LÝ THUYẾT SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Tài liệu kinh tế vi mô lý thuyết (Trang 75 - 80)

1 Các khái niệm

1.1. Sản xuất

Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hoá và địch vụ khác nhau, gọi là các đầu vào hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hoá dịch vụ mới, gọi là đầu ra (hay sản phẩm). Nói

ngắn gọn thì sản xuất là việc chuyển hoá các đầu vào - yếu tố sản xuất thành đầu ra là hàng hố và dịch vụ. Sản phẩm có thể là hàng hố cuối cùng hoặc sản phẩm trung gian.

Người ta chia các yếu tố sản xuất thành 3 nhóm là lao động (bao gồm cả khả năng quản lý), tư bản và đất đai hoặc tài nguyên thiên nhiên. Khi xây dựng mơ hình hành vi người sản xuất, chúng ta giả định chỉ có hai đầu vào - tư bản và lao động - bỏ qua các đầu vào khác. Điều đó thuận tiện cho việc sử dụng cơng cụ tốn học đặc biệt là các phân tích đại số. Để xây dựng mơ hình sản xuất, cần có hai giả định đơn giản hố nữa; thứ nhất, giả định rằng tất cả những người lao động đều cung cấp những dịch vụ lao động giống nhau. Nghĩa là, chúng ta sẽ bỏ qua những sự khác nhau trong thực tế lao động của một nhà thiết kế động cơ quạt điện, một quản đốc và một công nhân lắp ráp quạt điện... Như vậy mới có thể cộng được các cơng việc của họ với nhau để được số lượng lao động. Tương tự, đối với đầu vào tư bản cũng giả định như vậy. Thứ hai, khi phân tích hành vi của người sản xuất chúng ta đã ngầm giả định rằng các doanh nghiệp có hành vi là tối đa hố lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường.

1. 2. Công nghệ

Công nghệ được hiểu là các cách thức hoặc các phương pháp (các kỹ thuật) kết hợp các đầu vào để tạo ra đầu ra. Trong định nghĩa hàm sản xuất nêu trên, chúng ta giả định quá trình sản xuất được thực hiện với một trình độ cơng nghệ nhất định hàm ý cơng nghệ được coi là khơng đổi trong q trình sản xuất xem xét. Như vậy khi xây dựng lý thuyết sản xuất và chi phí, cơng nghệ được coi là một tham số cho trước.

Hãng hay doanh nghiệp được hiểu là tổ chức kinh tế thuê, mua các yếu tố sản xuất (đầu vào) sản xuất ra các hàng hoá, dịch vụ (đầu ra) để bán nhằm mục đích sinh lời. Trong thực tế, các doanh nghiệp có hình thức và quy mơ khác nhau. Một doanh nghiệp có thể là một người hoặc một gia đình tiến hành cơng việc sản xuất một hàng hố và dịch vụ; ví dụ, một nơng trại và một cửa hàng nhỏ. Một doanh nghiệp cũng có thể là một công ty đa quốc gia sản xuất một loạt những sản phẩm trung gian có thể được sử dụng làm đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng.

1.4. Ngắn hạn và Dài hạn

Ngắn hạn (SR) là khoảng thời gian trong đó có ít nhất một đầu vào của doanh nghiệp là

cố định (khơng thể thay đổi được trong q trình sản xuất đang xem xét). Chẳng hạn

trong ngắn hạn thường thì số nhân cơng có thể thay đổi nhưng quy mô nhà máy và số máy móc thì khơng thể. Ngược lại, dài hạn (LR) được định nghĩa là khoảng thời gian trong đó doanh nghiệp có thay đổi tất cả các đầu vào sử dụng trong quá trình sản xuất.

1.5. Hàm sản xuất

Hàm sản xuất là mốì quan hệ kỹ thuật biểu thị lượng hàng hoá tối đa mà doanh nghiệp có thể sản xuất được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn...) với một trình độ cơng nghệ nhất định.

