I. ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU 1 Co giãn của cầu theo giá (Edf)
cầu theo giá =
lượng cầu hàng hoá với sự thay đổi của giá cả, với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên, Độ co giãn này được tính theo cơng thức sau:
Độ co giãn của
cầu theo giá =
Độ co giãn là thước đo khơng đơn vị vì mức thay đổi phần trăm của biến số không phụ thuộc vào đơn vị đo biến số đó. Ví dụ, nếu chúng ta đo giá bằng triệu đồng, giá thay đổi từ 1 triệu đến 1,5 triệu nghĩa với tăng 0,5 triệu. Nếu chúng ta đo giá bằng đồng, giá thay đổi từ 100 đến 150 đồng nghĩa với tăng 50 đồng. Mức giá tăng thứ nhất là 0,5 đơn vị trong khi mức giá tăng thứ hai là 50 đơn vị nhưng trong cả hai trường hợp giá đều tăng 50 phần trăm .
Dấu và độ co giãn: Đưòng cầu dốc xuống nên khi giá của hàng hoá tăng thì lượng cầu giảm . Vì giá cả tăng dẫn đến lượng cầu giảm nên độ co giãn của cầu theo giá là số âm. Tuy nhiên, độ lớn hay giá trị tuyệt đối của độ co giãn của cầu theo giá mới cho biết mức độ phản ứng - co giãn như thế nào - của cầu.
Để so sánh độ phản ứng, chúng ta dùng độ lớn của độ co giãn của cầu và bỏ qua dấu âm.
1,3. X ác định độ co giãn a) Các cách tính
Để tính độ co giãn của cầu, chúng ta cần biết lượng cầu ứng với các mức giá khác nhau trong khi tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến cầu của người tiêu dùng vẫn giữ nguyên. Giả định rằng chúng ta có số liệu về giá và lượng cầu bánh ngọt và tính độ co giãn của cầu ngọt.
Hình 3.2 minh họa đường cầu bánh ngọt và cho biết lượng cầu phản ứng với mức thay đổi nhỏ của giá như thế nào. Ban đầu, giá là 9.500 đồng một bánh ngọt và bán được 41 bánh ngọt trong 1 ngày - điểm ban đầu trên hình vẽ. Sau đó giá tăng lên đến 10.500 đồng một chiếc bánh ngọt và lượng cầu giảm xuống 39 bánh ngọt một ngày - điểm mới trên hình vẽ. Khi giá tăng 1000 đồng trên một chiêc bánh ngọt, lượng cẩu gi.ảm 2 chiếc bánh ngọt một ngày.
Để tính độ co giãn của cầu, chúng ta biểu thị sự thay đổi của giá và lượng cầu là tỷ lệ phần trăm của giá trung bình (Ptb) và lượng trung bình (Qtb,). Bằng cách dùng giá trung bình và lượng trung bình, chúng ta tính độ co dãn tại điểm trên đường cầu và là trung điểm của điểm ban đầu và điểm mói. Giá ban đầu là 9.500 đồng và giá mới là 10.500 đồng, vì vậy giá trung bình là 10.000 đồng. Giá tăng 1000 đồng nghĩa là 10 phần tràm giá trung bình. Nghĩa là:
P/Ptb =10%.
Lượng cầu ban đầu là 41 bánh ngọt và lượng cầu mới là 39 nên lượng cầu trung bình là 40 bánh ngọt. Lượng cầu giảm 2 bánh ngọt bằng 5 phần trăm của lượng trung bình. Nghĩa là:
Q/Qtb = 5%.
Do vậy độ co giãn của cầu theo giá là mức thay đổi phần trăm của lượng cầu (5 phần trăm) chia cho mức thay đổi phần trăm của giá (10 phần trăm) là 0,5. Nghĩa là
Hình 3.2 Tính độ co giãn của cầu Độ co giãn của cầu được tính theo cơng thức sau:
Độ co giãn của cầu
theo giá =
Cách tính này đo độ co giãn tại mức giá trung bình là 10.000 đồng một chiếc bánh ngọt và lượng trung bình là 40 chiếc bánh ngọt.
