Kinh nghiệm giải phóng mặt băng ở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư ở thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 40)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.1. Kinh nghiệm giải phóng mặt băng ở một số địa phương trong nước

1.4.1.1. Kinh nghiệm GPMB của huyện Vân Đồn

Dự án trọng điểm Sân bay Vân Đồn có diện tích phải GPMB khoảng 290ha, thuộc xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn. Thực hiện khát vọng “cất cánh” trở thành đầu mối giao thương quốc tế, động lực chính phát triển vùng kinh tế Bắc Bộ. Theo ông Mạc Thành Luân, Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn: Việc giải phóng mặt bằng được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt

của huyện Vân Đồn trong thời gian qua, tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng đặc khu kinh tế, thu hút các Doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư. Vì vậy, các cấp chính quyền trong huyện đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đi sâu, đi sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân, vận động, giải thích cho người dân hiểu và đồng thuận về chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các dự án. Chính vì vậy, dù ban hành hơn chục quyết định cưỡng chế nhưng địa phương chưa phải thực hiện quyết định cưỡng chế nào. Đồng thời, chúng tôi cũng tăng cường các biện pháp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn tại các dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Đặc biệt, tập trung triển khai giải phóng mặt bằng đối với các dự án trọng điểm trong năm 2016 như: Dự án đường cao tốc Hạ Long

- Vân Đồn, Khu Kinh tế Vân Đồn, tuyến đường trục chính trung tâm Khu đô thị Cái Rồng… Các dự án đến thời điểm này đều được bàn giao mặt bằng trước thời điểm triển khai. Cụ thể, trong năm 2015, huyện Vân Đồn đã triển khai giải phóng mặt bằng cho 16 dự án và đến nay đã tiến hành bàn giao mặt bằng cho 11 dự án cho chủ đầu tư, trong đó có 8 dự án đã bàn giao cơ bản toàn bộ mặt bằng. Với nhu cầu thực tế và những bài học kinh nghiệm đã có, để đáp ứng sự phát triển nhanh, bứt phá của Vân Đồn trong thời gian tới, năm 2016, huyện đã lấy chủ đề là năm “Quy hoạch, giải phóng mặt bằng và cải cách hành chính”.

1.4.1.2. Kinh nghiệm GPMB của thị xã Đông Triều

Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ đoạn Bắc Ninh - Uông Bí được triển khai năm 2015, số hộ ảnh hưởng GPMB là 1.894 hộ. Để giải quyết được 1.894 hộ đồng thuận nhận tiền bàn giao mặt bằng là nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn. UBND thị xã Đông Triều đã nhận thức rõ GPMB là nhiệm vụ khó khăn, ngoài việc thực hiện tốt, đúng quy định các cơ chế chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ GPMB, công tác dân vận là nhiệm vụ quan trọng góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể với nhân dân và khi dân hiểu, đồng thuận ủng hộ sẽ chấp

hành tốt chủ trương thu hồi đất để bàn giao giải phóng mặt bằng. Xuất phát từ quan điểm đó, Ủy ban nhân dân thị xã coi trọng công tác vận động, tuyên truyền, tránh gây bức xúc cho người dân có đất bị thu hồi, đồng thời luôn cương quyết với những hành vi sai trái, lợi dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước trong GPMB để trục lợi. Ông nguyễn Văn Bình, phó Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều cho rằng, GPMB là công việc khó khăn, phức tạp của các địa phương khi thực hiện dự án, đòi hỏi sự quan tâm của nhiều cấp, ngành, tổ chức và cá nhân. Xác định được tầm quan trọng đó, thị xã đã kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác GPMB để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, huy động cả hệ thống chính trị tham gia công tác GPMB, tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của đảng, Nhà nước về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho nhân dân trong vùng ảnh hưởng bởi dự án để người dân tự giác chấp hành cũng như tham gia giám sát việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

1.4.1.3.Kinh nghiệm trong công tác giải phóng mặt bằng ở Vĩnh Tường

Sau hơn 20 năm tái lập huyện, với chủ trương đẩy mạnh thu hút đầu tư, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Với sự chỉ quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy- HĐND-UBND tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân trong toàn huyện, trong những năm qua tình hình kinh tế- xã hội của huyện có bước phát triển nhanh và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thu nhập bình quân trên đầu người ngày được nâng lên; năm 2018, đạt 41,5 triệu đồng/người, tăng 4,5 triệu đồng so với năm 2017, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.

