Tổng lượng bốc hơi tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn phương án dự báo lũ cho các trạm thủy văn cơ bản tỉnh an giang phục vụ công tác dự báo nghiệp vụ (Trang 25)

thế

1.1.4.6. Diễn biến nhiệt

Nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1985÷2015 là 27.4°C, NĐTB tháng thấp nhất là tháng I, từ tháng II NĐTB tăng nhanh, sau khi cực đại vào tháng IV, V do có mưa chuyển mùa nên NĐTB giảm dần cho đến cuối năm; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 39.4°C, từ tháng III đến tháng VI số ngày nắng nóng trung bình từ 14÷31 ngày, riêng tháng IV nắng nóng trọn tháng; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 17.0°C [3].

Hình 1-13. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối

Hình 1-15. Nhiệt độ cao nhất TB và tuyệt đối tháng TBNN đối tháng TBNN

Hình 1-16. Nhiệt độ thấp nhất TB và tuyệt đối tháng TBNN tuyệt đối tháng TBNN

1.1.5. Thủy văn

An Giang nằm vào trung tâm châu thổ Mekong, có hệ thống sơng ngịi và kênh rạch chằng chịt, có vùng đồi núi Tri Tơn-Tịnh Biên,... do đó bị tác động đầy đủ của các q trình thủy văn như dịng chảy lũ, ngập lụt, dịng chảy kiệt, phù sa sơng ngịi, thủy triều biển Đơng và biển Tây, chua phèn, sạt lở đất bờ sông,…

1.1.5.1. Đặc điểm thủy văn mùa lũ - Mực nước đỉnh lũ đầu mùa - Mực nước đỉnh lũ đầu mùa

Trong chuỗi số liệu từ năm 1985÷2015 cho thấy mực nước đỉnh lũ đầu mùa tại Tân Châu xuất hiện ở mức trên 3.50m chỉ xảy ra sau tháng VII, trong các tháng VI và VII chỉ ở mức 2.00÷3.50m [4].

Bảng 1-2. Mực nước đỉnh lũ đầu mùa (m) một số năm điển hình ở An Giang

Trạm

Năm 1985 1993 1994 1995 1996 1997 2000

Tân Châu 2.68 2.47 3.85 2.94 3.09 3.96 4.20

Châu Đốc 1.99 2.02 3.23 2.38 2.60 3.31 3.81

Thời gian 25/VI 25/VII 13/VIII 13/VIII 11/VIII 12/VIII 02/VIII

- Mực nước đỉnh lũ chính vụ

Sau lũ đầu mùa, trong các tháng VIII và IX các hệ thống thời tiết gây ra mưa hoạt động thường xuyên trên lưu vực sơng Mekong. Đối với vùng hạ lưu, q trình góp lũ từ các vùng khác nhau trên lưu vực dồn về là nguyên nhân quan trọng để hình thành lũ lớn trong năm ở An Giang.

Chuỗi tài liệu mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm từ 1926 đến 2015 của các trạm dọc sông Tiền và sông Hậu cho thấy, khu vực phía trên Vàm Nao đa số lũ lớn nhất năm xảy ra vào tháng IX, X; khu vực phía dưới Vàm Nao do ảnh hưởng của sự phân chia nước và thủy triều nên lũ lớn nhất năm xảy ra muộn hơn so với phía trên Vàm Nao khoảng từ 10 ngày đến 01 tháng. Tính từ năm 1926÷2015, trong chuỗi số liệu quan trắc dài 90 năm qua, ở An Giang tại Tân Châu vào năm 1961 có mực nước đỉnh lũ chính vụ lớn nhất là 5.11m và mực nước đỉnh lũ chính vụ thấp nhất xảy ra năm 2015 là 2.55m, chênh lệch nhau 2.56m [4].

Hình 1-17. Đường quá trình mực nước giờ trong mùa lũ

Bảng 1-3. Mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm (m) các trạm dọc sông Tiền, sông Hậu

Trạm Hmax trung bình/năm Hmax lớn nhất/năm Hmax nhỏ nhấ/năm

Tân Châu (1926-2015) 4.20 5.11 2.55

Châu Đốc (1926-2015) 3.82 4.91 2.35

Long Xuyên (1940-2015) 2.26 2.81 1.76

Chợ Mới (1963÷2015) 2.80 3.58 2.02

Đường quá trình mực nước giờ trong mùa lũ

Các trạm Tân Châu - Châu Đốc - Chợ Mới - Long Xuyên - Tri Tôn - Xuân Tô từ 01/06 - 30/11/2000

