Trạm QTRLmax lớn nhất/năm QTRLmax nhỏ nhất/năm QTRLmax trung bình/năm
Tân Châu (1996-2015) 4350 1480 2918
Châu Đốc (1996-2015) 1710 871 1288
- Biên độ triều trên hệ thống sơng chính
Trong một năm, biên độ triều của các trạm ven sơng cũng có những biến động mạnh mẽ. Bước vào mùa kiệt, biên độ triều của các trạm tăng dần và đạt trị số lớn nhất vàọ tháng IV hoặc V. Tiếp đó mùa lũ về, nước sơng lên, biên độ triều giảm và đạt trị số nhỏ nhất vào tháng IX hoặc X. Thay đổi dọc theo đường đi của thủy triều trong sông thể hiện rõ nhất là sự tiết giảm của biên độ triều. Dọc sông Tiền, biên độ thủy triều bình quân của Vũng Tàu lớn hơn 0.90m so với Mỹ Thuận, của Mỹ Thuận lớn hơn 0.70m so với Chợ Mới và của Chợ Mới lớn hơn 0.30m so với Tân Châu.
Biên độ triều của các trạm dọc sông Hậu cũng có mức độ tiết giảm tương tự. Song về độ lớn, nếu so sánh giữa hai sơng cùng vị trí tương ứng, biên độ triều của sông Hậu lớn hơn 0.20÷0.50m so với sơng Tiền.
- Thủy triều nội đồng
An Giang có hai vùng tách biệt nhau bởi sơng Hậu, đó là vùng 4 huyện cù lao và dải đất phía tây sơng Hậu thuộc TGLX. Chế độ thủy triều vùng 4 huyện cù lao do chế độ bán nhật triều từ biển Đông truyền vào sông Hậu, sơng Tiền, sau đó hai sóng triều có cùng nguồn gốc lại tiếp tục được truyền vào các kênh rạch tạo ra hai pha triều ngược chiều nhau (một từ sông Tiền truyền vào và một truyền từ sông Hậu vào), dẫn đến sự suy giảm độ lớn triều trong kênh rạch vùng 4 huyện cù lao rất lớn đạt tới 10cm/km, cho nên vào đến giữa trung tâm vùng, biên độ triều chỉ còn lại một nửa so với sơng chính.
Vùng TGLX chịu ảnh hưởng của hai hệ sóng triều đó là sóng triều biển Tây và sóng triều biển Đơng. Sóng triều biển Đơng mang tính chất bán nhật triều khơng đều, có biên độ lớn truyền vào TGLX qua sông Hậu theo các kênh lớn như Cái Sắn, Rạch Giá - Long Xun, Tri Tơn, Vĩnh Tế,... Sóng triều biển Tây mang tính chất nhật triều khơng đều là chính với biên độ nhỏ hơn triều biển Đông (trong chu kỳ thiên văn 19 năm, tại cửa Rạch Giá và Hà Tiên, triều biển Tây có biên độ triều cực đại 0.90m, trong khi đó tại Vũng Tàu, biên độ triều cực đại là 4.35m). Triều từ biển Tây truyền vào TGLX bằng các cửa kênh từ Rạch Sỏi đến Hà Tiên [4].
Hình 1-25. Quá trình mực nước giờ cao điểm mùa lũ trong vùng TGLX
Hình 1-26. Quá trình mực nước giờ cao điểm mùa khơ trong vùng TGLX
Thủy triều từ phía sơng Hậu truyền vào TGLX có ảnh hưởng vượt quá ranh giới hai tỉnh An Giang và Kiên Giang khoảng 4km, biên độ triều giảm với mức 3cm/km. Thủy triều phía biển Tây ảnh hưởng sâu vào TGLX khoảng từ 15km đến 25km, biên độ triều giảm 2cm/km. Do tổ hợp của hai sóng triều đã tạo nên khu giáp
Đường quá trình mực nước giờ trong mùa lũ
Các trạm Vĩnh Gia - Lị Gạch - Cơ Tơ - Vọng Thê - Vĩnh Hanh - Núi Sập (từ ngày 25 - 29/10/2006)
150 200 250 300 350 25-1 0 26-1 0 27-1 0 28-1 0 29-1 0 t (giờ) H (cm)
Vĩnh Gia Cô Tô Vọng Thê Núi Sập Lị Gạch Vĩnh Hanh
Đường q trình mực nước giờ trong mùa kiệt
Các trạm Vĩnh Gia - Lị Gạch - Cơ Tơ - Vọng Thê - Vĩnh Hanh - Núi Sập (từ ngày 27 - 31/5/2004)
-30 -20 -10 0 10 20 30 40 27-5 28-5 29-5 30-5 31-5 t (giờ) H (cm)
nước có diện tích bao gồm một phần diện tích huyện Thoại Sơn và phần lớn diện tích của hai huyện Tịnh Biên và Tri Tơn, trong khu vực giáp nước có những biến đổi về hình dạng và độ lớn triều rất phức tạp theo cả thời gian lẫn không gian.
