BỘ CSDL KTTV PHỤC VỤ DỰ BÁO LŨ TỈNH AN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn phương án dự báo lũ cho các trạm thủy văn cơ bản tỉnh an giang phục vụ công tác dự báo nghiệp vụ (Trang 41 - 43)

1.3.1. Thu thập, xử lý và xây dựng bộ CSDL KTTV

Để phục vụ xây dựng bộ CSDL KTTV, lập các bản đồ, đánh giá diễn biến KTTV, cũng như phục vụ công tác dự báo KTTV, luận văn cần tiến hành thu thập, tổng hợp các loại số liệu, tài liệu chính sau:

1) Số liệu quan trắc của các trạm KTTV trên địa bàn tỉnh An Giang, các tỉnh lân cận và khu vực thượng nguồn sông Mekong. Nguồn số liệu, tài liệu lưu trữ của các trạm KTTV, Đài KTTV tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận; Đài KTTV khu vực Nam Bộ; Ủy ban liên quốc gia sông Mekong;

2) Tổng hợp tài liệu trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu thơng tin có liên quan, các tài liệu thu thập được từ quá trình thực hiện đề tài, từ các đề tài đã thực hiện trước đây, từ các cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã, các niên giám thống kê của tỉnh, huyện có liên quan đến phân bố dân cư và các hoạt động KT-XH, các tài liệu về điều kiện tự nhiên [2].

1.3.2. Đánh giá kết quả thu thập, xử lý số liệu và xây dựng bộ CSDL KTTV

- Bộ số liệu KTTV: trên cơ sở kế thừa đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ

cấp tỉnh, bộ CSDL KTTV đã thu thập đảm bảo đáp ứng các u cầu về tính tốn, phân tích, đánh giá các phân bố KTTV theo thời gian và không gian. Thời gian thu thập số liệu các yếu tố KTTV trải dài hơn 90 năm từ 1926 đến 2017, tùy thuộc vào quá trình hoạt động quan trắc thực của từng trạm, từng yếu tố và từng đặc trưng cụ thể cùng với tư liệu thực được lưu trữ qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau mà có chuỗi số liệu tương ứng dài, ngắn khác nhau, dài nhất là 92 năm (chuỗi Hmax và Hmin của trạm Tân Châu, Châu Đốc), các chuỗi khác cịn lại có độ dài dao động từ 16 năm đến 76 năm. Ngồi ra, để thực hiện cơng tác dự báo lũ 2018, luận văn đã thu thập thêm

số liệu dự báo triều năm 2018 của trạm Vàm Kênh, Trần Đề và số liệu mực nước, lưu lượng dự báo của trạm Kratie [2].

- Về cơ sở pháp lý: hiện trạng lưới trạm quan trắc KTTV được thu thập số liệu

đều được đánh giá theo hệ thống các tiêu chí của Quốc gia và WMO, được trang bị thiết bị quan trắc theo đúng quy định và được kiểm định thường xuyên theo tiêu chuẩn ngành KTTV [2].

- Sai số của chuỗi số liệu: có hai sai số chính yếu nhất là sai số dụng cụ quan

trắc tức sai số quan trắc trực tiếp và sai số quan trắc gián tiếp tức sai số bình phương tối thiểu từ các quan hệ tương quan, các tốn đồ giải tích và các phương án chỉnh biên,...[2].

Nhận xét chung về kết quả thực hiện nội dung của Chương 1

Trong Chương này, luận văn đã nghiên cứu và trình bày một số nội dung chính về địa lý tự nhiên, đặc điểm về dân cư, kinh tế và xã hội tỉnh An Giang. Nghiên cứu này đã làm sáng tỏ tính đa dạng, phong phú và phức tạp của hệ thống vật lý KTTV tỉnh An Giang cũng như mối quan hệ có tính chất ràng buộc và chi phối trong quá trình xây dựng, phát triển KT-XH, PCTT và bảo vệ môi trường của địa phương với các quá trình KTTV, nhất là trong bối cảnh BĐKH toàn cầu và cộng hưởng thêm tác động của sự biến đổi dịng chảy kiệt, lũ của sơng Mekong do hệ thống đập thủy nông và thủy điện ở khu vực thượng nguồn gây ra cho khu vực hạ nguồn.

Nghiên cứu đã dùng hệ thống tiêu chí quy trình quy phạm chun ngành đánh giá bộ số liệu thu thập. Qua công tác kiểm tra, đánh giá sai số, tất cả đều nằm trong phạm vi sai số cho phép, số liệu phục vụ tốt cho các u cầu tính tốn, nghiên cứu của luận văn.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ CHO CÁC TRẠM CƠ BẢN THUỘC TỈNH AN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn phương án dự báo lũ cho các trạm thủy văn cơ bản tỉnh an giang phục vụ công tác dự báo nghiệp vụ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)