0 100 200 300 400 500 600 0 1 /0 6 1 0 /0 6 2 0 /0 6 0 1 /0 7 1 0 /0 7 2 0 /0 7 0 1 /0 8 1 0 /0 8 2 0 /0 8 0 1 /0 9 1 0 /0 9 2 0 /0 9 0 1 /1 0 1 0 /1 0 2 0 /1 0 0 1 /1 1 1 0 /1 1 2 0 /1 1 3 0 /1 1 t (giờ) H (cm)

Hình 1-18. Phân bố mực nước cao nhất năm thời kỳ 1985-2015

- Lưu lượng lũ, tốc độ dòng chảy lũ

Trên địa bàn An Giang, do có hiện tượng chảy tràn nên lưu lượng lũ lớn nhất năm xuất hiện khá sớm so với mực nước lũ lớn nhất năm bình qn từ 2÷3 ngày. Lưu lượng lũ lớn nhất năm của sông Tiền qua mặt cắt Tân Châu ứng với các trận lũ cực lớn lên tới 26000m3/s và của sông Hậu qua mặt cắt Châu Đốc xấp xỉ 8000m3/s xuất hiện vào đỉnh điểm mùa lũ là tháng IX hoặc tháng X hàng năm. Tuy ở khu vực đồng bằng, nhưng do áp lực lũ rất mạnh nên tốc độ dòng chảy lũ lớn nhất sơng chính có năm đạt tới trên 2.70m/s tại Tân Châu và 2.00m/s tại Châu Đốc [4].

Bảng 1-4. Lưu lượng lũ trung bình ngày lớn nhất năm (m3/s) trên sơng chính

Trạm Qmax lớn nhất Qmax nhỏ nhất Qmax trung bình

Tân Châu (1996-2015) 26000 17300 21650

Châu Đốc (1996-2015) 7680 4420 6050

- Ngập lụt nội đồng

Về mùa lũ, nước từ trung và thượng lưu sông Mekong chảy dồn về, một lượng nước lớn đã tràn bờ sông chảy vào vùng trũng Campuchia và Việt Nam. Phần ở Việt Nam, có thể chia thành ba vùng bị ngập lớn, đó là vùng trũng Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền - sông Hậu.

Số liệu quan trắc nhiều năm, trước năm 1984 cho thấy, khi mực nước ở Tân Châu khoảng 2.50m thì nước lũ từ vùng trũng Campuchia, từ sông Tiền, sông Hậu và các kênh rạch bắt đầu chảy tràn vào các vị trí thấp trũng nhất trong hai vùng trên của tỉnh. Khi mực nước Tân Châu đạt trên mức 3.50m thì một số vùng thấp của huyện An Phú, Phú Tân và thành phố Châu Đốc đã có độ sâu ngập lụt từ 0.20÷0.50m. Mực nước Tân Châu ở mức 4.00m thì hầu hết diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh đều bị ngập. Từ sau năm 1984, do phát triển rộng khắp hệ thống đê bao chống lũ đầu mùa và sau đó là hệ thống đê khép kín có độ cao vượt mực nước đỉnh lũ lịch sử, rồi đến xây dựng hệ thống cơng trình tiêu thốt lũ ra biển Tây và hệ thống cơng trình điều khiển lũ Bắc Vàm Nao,... dẫn đến diện tích, độ sâu và thời gian ngập lụt trên địa bàn tỉnh An Giang giảm đi nhanh chóng theo thời gian từ 1985÷2015 [4].

Bảng 1-5. Mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm (m) các trạm nội đồng TGLX

Trạm Hmax trung bình/năm Hmax lớn nhất/năm Hmax nhỏ nhấ/năm

Xuân Tô 2.43 3.09 1.29 Tri Tôn 3.52 4.67 1.55 Vĩnh Gia 2.24 3.17 1.07 Lị Gạch 2.18 3.03 0.96 Cơ Tơ 1.98 2.55 0.98 Vĩnh Hanh 2.57 3.12 1.63 Vọng Thê 1.89 2.44 1.37 Núi Sập 2.60 2.76 1.34

1.1.5.2. Đặc điểm thủy văn mùa kiệt

Ở An Giang, tùy tình hình lũ lụt năm trước và kết hợp diễn biến thủy triều ở biển Đông và biển Tây trong mùa kiệt năm sau mà các đặc trưng thủy văn nhỏ nhất

mùa kiệt có thể xuất hiện vào tháng IV hoặc đầu tháng V ở mức cao hay thấp.