Dạng tổng quát của hàm sản xuất là Q = F(X 1, X2 ...Xn trong đó: Q là sản lượng (đầu ra), X1, X2,... là các yếu tố sản xuất (đầu vào) còn khi doanh nghiệp chỉ sản xuất với 2 đầu vào cđ bản là lao động (L) và tư bản vốn (K), thì hàm sản xuất phổ biến và hữu dụng nhất là hàm Cobb- Douglas có dạng; Q = f(K,L) = a.K^α.L^β ; trong đó: a là một hằng số tuỳ thuộc vào đơn vị đo lường đầu vào và đầu ra; α và β là những hệ số cho biết về tầm quan trọng tương đối của lao động và vốn trong quá trình sản xuất

2. Sản xuất với một đầu vào biến đổi

Chúng ta hãy lấy một ví dụ về hàm sản xuất trong ngắn hạn, có nghĩa là cố

định ít nhất một yếu tố đầu vào. Giả thiết có một doanh nghiệp may quần áo. Để vấn để được đơn giản ở đây ta chỉ xét 2 yếu tố đầu vào: Lao động và máy khâu.

Số máy khâu cố định: 113 = 1 Số lao động sử dụng mỗi ngày L Số bộ quần áo mỗi ngày Q

Số lượng lao động (L) Số bộ quần áo (Q) 0 0 1 15 2 34 3 44 4 48 5 50 6 51 7 47

Khi nghiên cứu hàm sản xuất ngắn hạn chúng ta sẽ giả định rằng chỉ có lượng đầu vào lao động sử dụng trong sản xuất là có thể thay đổi được còn lượng tư bản sử dụng là cố định K. Do đó hàm sản xuất là hàm một biến số theo L được biểu thị là: Q = f (K,L).

Để phân tích sự đóng góp của yếu tố đầu vào biến đổi là lao động vào quá trình sản xuất người ta sử dụng các khái niệm năng suất bình quân và năng suất cận biên.

2.1 Năng suất bình quân

Năng suất bình quân hay sản phẩm bình quân của lao động (APJ là số đầu ra tính theo một đơn vị đầu vào lao động. Năng suất bình quân được xác định bằng cách lấy sản lượng đầu ra chia cho số lao động mà doanh nghiệp đã sử dụng để sản xuất ra số đầu ra đó.

Sản phẩm bình qn

(AP) == Q/ L

Trong đó: - APL: năng suất bình qn của lao động

- Q : Sản lượng đầu ra - L : số lao động đầu vào

Chẳng hạn khi sử dụng 2 đơn vị lao động để sản xuất ra 34 bộ quần áo thì năng suất bình quân của lao động sẽ là:

Tương tự khi 50 bộ quần áo được sản xuất ra với số lao động đã được sử dụng là 5 đơn vị thì năng suất bình quân của lao động là:

APl = Q/L = 50/5 = 10 bộ quần áo

Năng suất cận biên Sản phẩm cận biên (Marginal Product) là thước đo cơ bản

của năng suất phản ánh số sản phẩm tăng thêm do một đơn vị đầu vào bổ sung mang lại và được tính bằng cơng thức sau đây:

Nếu đầu vào là lao động thì ta có cơng thức xác định năng suất cận biên hay sản phẩm cận biên của lao động (MPJ như sau:

Sản phẩm cận biên lượng của lao động

(MPl) =

Trong đó

- MPI: năng suất cận biên của lao động

- ∆Q : Thay đổi của tổng sản lượng (đầu ra)

- ∆L; Thay đổi của lượng lao động (đầu vào)

Để nghiên cứu năng suất cận biên, chúng ta hãy bỏ qua các yếu tố sản xuất khác (chẳng hạn coi máy móc, thiết bị... là cố định) và chỉ xem xét mối quan hệ giữa lao động và sản lượng hàng hoá sản xuất ra. Theo biểu trên ta thấy, sản lượng tăng lên 15 bộ quần áo khi sử dụng người lao động thứ 1. Ta gọi đấy là sản phẩm cận biên của người lao động thứ nhất (MP). sản phẩm cận biên của người lao động thứ hai sẽ là 19 bộ quần áo (=34-15).

Nếu đầu vào là tư bản thì sản phẩm cận biên hay năng suất cận biên của tư bản cũng

xây dựng tương tự.

Trong ví dụ của chúng ta, với các số liệu ở Bảng 5.1 giả định khi lượng tư bản K cố định ở mức bằng 1 đơn vị thì kết quả tính tốn năng suất bình qn và năng suất cận biên của lao động được thể hiện ở Bảng 5.2 sau đây:

Một phần của tài liệu Tài liệu kinh tế vi mô lý thuyết (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w