1.2.1. Kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 (theo giá so sánh 2010) tăng 6.52% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2.04% (đóng góp 0.65 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung) cao hơn mức tăng 0.55% của năm 2017; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8.88% (đóng góp 1.29 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung) cao hơn mức tăng 6.38% của năm 2017; khu vực dịch vụ tăng 8.64% (đóng góp 4.49 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung) cao hơn mức tăng 6.50% của năm 2017; thuế sản phẩm trừ trợ giá sản phẩm tăng 5.28% (đóng góp 0.09 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung) cao hơn mức tăng 4.61% của năm 2017.
Cơ cấu kinh tế năm 2018 tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực (tỷ trọng khu vực II, khu vực III tăng dần qua các năm), trong đó: Khu vực nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 28.90%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 14.79%; khu vực dịch vụ chiếm 54.73%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 1.58% (cùng kỳ năm 2017 lần lượt là: 30.22%; 14.38%; 53.78% và 1.61%).
Đến cuối năm 2018 có 46/119 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, tăng 13 xã so với năm 2017, vượt 03 xã so với kế hoạch đề ra. Ngày 14/11/2018, thành phố Châu Đốc được cơng nhận hồn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2017 theo Quyết định số 1552/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
1.2.2. Xã hội
Song song với phát triển kinh tế, An Giang còn tập trung chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, xóa đói giảm nghèo, cùng nhiều phong trào khác,... góp phần làm cho kinh tế-xã hội của An Giang ngày càng khởi sắc, đổi mới toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và năng cao.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, gắn phong trào với việc xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị làm cho phong trào ngày càng khởi sắc và phát huy hiệu quả. Đến nay, tồn tỉnh có 503726 hộ gia đình văn hóa (đạt 93.24% so tổng số hộ), 861 khóm/ấp văn hóa (đạt 96.95% so tổng số ấp), 10 xã đạt chuẩn văn hóa (đạt 8.4% so tổng số xã), 12 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị (đạt 32.43%).
Tính từ đầu năm 2018, tình hình thiên tai diễn biến bất thường, mưa dông làm thiệt hại 255 căn nhà người dân, trong đó, nhà sập hồn toàn 19 căn, tốc mái, xiêu vẹo 236 căn. Xảy ra 54 điểm sụp lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch, gồm: An Phú: 10 điểm; Tân Châu: 08 điểm; Châu Phú: 03 điểm; TP.Long Xuyên: 10 điểm; Chợ Mới: 14 điểm và Phú Tân: 09 điểm, với tổng chiều dài sạt lở 2589m, làm ảnh hưởng 110 căn nhà, trong đó có 03 nhà sụp hồn tồn và 08 căn bị sụp một phần xuống sơng.
❖ Nhìn chung, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2018 đạt kết quả khá toàn diện, nhiều lĩnh vực cao hơn so năm 2017. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Tình hình sạt lở gây nhiều thiệt hại và ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân; ô nhiễm môi trường, tiếng ồn chậm được xử lý gây bức xúc dư luận xã hội. Thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc triển khai, ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ vào sản xuất. Những điểm nghẽn trong lĩnh vực đất đai, tín dụng,… chưa được giải quyết kịp thời; những lợi thế các ngành kinh tế mũi nhọn chưa khai thác tốt. Công tác quản lý các hoạt động phục vụ du lịch từng lúc, từng nơi đạt hiệu quả chưa cao. Đầu tư ứng dụng cơng nghệ thơng tin thực hiện cải cách hành chính, phục vụ nhân dân có nhiều tiến bộ tuy nhiên chưa đồng bộ, đặc biệt ở cấp
phường, xã. Sự quyết tâm về đổi mới, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo, quản lý một số nơi còn hạn chế.
[Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 - UBND tỉnh An Giang]