có sự khác biệt rất lớn về sự phân bố của AMF giữa các giống cam và giữa các tầng phẫu diện. Nghiên cứu cịn cho thấy có sự xâm nhiễm trở lại của AMF trên cây cam con, cây cam con đƣợc bổ sung bào tử AMF có chiều dài rễ và số lƣợng rễ lớn hơn so với cây đối chứng [7].

Ở Việt Nam, những nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào phân lập, phân loại và đánh giá thành phần các loài nấm rễ trên các cây nghiên cứu. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Phạm Quang Thu và Lê Quốc Huy thì đã nghiên cứu phát triển chế phẩm AMF cho cây lâm nghiệp, trong đó chú trọng đến cây thơng và cây bạch đàn [17].

Mặc dù, AMF có q nhiều lợi ích, song sản phẩm thƣơng mại từ chúng chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi trên thị trƣờng bởi vì có q nhiều khó khăn trong các kỹ thuật nuôi cấy nhân giống bào tử AMF. Đặc biệt là phƣơng pháp phân lập bào tử AMF. Do vậy việc nghiên cứu tìm kiếm phƣơng pháp phân lập bào tử để thu nhận nấm AMF, đồng thời đánh giá thành phần loài, mối tƣơng quan và sự đa dạng về nấm AMF ở các khu vực là cần thiết và có ý nghĩa khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng thành phần loài nấm rễ nội cộng sinh (arbuscular mycorrhiza) trong đất trồng ngô (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)