Phân bố mực nước thấp nhất năm thời kỳ 1985-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn phương án dự báo lũ cho các trạm thủy văn cơ bản tỉnh an giang phục vụ công tác dự báo nghiệp vụ (Trang 31 - 33)

- Lưu lượng dòng chảy mùa kiệt nhỏ nhất năm

Dịng chảy sơng Mekong tuy phong phú, song phân bố không đều theo thời gian, mùa lũ từ tháng V đến tháng XI chiếm tới 80% đến 90%, mùa kiệt từ tháng XII đến tháng IV năm sau chỉ có 10% đến 20% lượng dòng chảy năm. Ở An Giang, lưu lượng kiệt nhất năm xuất hiện vào tháng III hoặc tháng IV. Tùy thuộc vào độ lớn lũ năm trước và cường độ thủy triều năm sau, mà lưu lượng nhỏ nhất trung bình ngày hàng năm của sơng Tiền qua mặt cắt Tân Châu dao động từ 1100m3/s đến 3900m3/s, của sông Hậu qua mặt cắt Châu Đốc từ 250m3/s đến gần 600m3/s [4].

Bảng 1-8. Lưu lượng trung bình ngày nhỏ nhất (Qm3/s) trên sơng chính ở An Giang

Trạm Qmin lớn nhất/năm Qmin nhỏ nhất/năm Qmin trung bình/năm

Tân Châu (1996-2015) 3490 1120 2310

Châu Đốc (1996-2015) 590 264 427

Vàm Nao (1996-2015) 1460 391 925

1.1.5.3. Thủy triều

Thủy triều trong các sông ở An Giang là do từ biển truyền vào. Từ phía biển Đơng thủy triều mang tính chất bán nhật triều truyền vào hạ lưu châu thổ Mekong qua chín cửa của sơng Tiền và sông Hậu với độ lớn thủy triều dao động từ 2.00÷3.50m. Từ phía biển Tây, thủy triều truyền vào qua các sông dọc từ Rạch Sỏi đến Hà Tiên, với độ lớn thủy triều ít khi vượt quá 1.0m và mang tính chất nhật triều khơng đều là chủ yếu.

Như vậy, An Giang vừa là tỉnh có vùng chịu ảnh hưởng chính của sóng triều biển Đông (bốn huyện, thị cù lao nằm giữa sơng Tiền và sơng Hậu) lại vừa có vùng chịu ảnh hưởng tổng hợp của sóng triều biển Đơng và sóng triều biển Tây (7 huyện, thị, thành nằm trong TGLX) [4].

- Mực nước đỉnh triều và chân triều trên hệ thống sơng chính

Xét trên đường q trình mực nước giờ của các trạm Long Xuyên và Châu Đốc (sông Hậu), Chợ Mới và Tân Châu (sơng Tiền) thì ở đây chế độ bán nhật triều chiếm ưu thế, cịn số ngày có chế độ nhật triều trong tháng hầu như không đáng kể.

Cứ trong khoảng nữa tháng có 3 đến 5 ngày triều cường, sau đó, triều giảm dần kéo dài khoảng 5 đến 6 ngày, tiếp đó là 3 đến 5 ngày triều lên và xuống rất yếu gọi là kỳ nước kém. Các kỳ con nước ở đây lặp lại một cách tuần hoàn nhưng khác nhau về cường độ, hết kỳ nước cường, triều giảm chuyển sang kỳ nước kém, hết kỳ nước kém, triều tăng lên lại đến kỳ nước cường.

Trong mỗi ngày có hai đỉnh và hai chân triều, mực nước hai đỉnh triều trong ngày của các trạm trên chênh nhau từ 0.10÷0.40m và hai chân triều chênh nhau từ 0.30÷0.70m (ở vùng cửa sơng có khi tới gần 2.00m). Trong một chu kỳ triều, các chênh lệch trên cũng có những dao động đáng kể, giá trị thấp nhất thường xuất hiện vào kỳ triều kém và lớn nhất vào thời kỳ triều cường. Trong một năm, mực nước đỉnh triều và chân triều cũng có nhiều thay đổi. Đầu mùa mưa, do ảnh hưởng của lượng nước sông từ thượng nguồn chảy về nhiều dần, dẫn đến mực nước đỉnh triều và chân triều bắt đầu tăng và đạt trị số lớn nhất vào tháng 9 hoặc tháng 10 [4].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn phương án dự báo lũ cho các trạm thủy văn cơ bản tỉnh an giang phục vụ công tác dự báo nghiệp vụ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)