Đặc biệt, mặc dù là huyện có truyền thống phát triển nông nghiệp, nhưng trong những năm gần đây ngành công nghiệp của huyện đã có sự phát triển cả về số lượng và quy mô sản xuất. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn phát triển ổn định,

có đóng góp quan trọng vào Ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động như Công ty TNHH may mặc Việt Thiên, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Anh, Công ty cổ phần Việt Pháp…

Xác định mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, huyện luôn tập trung xác định giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu then chốt trong việc thu hút các nhà đầu tư, công tác giải phóng mặt phải đi trước một bước, giải phóng mặt bằng có nhanh thì mới tranh thủ được thời cơ để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tạo bước phát triển đột phá về phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, làm tốt các bước trong công tác bồi thường - giải phóng mặt bằng là góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất, giảm thiểu tình trạng tranh chấp, bất đồng, khiếu nại, tố cáo trong nhân dân.

Những năm qua, công tác GPMB của huyện luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành của tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện đã chỉ đạo quyết liệt, vào cuộc tích cực để chỉ đạo thực hiện các bước trong công tác bồi thường-giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện các dự án, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, tiêu biểu như: Cụm công nghiệp Đồng Sóc, Khu công nghiệp Chấn Hưng, Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và khu đô thị Thương mại Vĩnh Tường... đặc biệt là trong 2 năm (2017, 2018), Huyện đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực đất đai, bồi thường GPMB, quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ và nhân dân về lĩnh vực đất đai, bồi thường GPMB, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai các dự án, bàn giao mặt bằng đúng thời hạn.

Kết quả cụ thể: Tính đến tháng 12/2018, Huyện đã thực hiện GPMB được 317,48/377,17 ha (đạt 84,17% so với kế hoạch). Trong đó, Cụm công nghiệp Đồng Sóc đã GPMB được 40/44,98ha; Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm,

hệ thống kho vận và khu đô thị Thương mại Vĩnh Tường đã GPMB được 84/154,17ha; Khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh - An Tường đã GPMB được 2,16/4,81ha. Riêng Khu Công nghiệp Chấn Hưng, Hội đồng Bồi thường- GPMB (BT-GPMB) đã chi trả tiền đất dịch vụ cho 597/662 hộ phải chi trả; thực hiện phá vỡ bờ vùng, bờ thửa khoảng 50ha tại một số thôn đã hoàn thành xong chi trả tiền đất dịch vụ cho nhân dân. Góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư của các doanh nghiệp vào huyện.

Bên cạnh những kết quả đạt được là quan trọng, cơ bản, thì công tác công tác công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong quá trình BT-GPMB thực hiện các dự án, xây dựng khu, cụm công nghiệp trọng điểm trên địa bàn huyện còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện như: Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến công tác GPMB chưa đồng bộ, nhiều quy định mới thay thế chưa phù hợp, chưa kịp thời, đơn giá bồi thường, hỗ trợ còn chậm điều chỉnh chưa phù hợp với tình hình thực tế. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân có nơi gặp không ít khó khăn do sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế; có sự so sánh về chính sách và giá đền bù giữa người được áp dụng theo thời điểm đã ban hành chính sách cũ với người đang được thực hiện chính sách mới cũng làm nảy sinh nhiều phức tạp.

Một bộ phận nhân dân chưa chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về bồi thường, giải phóng mặt bằng; thực hiện tách nhập hộ khẩu, lấn chiếm, mua bán đất đai trong vùng dự án nhằm trục lợi; kích động những người liên quan tham gia khiếu kiện tập thể, gây mất ổn định xã hội. Nhiều trường hợp người dân cố tình cản trở quá trình thu hồi đất, không chịu bàn giao mặt bằng khi đã có quyết định thu hồi đất; nhiều trường hợp đã nhận tiền đền bù nhưng không chịu bàn giao mặt bằng, thậm chí cản trở tiến độ thi công công trình, nhiều trường hợp mặc dù được tuyên truyền vận động nhiều lần nhưng cương quyết không nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng, không nhận hỗ trợ đất dịch vụ bằng đất hoặc bằng tiền. Trong khi đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở thôn, tổ dân phố chưa thực sự tích cực, chưa có sự phối hợp chặt chẽ

giữa các cấp, các ngành, công tác tuyên truyền vận động nhân dân ngay từ cấp cơ sở đạt hiệu quả chưa cao.