1.1.5.4. Chất lơ lửng (phù sa)
- Thành phần cấp phôi hạt: Phù sa lơ lửng sông Cửu Long qua hai mặt cắt Tân
Châu (sông Tiền) và Châu Đốc (sông Hậu) không chứa hạt to và vừa. Thành phần cát chỉ chứa các hạt nhỏ và bụi, trong hạt bụi chỉ có các loại to và vừa. Thành phần sét chứa loại hạt bụi là chủ yếu. Tại Tân Châu loại cát hạt bụi chiếm tới 45%, Châu Đốc loại hạt bụi to chiếm tới 38%. Phù sa sơng Tiền có độ đều mịn hơn của sông Hậu, nhưng trong phù sa sông Hậu thành phần sét chiếm 34%, trong khi đó của sơng Tiền chỉ chiếm có 16%.
- Hàm lượng phù sa: Thời kỳ trước năm 2009, vào các tháng cao điểm mùa
lũ, hàm lượng phù sa lơ lửng sông Cửu Long không cao, đối với sông Hậu qua mặt cắt ngang Châu Đốc bình quân 250g/m3 và sông Tiền qua mặt cắt ngang Tân Châu là 550g/m3. Trong các tháng cao điểm của mùa khơ, hàm lượng phù sa lơ lửng có trong nước sơng Tiền và sơng Hậu dao động 30÷80g/m3.
Trong thời kỳ 2009÷2015, hàm lượng phù sa lơ lửng sơng Tiền qua mặt ngang Tân Châu trong các tháng cao điểm mùa lũ xấp xỉ 300g/m3 và sông Hậu qua mặt cắt ngang Châu Đốc gần 200g/m3; các tháng cao điểm mùa khô xấp xỉ thời kỳ trước năm 2009 [4].
Bảng 1-10. Hàm lượng phù sa lơ lửng (g/m3) chảy xi bình qn ngày lớn nhất năm
Trạm Năm 2009 2010 2011 2912 2013 2014 2015
Tân Châu 379 295 302 373 355 316 487
Châu Đốc 248 253 242 218 233 193 98
Vàm Nao 702 613 772 371 531 292 235
Qua đây thấy rằng, hàm phù sa lơ lửng mùa lũ sơng Cửu Long đang có xu hướng giảm dần trong 36 năm qua tính từ 1979÷2015, mức độ suy giảm bình qn
năm tính chung cho hai mặt cắt ngang (Tân Châu+Châu Đốc) là 11.6 g/m3/năm. Điều này phù hợp với thực tế, diễn biến của BĐKH toàn cầu, cùng với tốc độ phát triển hệ thống đập thủy nơng và thủy điện trên ḍịng chính và 21 phụ lưu của sông Mekong, đồng hành với diện tích rừng và mật độ rừng phịng hộ đầu nguồn của các nước sơng Mekong chảy qua liên tục bị thu hẹp và thưa dần,... là những nguyên nhân chính làm suy giảm hàm lượng phù sa lơ lửng sông Cửu Long.
Hình 1-27. Hàm lượng chất lơ lửng lớn nhất, nhỏ nhất trạm Tân Châu nhất, nhỏ nhất trạm Tân Châu
Hình 1-28. Hàm lượng chất lơ lửng lớn nhất, nhỏ nhất trạm Châu Đốc nhất, nhỏ nhất trạm Châu Đốc
- Tổng lượng phù sa: Tuy hàm lượng khơng cao, nhưng do tổng lượng dịng
chảy lớn, nên tổng lượng phù sa lơ lửng hàng năm của sông Tiền và sông Hậu qua hai mặt cắt ngang tại Tân Châu, Châu Đốc tương đối lớn. Trong khi đó, do có lượng dịng chảy lớn gấp 4÷5 lần sơng Hậu và hàm lượng phù sa cao hơn, nên tổng lượng phù sa sông Tiền qua mặt cắt ngang Tân Châu trong cùng các thời gian tương ứng lớn gấp nhiều lần so với của sông Hậu qua mặt cắt Châu Đốc. Trong thời kỳ 2009÷2015, tổng lượng phù sa sơng Tiền và sơng Hậu có cùng tỷ lệ suy giảm tương ứng với mức độ suy giảm hàm lượng phù sa như trình bày ở phần trên.
