Tổ chức/
hộ gia đình
Tổ chức Hộ gia đình
Tổng cộng
Từ Bảng trên cho thấy trong giai đoạn 2015 - 2020, tổng số hộ thu hồi đất là rất lớn, số hộ tăng giảm khơng đều theo các năm, năm 2015 có 40 hộ, năm 2016 có 2 tổ chức và 417 hộ, năm 2017 có 2 tổ chức và 378 hộ, năm 2018 có 2 tổ chức và 1.023 hộ, năm 2019 có 2 tổ chức và 1.305 hộ, năm 2020 có 6 tổ chức và 1.508 hộ. Từ năm 2018 số tổ chức và hộ gia đình tăng đột biến là do thành phố Sơng Cơng triển khai xây dựng khu công nghiệp Sông Công 2 và một số dự án khu dân cư mới.
Số diện hộ thu hồi đất nhiều hay ít phụ thuộc vào diện tích thu hồi, số hộ bồi thường càng lớn thì cơng việc tổng hợp diện hộ cần nhiều thời gian, tăng số lượng công việc của cán bộ thực hiện bồi thường GPMB.
Công tác thống kê, tổng hợp số diện hộ trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn nhất là đối với diện tích thu hồi là đất nơng nghiệp trồng lúa, bởi địa hình có diện tích rộng, trên một khu đất có nhiều thửa đất, chủ sử dụng khơng tập trung trên một xóm, một phường, có thửa đất khơng xác định được tên chủ sử dụng đất do thửa đất bỏ hoang hoặc trưởng xóm, tổ dân phố khơng nắm bắt được thơng tin chủ sử dụng đất là ai, nhất là đối với các thửa đất chưa được cấp giấy CNQSD đất.
Trong quá trình thống kê, tổng hợp tên diện hộ sử dụng đất, có hồ sơ tên đệm của người sử dụng đất trong giấy CNQSD đất khác với tên đệm trong chứng minh nhân dân hoặc tên đệm trong sổ hộ khẩu, do vậy để xác định sự khác biệt đó đồng nhất là một chủ sử dụng đất thì người có đất thu hồi phải các đơn đề
nghị bằng văn bản có xác nhận của chính quyền địa phương, làm kéo dài thời gian xác định tên diện hộ sử dụng đất.
3.1.5.2. Thực trạng công tác tổ chức kê khai đất, kiểm đếm tài sản, cây cối
*Đối với công tác kê khai đất
Hồ sơ kê khai đất gồm: Giấy CNQSD đất hoặc các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai; Sổ hộ khẩu; giấy ủy quyền (nếu có); bản kê khai nhân khẩu khơng phải là cán bộ, công chức, viên chức đối với việc bồi thường đất nông nghiệp; Bảng kê khai đất đai theo mẫu quy định gồm các nội dung: Tên chủ dụng đất, địa chỉ thường trú, địa chỉ thửa đất thu hồi, số tờ bản đồ, số thửa, số diện tích, chữ ký của người bị thu hồi đất, xác nhận của chính quyền địa phương, đối với thửa đất chưa được cấp giấy CNQSD đất thì phải có xác minh nguồn gốc đất của chính quyền địa phương.
Kê khai đất đai để bồi thường GPMB được tổ chức tại nhà văn hóa xóm, tổ dân phố, thành phần kê khai gồm có: Cán bộ làm cơng tác bồi thường; đại diện lãnh đạo UBND cấp xã, phường; cán bộ địa chính xã, phường; Trưởng Ban Mặt trận Tổ quốc; tổ trưởng hoặc trưởng xóm; đại diện dân là người cùng có đất thu hồi trong dự án; đại diện hợp pháp của người bị thu hồi đất. Thực tế kê khai đất đai một số dự án, các thành phần trên không đến làm việc đủ, nhất là cán bộ lãnh đạo xã, phường. Việc ký xác nhận của lãnh đạo xã, phường vào bản kê khai đất sau khi đã có đủ thành phần ký và ở các thời điểm thời gian khác nha, như vậy sẽ sảy ra trường hợp lãnh đạo xã, phường ký sai khi cán bộ tham mưu làm sai.
Khi tiến hành kê khai đất, người có đất bị thu hồi phải trực tiếp kê khai các thông tin về thửa đất đang sử dụng, thông tin về nguồn gốc sử dụng đất, thông tin về nhân khẩu để hưởng các khoản hỗ trợ, để đảm bảo tính khách quan, dân chủ của người bị thu hồi đất. Tuy nhiên, đại đa số người bị thu hồi đất sau khi được hướng dẫn kê khai thì thực hiện khơng đúng, viết tẩy xóa, viết số liệu khơng khớp đúng với giấy CNQSD đất, gây khó khăn cho cơng tác bồi thường, kéo dài thời gian kê khai khơng đáng có.
Để đảm bảo tiến độ kê khai, đại đa số các dự án cán bộ làm công tác bồi thường GPMB kê khai hộ người bị thu đất. Tuy nhiên, trường hợp xảy ra khiếu kiện thì chữ viết trong bản kê khai của cán bộ làm công tác bồi thường là bằng chứng để người bị thu hồi đất đổ lỗi, hoặc khơng chấp nhận bản kê khai đó, dẫn đến việc giải quyết khiếu kiện thêm phức tạp và giảm chất lượng bồi thường GPMB.
Do hạn chế của một số cán bộ về trình độ, chun mơn nên kê khai, kiểm đếm cịn nhầm lẫn diện tích đất thu hồi.