I. ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU 1 Co giãn của cầu theo giá (Edf)
1.1. Sự thay đổi của lượng cầu theo giá
Để hiểu tầm quan trọng của sự thay đổi của lượng cầu bánh ngọt theo sự thay đổi của giá, hãy cùng so sánh hai trường hợp có khả năng xảy ra đối với cửa hàng bánh ngọt (minh họa ở hình 3.1). Trong hai trường hợp này, đưòng cung của cửa hàng là như nhau nhưng đường cầu sản phẩm bánh ngọt khác nhau. Đường cung S1 ở mỗi trường hợp thể hiện cung ban đầu của cửa hàng. Trong cả hai trường hợp, đường cung này cắt đường cầu ở mức giá 10 nghìn đồng/1 chiếc bánh ngọt và số bánh ngọt là 40 chiếc/ngày. Giả sử bạn dự tính sẽ giảm cung và dịch chuyển đưịng cung từ S1 đến S2. Trong trường hợp (a), đường cung mới S2 cắt đường cầu Da ở mức giá 30 nghìn đồng và số lượng 23 bánh ngọt/ngày. Trong trường hợp (b) đường cầu Db sự dịch chuyển tương tự của đường cung làm tăng giá đến 15 nghìn đồng và giảm số lượng xuống 15 bánh ngọt/ngày. Bạn có thể thấy rằng trường hợp (a) có giá tăng nhiều hơn và sản
Sách này là để đọc-đừng qn tơi-hãy đọc hết tơi
lượng giảm ít hơn so với trường hợp (b), Điều gì xảy ra với tổng doanh thu của của hàng trong hai trường hợp đó?
Tổng doanh thu được tính bằng cách nhân giá hàng hoá và sản lượng bán được. TR = P X Q. Ví dụ, khi giá một chiếc bánh ngọt là 10 nghìn đồng và có 40 chiếc được bán trong một ngày thì tổng doanh thu là 400 nghìn đồng một ngày. Khoản tiền này chính là chi tiêu mua bánh của ngưòi tiêu dùng.
Giá tăng sẽ có hai tác động ngược chiều đến tổng doanh thu. Tác động thứ nhất là làm tăng doanh thu trên mỗi đơn vị bán ra. Nhưng giá tăng làm giảm sản lượng bán do đó tác động thứ hai là giảm doanh thu. Trong trường hợp (a), tác động của việc giá tăng mạnh hơn tác động của việc lượng giảm nên tổng doanh thu tăng. Trong trường hợp (b), tác động của việc lượng giảm vượt trội nên kết quả là tổng doanh thu giảm. Nếu cung giảm từ S1 đến S2, giá tăng và lượng giảm. Trong trưòng hợp (a), tổng doanh thu - lượng nhân với giá - tăng từ 400 nghìn đến 690 nghìn đồng. Phần tổng doanh thu tăng do giá cả tăng là 460 nghìn đồng [(30.000-10.000)x23] lớn hơn phần doanh thu giảm) 170 nghìn đồng [(40-23)xl0.000] do lượng bán ra ít hơn. Trong trường hợp (b), tổng doanh thu giảm từ 400 nghìn đồng đến 225 nghìn đồng. Phần tổng doanh thu tăng do giá cả tăng là 75 nghìn đồng [(15.000-10.000)xl5] nhỏ hơn phần doanh thu giảm do lượng bán ra 250 nghìn đồng [(40-15)xl0.000]. Hai khả năng tổng doanh thu thay đổi khác nhau là do phản ứng của lượng cầu với sự thay đổi của giá cả là khác nhau.
(a) Tổng doanh thu tăng do giá tăng (b) Tổng doanh thu giảm do giá tăng
Hình 3.1 Cung, cầu và tổng doanh thu
1.2.Phân biệt đơ dốc và đô co giãn
Sự khác nhau giữa hai trường hợp này là ở sự phản ứng của lượng cầu với thay đổi của giá cả. Đưòng cầu Da dốc hơn đường cầu Db. Tuy nhiên, chúng ta không thể đơn giản so sánh hai đường cầu bằng độ đốc của chúng vì độ dốc của đường cầu phụ thuộc vào đơn vị đo giá và lượng. Tương tự, chúng ta thưòng so sánh đưòng cầu của hàng hố và dịch vụ khác nhau. Ví dụ, khi quyết dịnh cần thay đổi tỷ lệ thuế như thế nào, 38
Sách này là để đọc-đừng quên tôi-hãy đọc hết tơi
chính phủ cần so sánh đường cầu của bánh ngọt với đường cầu thuốc lá. Hàng hoá nào phản ứng với giá hơn? Hàng hố nào có thể chịu thuế suất cao hơn mà khơng làm giảm doanh thu thuế? So sánh độ dốc của đường cầu bánh ngọt với độ dốc của đường cầu thuốc lá khơng có ý nghĩa vì bánh ngọt được đo bằng chiếc cịn thuốc lá được đo bằng bao - là các đơn vị hoàn tồn khơng liên quan đến nhau.
Để giải quyết những vấn đề này, chúng ta cần một thước đo mức độ phản ứng mà không phụ thuộc vào đơn vị đo của giá và lượng. Độ co giãn chính là thước đo như vậy.
Độ co giãn: thước đo không đơn vị