Bảng 1-11. Tổng lượng phù sa lơ lửng (triệu tấn/năm) gia đoạn 2009-2015
Trạm Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tân Châu 49.1 29.9 47.9 31.1 41.3 34.8 24.8
Châu Đốc 6.06 4.3 8.26 4.99 6.42 5.32 3.77
Hình 1-29. Tổng lượng chất lơ lửng vào sông Tiền tại Tân Châu sông Tiền tại Tân Châu
Hình 1-30. Tổng lượng chất lơ lửng vào sông Hậu tại Châu Đốc sông Hậu tại Châu Đốc
1.2. TỔNG QUAN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH AN GIANG
1.2.1. Kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 (theo giá so sánh 2010) tăng 6.52% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2.04% (đóng góp 0.65 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung) cao hơn mức tăng 0.55% của năm 2017; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8.88% (đóng góp 1.29 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung) cao hơn mức tăng 6.38% của năm 2017; khu vực dịch vụ tăng 8.64% (đóng góp 4.49 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung) cao hơn mức tăng 6.50% của năm 2017; thuế sản phẩm trừ trợ giá sản phẩm tăng 5.28% (đóng góp 0.09 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung) cao hơn mức tăng 4.61% của năm 2017.
Cơ cấu kinh tế năm 2018 tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực (tỷ trọng khu vực II, khu vực III tăng dần qua các năm), trong đó: Khu vực nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 28.90%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 14.79%; khu vực dịch vụ chiếm 54.73%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 1.58% (cùng kỳ năm 2017 lần lượt là: 30.22%; 14.38%; 53.78% và 1.61%).
Đến cuối năm 2018 có 46/119 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, tăng 13 xã so với năm 2017, vượt 03 xã so với kế hoạch đề ra. Ngày 14/11/2018, thành phố Châu Đốc được cơng nhận hồn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2017 theo Quyết định số 1552/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
1.2.2. Xã hội
Song song với phát triển kinh tế, An Giang còn tập trung chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, xóa đói giảm nghèo, cùng nhiều phong trào khác,... góp phần làm cho kinh tế-xã hội của An Giang ngày càng khởi sắc, đổi mới toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và năng cao.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, gắn phong trào với việc xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị làm cho phong trào ngày càng khởi sắc và phát huy hiệu quả. Đến nay, tồn tỉnh có 503726 hộ gia đình văn hóa (đạt 93.24% so tổng số hộ), 861 khóm/ấp văn hóa (đạt 96.95% so tổng số ấp), 10 xã đạt chuẩn văn hóa (đạt 8.4% so tổng số xã), 12 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị (đạt 32.43%).
Tính từ đầu năm 2018, tình hình thiên tai diễn biến bất thường, mưa dông làm thiệt hại 255 căn nhà người dân, trong đó, nhà sập hồn toàn 19 căn, tốc mái, xiêu vẹo 236 căn. Xảy ra 54 điểm sụp lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch, gồm: An Phú: 10 điểm; Tân Châu: 08 điểm; Châu Phú: 03 điểm; TP.Long Xuyên: 10 điểm; Chợ Mới: 14 điểm và Phú Tân: 09 điểm, với tổng chiều dài sạt lở 2589m, làm ảnh hưởng 110 căn nhà, trong đó có 03 nhà sụp hồn tồn và 08 căn bị sụp một phần xuống sơng.
❖ Nhìn chung, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2018 đạt kết quả khá toàn diện, nhiều lĩnh vực cao hơn so năm 2017. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Tình hình sạt lở gây nhiều thiệt hại và ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân; ô nhiễm môi trường, tiếng ồn chậm được xử lý gây bức xúc dư luận xã hội. Thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc triển khai, ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ vào sản xuất. Những điểm nghẽn trong lĩnh vực đất đai, tín dụng,… chưa được giải quyết kịp thời; những lợi thế các ngành kinh tế mũi nhọn chưa khai thác tốt. Công tác quản lý các hoạt động phục vụ du lịch từng lúc, từng nơi đạt hiệu quả chưa cao. Đầu tư ứng dụng cơng nghệ thơng tin thực hiện cải cách hành chính, phục vụ nhân dân có nhiều tiến bộ tuy nhiên chưa đồng bộ, đặc biệt ở cấp
phường, xã. Sự quyết tâm về đổi mới, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo, quản lý một số nơi còn hạn chế.
[Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 - UBND tỉnh An Giang]
1.3. BỘ CSDL KTTV PHỤC VỤ DỰ BÁO LŨ TỈNH AN GIANG
1.3.1. Thu thập, xử lý và xây dựng bộ CSDL KTTV
Để phục vụ xây dựng bộ CSDL KTTV, lập các bản đồ, đánh giá diễn biến KTTV, cũng như phục vụ công tác dự báo KTTV, luận văn cần tiến hành thu thập, tổng hợp các loại số liệu, tài liệu chính sau:
1) Số liệu quan trắc của các trạm KTTV trên địa bàn tỉnh An Giang, các tỉnh lân cận và khu vực thượng nguồn sông Mekong. Nguồn số liệu, tài liệu lưu trữ của các trạm KTTV, Đài KTTV tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận; Đài KTTV khu vực Nam Bộ; Ủy ban liên quốc gia sông Mekong;
2) Tổng hợp tài liệu trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu thơng tin có liên quan, các tài liệu thu thập được từ quá trình thực hiện đề tài, từ các đề tài đã thực hiện trước đây, từ các cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã, các niên giám thống kê của tỉnh, huyện có liên quan đến phân bố dân cư và các hoạt động KT-XH, các tài liệu về điều kiện tự nhiên [2].
1.3.2. Đánh giá kết quả thu thập, xử lý số liệu và xây dựng bộ CSDL KTTV
- Bộ số liệu KTTV: trên cơ sở kế thừa đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ
cấp tỉnh, bộ CSDL KTTV đã thu thập đảm bảo đáp ứng các u cầu về tính tốn, phân tích, đánh giá các phân bố KTTV theo thời gian và không gian. Thời gian thu thập số liệu các yếu tố KTTV trải dài hơn 90 năm từ 1926 đến 2017, tùy thuộc vào quá trình hoạt động quan trắc thực của từng trạm, từng yếu tố và từng đặc trưng cụ thể cùng với tư liệu thực được lưu trữ qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau mà có chuỗi số liệu tương ứng dài, ngắn khác nhau, dài nhất là 92 năm (chuỗi Hmax và Hmin của trạm Tân Châu, Châu Đốc), các chuỗi khác cịn lại có độ dài dao động từ 16 năm đến 76 năm. Ngồi ra, để thực hiện cơng tác dự báo lũ 2018, luận văn đã thu thập thêm
số liệu dự báo triều năm 2018 của trạm Vàm Kênh, Trần Đề và số liệu mực nước, lưu lượng dự báo của trạm Kratie [2].
- Về cơ sở pháp lý: hiện trạng lưới trạm quan trắc KTTV được thu thập số liệu
đều được đánh giá theo hệ thống các tiêu chí của Quốc gia và WMO, được trang bị thiết bị quan trắc theo đúng quy định và được kiểm định thường xuyên theo tiêu chuẩn ngành KTTV [2].
- Sai số của chuỗi số liệu: có hai sai số chính yếu nhất là sai số dụng cụ quan
trắc tức sai số quan trắc trực tiếp và sai số quan trắc gián tiếp tức sai số bình phương tối thiểu từ các quan hệ tương quan, các tốn đồ giải tích và các phương án chỉnh biên,...[2].
❖ Nhận xét chung về kết quả thực hiện nội dung của Chương 1
Trong Chương này, luận văn đã nghiên cứu và trình bày một số nội dung chính về địa lý tự nhiên, đặc điểm về dân cư, kinh tế và xã hội tỉnh An Giang. Nghiên cứu này đã làm sáng tỏ tính đa dạng, phong phú và phức tạp của hệ thống vật lý KTTV tỉnh An Giang cũng như mối quan hệ có tính chất ràng buộc và chi phối trong quá trình xây dựng, phát triển KT-XH, PCTT và bảo vệ môi trường của địa phương với các quá trình KTTV, nhất là trong bối cảnh BĐKH toàn cầu và cộng hưởng thêm tác động của sự biến đổi dịng chảy kiệt, lũ của sơng Mekong do hệ thống đập thủy nông và thủy điện ở khu vực thượng nguồn gây ra cho khu vực hạ nguồn.
Nghiên cứu đã dùng hệ thống tiêu chí quy trình quy phạm chuyên ngành đánh giá bộ số liệu thu thập. Qua công tác kiểm tra, đánh giá sai số, tất cả đều nằm trong phạm vi sai số cho phép, số liệu phục vụ tốt cho các u cầu tính tốn, nghiên cứu của luận văn.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ CHO CÁC TRẠM CƠ BẢN THUỘC TỈNH AN GIANG
2.1. TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ
Trên thế giới hiện nay, rất nhiều hệ thống dự báo nghiệp vụ đã và đang được