Trong công thức này, chữ cái Hy lạp delta () ký hiệu cho “sự thay đổi” và % ký hiệu cho “sự thay đổi phần trăm”
Cách tính độ co giãn như trên còn được gọi là co giãn đoạn (khoảng). Chúng ta có thể hiểu đó là việc xác định độ co giãn trên một đoạn nào đó của đường cầu.
Giá và lượng trung bình: Chúng ta sử dụng giá và lượng trung bình để tránh có hai giá trị độ co giãn của cầu, phụ thuộc vào liệu giá tăng hay giảm. Giá tăng 1000 đồng tương đương với 10,5% của 9.500 đồng và lượng giảm 2 chiếc bánh ngọt tương đương với 4,9% của 41 chiếc bánh ngọt. Nếu chúng ta sử dụng số liệu này để tính độ co giãn, chúng ta thu được giá trị 0,47. Giá giảm 1000 đồng tương đương vói 9,5% của 10.500 đồng và lượng tăng 2 chiếc bánh ngọt tương đương với 5,1% của 39 chiếc bánh ngọt. Sử dụng số liệu này để tính độ co giãn, chúng ta thu được giá trị 0,54. Bằng cách dùng giá và lượng cẳu trung bình, độ co giãn là 0,5 bất kể giá tăng hay giảm.
Phần trăm và tỷ lệ: Độ co giãn là tỷ lệ thay đổi phần trăm của lượng cầu so với tỷ lệ thay đổi phần trăm của giá. Điều này tương đương với mức thay đổi tỷ lệ của lượng cầu chia cho mức thay đổi tỷ lệ của giá. Mức thay đổi tỷ lệ của giá là ∆P/Ptb và mức thay đổi tỳ lệ của ỉượng cầu là ∆Q/Qtb. Mức thay đổi phần trăm là mức thay đổi tỷ lệ nhân với 100. Vì vậy khi chúng ta chia mức thay đổi phần trăm này vói mức thay đổi phần trăm khác, giá trị 100 bị huỷ bỏ và kết quả giống như chúng ta thu được bằng cách dùng sự thay đổi tỷ lệ.
giãn trong trường hợp trên là vơ cùng nhỏ, ta có thể coi đoạn đường cầu đó là một điểm và khi đó độ co giãn được tính tốn theo cơng thức sau đây:
EDP= dQ/dP *P/Q Trong đó: dQ/dP = Q'P = 1 /P’Q
P,Q là giá và sản lượng tại điểm cần tính độ co giãn.
b) Các giá trị có thể
Hình 3.3 trình bày ba đường cầu thể hiện tồn bộ khoảng co giãn có thể có của cầu. Trong hình 3.3(a), lượng cầu khơng đổi bất kể giá như thế nào. Nếu lượng cầu khơng đổi khi giá thay đổi thì độ co giãn của cầu là bằng 0 và hàng hố được coi là có cầu hồn tồn khơng co giãn. Một hàng hố có độ co giãn của cầu rất thấp (có lẽ bằng 0
trong một khoảng giá nào đó) là thuộc Insulin. Insulin có vai trị quan trọng đối với người bị bệnh tiểu đường. Họ sẽ mua lượng Insulin đủ để giữ cho họ khoẻ mạnh tại bất kỳ mức giá nào. Và thậm chí với mức giá thấp, họ khơng có lý do gì để mua lượng lớn hơn.
Nếu mức thay đổi phần trăm trong lượng cầu ít hơn mức thay đổi phần trăm của giá, độ lớn của độ co giãn của cầu nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và hàng hố được coi là có cầu khơng co giãn.