1.4.1.4. Bài học kinh nghiệm về công tác bồi thường GPMB đối với thành phố Sông Công

Một là, cần xác định công tác GPMB là việc làm khó, phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người dân và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự tại cơ sở. Do đó cần có sự tập trung vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai một cách đồng bộ, nhất quán, kịp thời, nhất là trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân.

Hai là, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, với phương châm kiên quyết, kiên trì, bền bỉ, liên tục và xuyên suốt trong quá trình thực hiện; tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ, quan tâm đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân, đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân đối với công tác giải phóng mặt bằng.

Ba là, để tạo lòng tin của nhân dân trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, huyện tăng cường kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các vi phạm. Đồng thời, giải quyết thỏa đáng, kịp thời các trường hợp khiếu nại, tố cáo để đảm bảo an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội.Bên cạnh đó, ngăn chặn kịp thời các trường hợp lấn chiếm đất đai, xây dựng, tạo lập trái phép tài sản trên đất nhằm mục đích trục lợi khi Nhà nước thu hồi đất; thực hiện nghiêm việc cưỡng chế kiểm đếm, cưỡng chế thu hồi đất và bảo vệ thi công đối với các trường hợp cố tình chống đối, không chấp hành Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

lý, điều hành, linh hoạt trong xử lý tình huống. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương; tích cực cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. Quan tâm đến công tác chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trong diện phải thu hồi đất

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Điu kin t nhiên

2.1.1.1.Vị trí địa lý

Thành phố Sông Công có vị trí khá thuận lợi, nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính 60 km, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài

40 km, cách hồ Núi Cốc 17 km, có các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Quốc lộ 3 và đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua phía Đông thành phố; là thành phố công nghiệp nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là đô thị bản lề trung chuyển giao lưu hàng hóa giữa tỉnh Thái Nguyên với các đô thị xung quanh và nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Địa giới hành chính thành phố Sông Công: -Phía Đông, Tây, Nam giáp huyện Phổ Yên. -Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên.

(Nguồn: Văn phòng UBND thành phố, 2015)

2.1.1.2. Địa hình, địa chất

Thành phố Sông Công được dòng sông Công chia làm 2 khu vực phía Đông và phía Tây tạo 2 nhóm cảnh quan chính:

Khu vực phía Đông có địa hình đồng bằng, xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có độ cao trung bình từ 25 - 30 m, phân bố dọc theo thung lũng sông thuộc các xã Bá Xuyên, xã Tân Quang và các phường Lương Châu, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò, Bách Quang.

Khu vực phía Tây có địa hình chủ yếu là gò đồi và núi thấp với độ cao 80 -100 m; một số đồi cao khoảng 150 m và núi thấp trên 300 m, phân bố dọc theo ranh giới phía Tây thành phố trên địa phận các xã Bình Sơn và Vinh Sơn.

2.1.1.3. Khí hậu và thủy văn

Khí hậu: Thành phố Sông Công nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C; nhiệt độ cao nhất vào các tháng 7, tháng 8, trung bình khoảng 380C; thấp nhất là tháng 1, trung bình khoảng từ 150C - 160C. Thời tiết trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có gió Đông Nam thổi về, mang theo hơi nước từ biển Đông vào, gây ra những trận mưa lớn. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc tràn xuống, nhiệt độ hạ thấp, tiết trời giá rét. (Nguồn: Văn phòng UBND thành phố)

Thủy văn: Chảy qua địa bàn thành phố theo hướng Bắc - Nam là dòng sông Công. Sông Công là con sông chính chảy qua địa bàn thành phố là một trong 3 phụ lưu của sông Cầu, bắt nguồn từ một số hợp lưu nhỏ ở thượng nguồn khu vực miền núi phía Đông tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc huyện Định Hóa. Sông Công chảy qua thành phố có chiều dài 14,8 km. Dòng sông Công được chặn lại tại huyện Đại Từ, tạo nên một hồ Núi Cốc nhân tạo rộng lớn. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất công, nông nghiệp và nước sinh hoạt của thành phố Sông Công. Sông Công - hồ Núi Cốc là công trình thuỷ lợi lớn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi sinh, tạo thắng cảnh nổi tiếng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố, hệ thống sông Công còn có 7 suối lớn đổ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư ở thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w