III. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG 1 Trạng thái cân bằng
2. Sự điều chỉnh của thị trường
Cân bằng thị trường không phải là một khái niệm trừu tượng cũng như là một khả năng lý thuyết. Chúng ta có thể quan sát thấy trạng thái cân bằng của thị trường. Một biểu hiện gián tiếp của trạng thái cân bằng thị tvường đó là khi ngưịi tiêu dùng có thể mua bất cứ số lượng nào tại mức giá thị trường.
Một điều thú vị là cân bằng thị trường xuất hiện khơng cần phải có sự phối hợp nào đối với ngưịi sản xuất và người tiêu dùng. Trong các thị trường cạnh tranh như thị trường nông sản, hàng triệu người tiêu dùng và hàng ngàn hãng kinh doanh đưa ra các quyết định mua và bán một cách độc lập. Vậy mà các hãng đều bán được và mọi người tiêu dùng đều mua được lượng hàng hố mà họ mong muốn. Điều đó xảy ra nhờ các lực lượng của thị trường tự phối hợp hành động vói nhau để đạt được trạng thái cân
Sách này là để đọc-đừng quên tôi-hãy đọc hết tôi
bằng thị trường. Adam Smith đã gọi cơ chế xác định giá thị trường đó là bàn tay vơ hình.
Vậy điều gì làm cho thị trường đạt được trạng thái cân bằng? Nếu giá khác với mức giá cân bằng thì người tiêu dùng và hãng sẽ có động cơ để thay đổi hành vi của họ để đưa giá quay trở lại trạng thái cân bằng. Có thể minh hoạ điều này ở hình 2.8 về sự điều chỉnh của thị trưòng thịt lợn.
Nếu giá ban đầu thấp hơn giá cân bằng, ngưòi tiêu dùng sẽ muốn mua nhiều hơn lượng mà người bán muốn bán. Khi giá là P1 như trong hình 2.8 các hãng chỉ muốn bán Qs1 trong khi ngưòi tiêu dùng lại muốn mua Qd1. Tại mức giá này, thị trường ỏ trạng thái mất cân bằng, tại đó lượng cầu khác với lượng cung. Trên thị trường có hiện tượng cầu vượt - đó là lượng khác biệt giữa lượng cầu và lượng cung. Tại mức giá đã cho là P1 lượng cầu vượt là (Qd1-Qs1). Hiện tượng này gọi là thiếu hụt hàng hoá. Một số người tiêu dùng may mắn sẽ mua được thịt lợn với giá P1. Nhiều người tiêu dùng khác khơng thể tìm được người bán với giá đó. Họ có thể làm gì? Một vài người trong số họ có thể sẵn sàng trả mửc giá cao hơn P1- Tương tự như vậy, những người bán nhận ra những người tiêu dùng đó có thể sẽ nâng giá lên. Những hành động như vậy của người mua và người bán sẽ làm cho giá thị trường tăng lên. Khi giá thị trường tăng lên, lượng hàng các hãng muốn bán cũng tăng lên và lượng hàng người tiêu dùng muốn mua sẽ giảm xuống. Sức ép tăng giá này sẽ tiếp tục cho tới khi giá đạt được mức giá cân bằng là Pe, tại đó sẽ khơng cịn tình trạng cầu vượt.
Ngược lại, nếu lúc đầu giá cao hơn mức cần bằng thì người bán sẽ muốn bán nhiều hơn lượng người tiêu dùng muốn mua. Ví dụ, khi giá là P2 thì ngưịi bán sẽ muốn bán Qs2 nhưng người mua chỉ muốn mua Qd2 như minh hoạ trên hình 2.8. Thị trường cũng nằm trong trạng thái mất cân bằng. Tồn tại cung vượt hay còn gọi là dư thừa hàng hố. Tất nhiên trong trưịng hợp này khơng phải là tất cả các hãng đều bán được lượng hàng như hãng mong muốn. Thay vì phải chi thêm các khoản chi phí để bảo quản, các hãng sẽ giảm giá bán để thu hút thêm khách hàng. Giá sẽ giảm xuống tới mức cân bằng là Pe tại đó hiện tượng dư thừa sẽ mất đi và khơng còn sức ép giảm giá nữa.
Sách này là để đọc-đừng qn tơi-hãy đọc hết tơi
Hình 2.8. Điều chỉnh của thị trường
Tóm lại, tại mức giá nào khác giá cân bằng, hoặc người tiệu dùng hoặc người bán sẽ khơng thể mua hoặc bán một lượng hàng hố mà họ mong muốn. Họ sẽ hành động để thay đổi giá, làm cho giá quay trở về trạng thái cân bằng. Mức giá cân bằng đó là do thị trường xác định , tại đó sẽ khơng có dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hoá.