3.1. PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ NGHIỆP VỤ CHO CÁC TRẠM CƠ BẢN THUỘC
3.1.4. Đánh giá phương án dự báo mực nước lớn nhất ngày
Phương án dự báo lũ theo phương trình hồi quy tuyến tính nhiều biến được sử dụng số liệu mực nước của từng trạm riêng biệt để xây dựng phương án dự báo, số liệu được lấy từ các trạm quan trắc, kết quả tính tốn, chỉnh biên do Đài KTTV tỉnh, Đài KTTV khu vực Nam Bộ thực hiện và các số liệu được thu thập từ quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác; số liệu mực nước các năm được chọn để xây dựng phương án là những năm điển hình cho các năm lũ khác nhau, bao gồm lũ lớn, lũ trung bình và lũ nhỏ; số liệu sử dụng xây dựng phương án tại các trạm đảm bảo độ tin cậy, đáp ứng các yêu cầu sử dụng, nghiên cứu.
Phương án dự báo mực nước cao nhất ngày dựa theo phương pháp phương trình hồi quy tuyến tính nhiều biến đã được xây dựng, tại Đài KTTV tỉnh An Giang còn kết hợp với phương pháp thống kê tương tự. Phương án dự báo dựa vào phương trình hồi quy và kết quả mơ phỏng mực nước thủy triều, kết hợp với phân tích xu thế và tính mực nước tương ứng, dựa trên sự phân tích, đánh giá q trình biến đổi của chuỗi yếu tố quan trắc được trong lịch sử thông qua một số chỉ tiêu (tính chu kỳ, tương tự, khả năng đột biến). Phương án này đơn giản song cho chất lượng dự báo tương đối chính xác, nhưng phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của dự báo viên. Phương án này dùng để dự báo mực nước cao nhất ngày trong mùa lũ, với thời gian dự kiến 05 ngày cho những trạm chịu ảnh hưởng của thủy triều. Phương pháp sử dụng số liệu mực nước đặc trưng của trạm dự báo để xây dựng tương quan với các trạm cùng triền sơng hoặc với các trạm lân cận có chế độ thủy văn tương tự và có tương quan chặt chẽ, ổn định.
Đối với các trạm đầu nguồn sông Cửu Long như Tân Châu, Châu Đốc phải xét đến lượng mưa và thời gian truyền lũ từ các trạm thượng nguồn sông Mekong, phương pháp dự báo này chưa xét đến lượng mưa tại chỗ vì mức độ nước dâng do mưa khơng lớn đối với các trạm trên dịng sơng chính. Riêng vùng nội đồng Tứ giác
Long Xuyên có sự biến đổi lớn do mưa nên cần phải xét đến lượng mưa tại chỗ, điều này phụ thuộc rất nhiều vào dự báo điểm về mưa định lượng trong thời gian 1-10 ngày.
Nhìn chung, phương án dự báo lũ các trạm thủy văn cơ bản thuộc tỉnh An Giang bằng phương trình hồi quy nhiều biến đã được xây dựng và áp dụng dự báo thử nghiệm cho từng trạm đều đạt yêu cầu. Phương án này đơn giản, dễ thực hiện, độ chính xác cao, kết quả dự báo mực nước cao nhất ngày, với thời gian dự kiến 5 ngày tại các trạm đều đạt trên 80%. Tuy nhiên, kết quả dự báo còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác như: ảnh hưởng hoạt động của hệ thống hồ đập thủy điện bậc thang thượng nguồn sơng Mekong, cơng trình thủy lợi tại địa phương, các số liệu dự báo mực nước của trạm thượng nguồn, trạm triều ở vùng hạ lưu sông, dự báo mưa định lượng và yếu tố chủ quan trong phân tích của dự báo viên.