Nếu mức thay đổi phần trăm của lượng cầu vượt quá mức thay đổi phần trăm của giá, độ lớn của độ co giãn lớn hơn 1 và hàng hố được coi là có cầu co giãn.
Ranh giới giữa cầu co giãn và không co giãn là trường hợp mà mức thay đổi phần trăm của lượng cầu bằng mức thay đổi phần trăm của giá. Trong trường hợp này, độ co giãn của cầu là 1 và hàng hố được coi là có cầu co giãn đơn vị. Đường cầu trong Hình 3.3(b) là ví dụ của cầu co giãn đơn vị.
Nếu lượng cầu phản ứng vơ hạn với sự thay đổi của giá thì độ lớn của độ co giãn của cầu là vơ cùng và hàng hố được coi là cầu hồn tồn co giãn. Đường cầu trong hình 3.3 (c) là ví dụ của đưịng cầu hồn tồn co giãn. Một ví dụ về hàng hố có độ co giãn của cầu rất cao (gần như vô hạn) là bút bi trong các cửa hàng văn phòng phẩm trong một trường học. Nếu hai cửa hiệu bán bút bi với cùng một mức giá, một số người mua tại cửa hiệu này và một số mua tại cửa hiệu kia. Nếu cửa hiệu này tăng giá bút chỉ một lượng rất nhỏ, trong khi cửa hiệu liền kề vẫn duy trì mức giá cũ thấp hơn, lượng cầu bút của cửa hiệu tăng sẽ giảm xuống bằng 0. Bút bi của hai cửa hiệu là hàng hố thay thế hồn hảo của nhau.
Hình 3.3 Cầu co giãn và khơng co giãn c. Độ co giãn dọc theo đường cầu tuyến tính
Độ co giãn khơng giống như độ dốc nhưng hai khái niệm có liên quan với nhau. Để hiểu chúng liên quan như thế nào, hãy quan sát độ co giãn dọc theo đường cầu tuyến tính (thẳng) - đường cầu có độ dốc khơng đổi.
Hình 3.4 minh hoạ độ co giãn dọc theo đưịng cầu tuyến tính. Hãy tính độ co giãn của cầu tại mức giá trung bình là 40 nghìn đồng một chiẽc bánh ngọt và lượng cầu trung bình là 4 chiếc bánh ngọt một ngày. Để làm được điều này, giả sử giá tăng từ 30 nghìn đồng một chiếc bánh ngọt lên đến 50 nghìn đồng một chiếc bánh ngọt. Giá thay đổi là 20 nghìn đồng và giá trung bình là 40 nghìn đồng (trung bình của 30 nghìn và 50 nghìn đồng), nghĩa là mức thay đổi tỷ lệ trong giá là
∆P/Ptb=20/40
Tại mức giá 30 nghìn đồng một chiếc bánh ngọt, lượng cầu là 8 chiếc bánh ngọt một ngày. Tại mức giá 50 nghìn đồng một chiếc pizza, lượng cầu bằng 0. Vì mức thay đổi trong lượng cầu là 8 chiếc bánh ngọt một ngày và lượng trung bình là 4 chiếc một ngày (trung bình của 8 và 0) nên mức thay đổi tỷ lệ của lượng cầu là
∆Q/Qtb= 8/4
Chia mức thay đổi tỷ lệ lượng cầu với mức thay đổi của giá thu được (∆Q/Qtb)/ (∆P/Ptb) = (8/4)/(20/4)= 4
Bằng cách tương tự, chúng ta có thể tính độ co giãn của cầu tại bất kỳ mức giá và lượng nào dọc theo đường cầu. Vì đường cầu là đường thẳng, mức thay đổi 20 nghìn đồng của giá mang đến sự thay đổi về lượng 8 chiếc bánh ngọt tại bất kv giá trung bình nào. Do đó trong công thức độ co giãn, ∆Q = 8 và ∆P = 20 bất kể lượng trung bình và giá trung bình. Tuy nhiên giá trung bình càng thấp, lượng cầu trung bình càng cao. Vì vậy giá trung bình càng thấp, lượng cầu co giãn càng thấp.
