Thặng dư tiêu dùng:

Một phần của tài liệu Tài liệu kinh tế vi mô lý thuyết (Trang 64 - 66)

II. LÝ THUYẾT LỢI ÍCH

5. Thặng dư tiêu dùng:

Các khái niệm lợi ích (U), lợi ích cận biên (MU) và quy luật lợi ích cận biên giảm dần đóng vai trị rất quan trọng trong phân tích của chúng ta về hành vi người tiêu dùng, nó khơng chỉ giải thích vì sao người ta lại mua một hàng hố cũng như khi nào sẽ thơi mua chúng vào thịi điểm nào đó mà cịn giúp chúng ta hiểu rõ thêm khái niệm, ý nghĩa và phương pháp xác định thặng dư người tiêu dùng.

Thặng dư tiêu dùng (CS) là sự chênh lệch giữa lợi ích cận biên của người tiêu dùng một đơn vỊ hàng hố nào đó (MU) với chi phí tăng thêm để thu được lợi ích đó hay giá hàng hóa, tức là sự khác nhau giữa giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một hàng hoá và giá mà thực tế đã trả khi mua hàng hố đó. Tổng hợp thặng dư tiêu dùng của từng cá nhân là thặng dư tiêu dùng chung của thị trưòng. Người tiêu dùng đạt trạng thái cân bằng bằng cách gia tăng mua một sản phẩm cho đến khi lợi ích mà họ gán cho đơn vị sản phẩm cuốỉ cùng bằng vối mức giá của sản phẩm đó. Như vậy, thặng dư của ngưịi tiêu dùng là khoản lợi ích rịng mà người tiêu dùng thu được do việc có thể mua một sản phẩm. Nói cách khác, đó là hiệu số giữa số lượng tiền tối đa mà người tiêu dùng muốn trả và số lượng tiền trong thực tế đã trả.

Trong hình 4.3 giá thị trường bằng 2000 đồng một cốc nước cam được thể hiện bằng đường ngang BE, nó phản ánh chi phí cận biên của người tiêu dùng. Trong trạng thái rất khát và mệt, người tiêu dùng A sẵn sàng trả cho cốc nước cam thứ nhất là 4000 đồng. 4000 đồng đó phản ánh lợi ích cận biên mà người tiêu dùng cảm nhận đối với cốc nước cam thứ nhất và được thể hiện bằng ô chữ nhật to ứng với cốc nước cam thứ nhất. Nhưng trên thực tế, người tiêu dùng này chỉ phải trả 2000 đồng một cốc theo giá thị trường, được thể hiện bằng ô chữ nhật in đen mà ở dưới ứng với cốc nước cam thứ nhất. Do vậy người tiêu dùng A sẽ có được một khoản thặng dư 2000 đồng (=4000-2000) thể hiện bằng ô chữ nhật có chấm chấm ở trên. Tương tự với cốc nước cam thứ hai, thặng dư của ngưòi tiêu dùng A sẽ chỉ là 1000 đồng (=3000-2000). Thặng dư xuất hiện do người tiêu dùng được hưởng nhiều hơn mức họ phải trả. Người tiêu dùng là người tôi đa hố lợi ích, nên anh ta sẽ mua nước cam cho đến khi lợi ích cận biên của cốc nước cam cuối cùng bằng với chi phí cận biên của nó là 2000 đồng (giá thị trường). Người tiêu dùng A sẽ mua đến cốc nước cam thứ ba. Anh ta không mua cốc nước cam thứ bốn vì đối với anh ta nó chỉ đáng 1000 đồng. Như vậy giá của cốc nước cam bằng lợi ích cận biên của cốc nước cam cuối cùng mà người tiêu dùng A mua.

Do quy luật lợi ích cận biên giảm dần, người tiêu dùng sẽ hưởng được thặng dư tiêu dùng ở các cốc nước cam trước đó. Tồn bộ thặng dư tiêu dùng đó được thể hiện bằng phần diện tích có dấu chấm chấm của hình 4.3 (nằm bên dưới đường cầu và bên trên mức giá hàng hố).

Trong ví dụ trên, chúng ta thấy trường hợp chỉ có một người tiêu dùng uống nước cam. Tuy nhiên do đường cầu thị trường là tổng cộng của các đường cầu cá nhân nên chúng ta có thể áp dụng khái niệm thặng dư tiêu dùng cho toàn bộ thị trường. Lôgic thặng dư tiêu dùng cá nhân cũng đứng với tồn bộ thị trường. Trong hình 4.4, giá thị trường bằng 2000 đồng được thể hiện bằng đường nằm ngang BE và

thặng dư tiêu đùng được thể hiện bằng tam giác CBE.

Hình 4.4 - Thặng dư tiêu dùng của thị trường

Một phần của tài liệu Tài liệu kinh tế vi mô lý thuyết (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w