KQ AP(Q/) MP(∆Q/∆)

Một phần của tài liệu Tài liệu kinh tế vi mô lý thuyết (Trang 80 - 83)

0 1 2 3 4 5 6 7 1 1 1 1 1 1 1 1 0 15 34 44 48 50 51 47 - 15 17 14,33 12 10 8,5 6,71 - 15 19 10 4 2 1 -4

Hình 5.1: Sản phẩm cận biên của lao động

Căn cứ vào Hình 5.1 ta thấy người lao động thứ 2 làm tăng tổng sản lượng từ 15 bộ quần áo (điểm B) đến 34 bộ quần áo (điểm C). Như vậy sản phẩm cận biên của người lao động thứ 2 là 19 bộ quần áo. Câu hỏi đặt ra là tại sao năng suất cận biên MP của người thứ hai lại nhiều hơn người thứ nhất?. Đấy là do có sự phân cơng lao động trong q trình sản xuất. Trong trường hợp chỉ có 1 người lao động thì phải làm tất cả các cơng việc như trải vải, đo cắt và may. Khi có thêm một người lao động thì xuất hiện sự phân cơng và chun mơn hố làm cho năng suất tăng lên. Tóm lại sản phẩm cận biên khác nhau của người lao động được lý giải bởi cách thức tổ chức quá

trình lao động chứ khơng phải do khả năng của riêng họ. Tuy nhiên nếu cứ gia tăng mãi lao động thì điều gì xảy ra với sản phẩm cận biên MP?

2.3. Quy luật năng suất cận biên giảm dần

Đối với hầu hết các quá trình sản xuất, sản phẩm cận biên của lao động giảm dần ở một thời điểm nhất định (và điều này cũng đúng với sản phẩm cận biên của các đầu vào khác). Quy luật năng suất cận biên giảm dần phát biểu rằng: năng suất cận biên của một đầu vào biến đổi sẽ giảm dần khi sử dụng ngày càng nhiều hơn đầu vào đó trong q trình sản xuất (với điều kiện giữ nguyên lượng sử dụng các đầu vào

cố định khác). Lý do là vì khi càng nhiều đơn vị đầu vào biến đổi chẳng hạn lao động được sử dụng thì sẽ khơngcó các yếu tố cố định như vốn, đất đai, nhà xưởng, không gian... để kết hợp với lao động trong q trình sản xuất đó. Thực tế đúng như vậy, nếu các yếu tố đầu vào khác cố định, mà số lao động sử dụng càng tăng lên thì thời gian chờ đợi, thời gian "chết" sẽ nhiều hơn và do đó số sản phẩm cận biên của lao động sẽ giảm đi. Điều này xảy ra vì việc đưa thêm một đơn vị lao động nữa vào dây chuyền sẽ làm cản trở việc sản xuất (5 người có thể vận hành một dây chuyền sản xuất tốc hơn 2 người, nhúng đến 10 người thì chỉ làm vướng chân nhau) do đơn vị lao động bổ sung ấy phải chia sẻ các đầu vào vào cố định với các đơn vị lao động trước đó để kết hợp tạo ra sản phẩm và nếu tiếp tục tăng thêm lao động có thể sẽ làm giảm tổng sản lượng, cũng có nghĩa là năng suất cận biên của lao động là âm.

Quy luật năng suất cận biên giảm dần là quy luật cơ bản của kỹ thuật và cơng nghệ cũng có thể hiểu rằng: mỗi một đơn vị đầu vào biến đổi tăng thêm được sử dụng trong quá trình sản xuất sẽ đem lại lượng sản phẩm bổ sung (sản phẩm cận biên) ít hđn đơn vị đầu vào trước đó

Căn cứ vào các biểu và hình trên ta thấy: sự gia tăng của sản lượng khơng được duy trì khi doanh nghiệp tiếp tục thuê thêm lao động. Số sản phẩm cận biên (bộ quần áo tăng thêm) giảm dần từ điểm C đến điểm D với MP của người lao động thứ 3 là 10 bộ quần áo, lý do:

Thêm lao động nhưng không thêm máy may nên phát sinh thời gian "chết". Với 4 lao động thì năng suất cận biên MP của người thứ 4 chỉ là 4 bộ quần áo và năng suất cận biên MP của người thứ 7 là âm (điểm H). Rõ ràng là khi thêm nhiều lao động thì mỗi lao động chỉ có ít vốn và diện tích sản xuất để làm việc. Như vậy năng suất cận biên sẽ giảm dần.

Quy luật năng suất cận biên giảm dần cho biết rằng khi sử dụng ngày càng nhiều một số lượng đầu vào biến đổi với một lượng đã cho đầu vào cố định thì sau một thời điểm nào đó năng suất của đầu vào biến đổi giảm dần. Đường tổng sản lượng TP mô tả sự thay đổi của đầu ra khi lượng đầu vào biến đổi (lao động) được sử dụng trong quá trình sản xuất tăng lên có dạng hình chng do tính đơn điệu tăng của hàm sản xuất.

Sản phẩm cận biên của đầu vào biến đổi là độ dốc của đường TP, tăng sau đó giảm đến 0 khi sản lượng Q là lớn nhất và tiếp đó là âm. Nếu mỗi lao động tăng thêm làm ra được nhiều sản phẩm hơn những đơn vị lao động trước đó (năng suất cận biên tăng) thì năng suất bình quân sẽ tăng lên. Ngược lại nếu mỗi lao động bổ sung làm ra được ít sản phẩm hơn đơn vị lao động trước đó (năng suất cận biên giảm) thì năng suất bình quân giảm xuống.

Hình 5.2: Mối quan hệ giữa Năng suất bình quân và Năng suất cận biên

Đường biểu diễn sản phẩm bình qn cũng có dạng hình chng, sản phẩm bình quân lúc đầu tăng khi năng suất cận biên nằm trên năng suất bình qn, sau đó sản phẩm bình quân sẽ giảm khi năng suất cận biên nằm dưới năng suất bình quân và cuối cùng năng suất bình quân đạt giá trị lớn nhất khi năng suất cận biên bằng năng suất bình qn. Nói một cách khác khi năng suất cận biên lớn hơn năng suất bình quân thì đẩy năng suất bình quân lên, khi năng suất cận biên nhỏ hơn năng suất bình quân thì kéo năng suất bình quân xuống; khi năng suất cận biên bằng năng suấtbình quân thì năng suất bình qn khơng tăng, khơng giảm vào điểm lớn nhât.

Mối quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất cận biên của lao động cũng như xu hướng thay đổi của chúng có thể phân tích và minh hoạ trên hình

5.2 và cũng có thể chứng minh bằng đại số đối với những sinh viên có kiến thức về tốn học«.

Một phần của tài liệu Tài liệu kinh tế vi mô lý thuyết (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w