Hình 3.4 Co giãn dọc theo đường cầu tuyến tính
Ngồi ra, chúng ta có thể sử dụng phương trình đường thẳng tuyến tính để xác định hệ số co giãn tại từng điểm. Hình 3.4 minh họa đưịng cầu có phương trình là : Q=20 - 0,4P
Độ co giãn được xác định bằng công thức
EDP= dQ/dP*P/Q
Dễ dàng nhận thấy dQ/dP = -0,4. Trên đường cầu hinh 3.4, độ co giãn của cầu theo giá là tại điểm cắt trục tung (P=50, Q=0) sẽ là vô cùng. Độ co giãn tại trung điểm (P = 25, Q=20) sẽ là 1. Trên trung điểm, cầu co giãn (độ co giãn của giá lớn hơn 1) và dưới trung điểm, cầu không co giãn (độ co giãn của giá nhỏ hơn 1). Cầu hồn tồn khơng co giãn khi giá bằng 0 (P=0, Q=20).
d) Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu
Giá trị của độ co giãn của cầu được ước lượng từ mơ hình chi tiêu trung bình của người tiêu dùng và bảng 3.1 mimh họa một vài ví dụ về độ co giãn của cầu theo giá.
Bạn có thể nhận thấy rằng độ co giãn trên thực tế cùa cầu sẽ rất khác nhau đối với
các hàng hóa khác nhau. Độ co giãn của kim loại là 1,52 trong khi độ co giãn của thịt chỉ là 0,2. Điều gì khiến cầu cùa một số hàng hoá co giãn và cầu của các hàng hố khác khơng co giãn? Độ co giãn phụ thuộc vào ba nhân tố chính sau:
■Sự sẵn có của hàng hố thay thế.
■Tỷ lệ thu nhập chi tiêu cho hàng hoá. ■Khoảng thời gian khi giá thay đổi.
Bảng 3.1 Độ co giãn của cầu theo giá
Sản phẩm Độ co giãn của cầu theo giá
Kim loai* Đồ gỗ 1,25 Ĩ tơ 1,14 Giao thông 1,03 Cầu ít co giãn 0,92 Gas, điện, nước
Dầu lửa 0,91 Hóa chất 0,89 Đồ uống 0,78 Thuốc lá 0,61 Thực phẩm 0,58 . Quần áo 0,49 Sách, báo, tạp chí 0,34 Thit 0,20 Sự sẵn có của hàng hố thay thế
Nếu một hàng hóa càng có nhiều hàng hố thay thế, cầu hàng hố đó càng co giãn. Ví dụ, kim loại có hàng hố thay thế tốt như nhựa nên cầu kim loại co giãn. Ngược lại, dầu lửa có ít hàng hố thay thế nên cầu co giãn thấp.
Trong ngôn ngữ hàng ngày chúng ta gọi một vài hàng hóa như thực phẩm và nhà ởlà hàng thiết yếu và các loại hàng hoá khác như đi nghỉ ở nước ngoài là hàng xa xỉ. Hàng thiết yếu là các hàng hố mà có hàng hố thay thế rất ít và quan trọng với cuộc sống của chúng ta, vì vậy nhìn chung chúng có cầu khơng co giãn. Hàng hố xa xỉ là hàng hố thường có rất nhiều hàng thay thế và do vậy có cầu co giãn.
Ngoài ra, chúng ta cần hiểu thêm về mức độ thay thế giữa hàng hố. Có các hàng hố thay thế gần gũi (dễ dàng thay thế cho nhau) và có các hàng hóa khơng dễ dàng thay thế cho nhau. Ví dụ, ngay cả khi dầu lửa khơng có hàng hố thay thế gần gũi thì các loại dầu khác nhau là hàng hoá thay thế của nhau. Saudi Arabian Light, một loại dầu đặc biệt là hàng hoá thay thế gần của Alaskan North Slop, một lại dầu đặc biệt khác. Nếu bạn là cố vấn kinh tế của A rập Xê-Út, bạn không dự định đơn phương tăng giá. Ngay cả khi dầu Saudi Arabian Light có đặc tính duy nhất, những loại dầu khác có thể dễ dàng thay thế nó, và hầu hết người mua sẽ rất nhạy cảm với giá của nó so sánh
với giá của các loại dầu khác. Vì vậy cầu đối với dầu Saudi Arabian Light co giãn rất cao.
Ví dụ này cũng rất thường gặp đối với nhiều hàng hoá và dịch vụ khác. Độ co giãn của cầu về thịt nói chung thường nhỏ, nhưng độ co giãn của cầu thịt bò, thịt lợn, hay thịt gà thường lốn. Độ co giãn của cầu về máy tính cá nhân thường nhỏ, nhưng độ co giản cầu máy tính Compaq, Dell hay IBM thường lởn...
Tỷ lệ thu nhập chi tiêu cho hàng koá
Các nhân tố khác không đổi, tỷ lệ thu nhập chi dùng cho hàng hoá càng cao, cầu hàng hố đó càng co giãn, Nếu chỉ có phần nhỏ thu nhập chi dùng cho hàng hố thì giá cả hàng hố thay đổi có tác động rất ít đến ngân sách tổng thể của người tiêu dùng và do đó người tiêu dùng khơng mấy quan tâm đến sự thay đổi của giá. Tuy nhiên, sự gia tăng nhỏ của giá cả hàng hoá mà chiếm tỷ lệ lổn trong ngân sách của người tiêu dùng sẽ làm người tiêu dùng phải giảm đáng kể lượng mua hàng hố đó.
Để đánh giá tầm quan trọng của tỷ lệ thu nhập chi dùng cho hàng hoá, hãy xem độ co giãn của cầu đối vói thịt bị và muốỉ của các hộ gia đình. Nếu giá thịt bị tăng gấp rưỡi (tăng 50 phần trăm), lượng thịt bò mua sẽ giảm mạnh. Các hộ gia đình sẽ chuyển sang mua các hàng hóa thay thế khác như thịt lợn, cá, gà. Nếu giá muối tăng lên gấp rưỡi, cũng tăng 50 phần trăm, hầu như khơng có sự thay đổi về lượng cầu đối với muối. Tại sao có sự khác nhau đó? Thịt bị chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách của các hộ gia đình, trong khi ni chỉ chiếm phần q nhỏ bé. Các hộ gia đình khơng muốn giá tăng, nhưng họ rất ít khi để ý đến ảnh hưỏng của giá mi tăng trong khi giá thịt bị tăng ảnh hưởng đến đến ngân sách của các hộ gia đình.
Khoảng thời gian từ khi giá thay đổi
Khoảng thời gian kể từ khi giá thay đổi càng dài, độ co giãn của cầu càng lớn. Khi giá thay đổi, người tiêu dùng thường tiếp tục mua lượng hàng hoá tương tự trong thời điểm đó. Tuy nhiên, khi có đủ thời gian, họ tìm hàng hố thay thế có thể chấp nhận được và có chi phí ít hơn. Khi q trình thay thế xảy ra, lượng cầu đối với hàng hóa ban đầu sẽ giảm mạnh hay là cầu co giãn, ở đây, khái niệm ngắn hạn liên quan đến thòi kỳ trong đó ít nhất một vài sự điều chỉnh là không thể thực hiện được. Dài hạn là một thời kỳ đủ để thực hiện các sự điều chỉnh. Thơng thưịng cầu dài hạn co giãn hơn cầu ngắn hạn.
Một ví dụ của sự tăng giá kéo dài là giá dầu tăng gấp bốn lần xảy ra trong năm