- Mực nước thấp nhất năm

Trong vòng 90 năm qua, mực nước mùa kiệt của sông Tiền và sông Hậu xuống mức thấp nhất dưới chuẩn “00” tại Tân Châu là -0.54m, Châu Đốc là -0.68m, Chợ Mới -1.00m và Long Xuyên là -1.06m. Nếu so với mực nước thấp nhất của năm kiệt nhất với các năm khác thì cũng chỉ chênh nhau trong khoảng 0.30m, nghĩa là do ảnh hưởng điều tiết của thủy triều, nên mực nước thấp nhất năm của năm cực kiệt cũng không chênh lệch nhiều so với năm kiệt ít [4].

Bảng 1-6. Mực nước thấp nhất năm (m) các trạm dọc sông Tiền, sông Hậu

Trạm Hmin trung bình/năm Hmin lớn nhất/năm Hmin nhỏ nhấ/năm

Tân Châu (1926-2015) -0.38 -0.18 -0.54

Châu Đốc (1926-2015) -0.51 -0.28 -0.68

Long Xuyên (1940-2015) -0.84 -0.66 -1.06

Chợ Mới (1963-2015) -0.73 -0.51 -1.00

Hình 1-19. Mực nước thấp nhất năm tại Tân Châu, Châu Đốc (1985÷2015)

Hình 1-20. Mực nước thấp nhất năm tại Chợ Mới, Long Xuyên (1985÷2015)

Trong trung tâm vùng trũng TGLX, do có sự điều tiết dòng chảy của vùng trũng và tác động tổng hợp ngược chiều nhau của triều biển Đông và biển Tây, nên mực nước thấp nhấp năm cao hơn nhiều so với sơng chính khi xét cùng dọc các tuyến kênh cấp I từ sông Hậu chảy xuyên suốt TGLX đổ ra biển Tây [4].

Bảng 1-7. Mực nước thấp nhất năm (m) các trạm nội đồng Tứ giác Long Xuyên

Trạm Hmin trung bình/năm Hmin lớn nhất/năm Hmin nhỏ nhất/năm

Xuân Tô (1990-2015) -0.21 -0.05 -0.37 Tri Tôn (1990-2015) -0.18 -0.02 -0.31 Vĩnh Gia (2002-2015) 0.02 0.41 -0.23 Lị Gạch (1999-2015) -0.11 0.12 -0.25 Cơ Tô (2002-2015) 0.00 0.07 -0.20 Vĩnh Hanh (1999-2015) 0.02 0.29 -0.14 Vọng Thê (2002-2015) 0.02 0.19 -0.20 Núi sập (1999-2015) 0.08 0.35 -0.15

Hình 1-21. Mực nước thấp nhất năm nội đồng TGLX

- Lưu lượng dòng chảy mùa kiệt nhỏ nhất năm

Dịng chảy sơng Mekong tuy phong phú, song phân bố không đều theo thời gian, mùa lũ từ tháng V đến tháng XI chiếm tới 80% đến 90%, mùa kiệt từ tháng XII đến tháng IV năm sau chỉ có 10% đến 20% lượng dịng chảy năm. Ở An Giang, lưu lượng kiệt nhất năm xuất hiện vào tháng III hoặc tháng IV. Tùy thuộc vào độ lớn lũ năm trước và cường độ thủy triều năm sau, mà lưu lượng nhỏ nhất trung bình ngày hàng năm của sông Tiền qua mặt cắt Tân Châu dao động từ 1100m3/s đến 3900m3/s, của sông Hậu qua mặt cắt Châu Đốc từ 250m3/s đến gần 600m3/s [4].

Bảng 1-8. Lưu lượng trung bình ngày nhỏ nhất (Qm3/s) trên sơng chính ở An Giang

Trạm Qmin lớn nhất/năm Qmin nhỏ nhất/năm Qmin trung bình/năm

Tân Châu (1996-2015) 3490 1120 2310

Châu Đốc (1996-2015) 590 264 427

Vàm Nao (1996-2015) 1460 391 925

1.1.5.3. Thủy triều

Thủy triều trong các sông ở An Giang là do từ biển truyền vào. Từ phía biển Đơng thủy triều mang tính chất bán nhật triều truyền vào hạ lưu châu thổ Mekong qua chín cửa của sông Tiền và sông Hậu với độ lớn thủy triều dao động từ 2.00÷3.50m. Từ phía biển Tây, thủy triều truyền vào qua các sông dọc từ Rạch Sỏi đến Hà Tiên, với độ lớn thủy triều ít khi vượt quá 1.0m và mang tính chất nhật triều khơng đều là chủ yếu.

Như vậy, An Giang vừa là tỉnh có vùng chịu ảnh hưởng chính của sóng triều biển Đơng (bốn huyện, thị cù lao nằm giữa sơng Tiền và sơng Hậu) lại vừa có vùng chịu ảnh hưởng tổng hợp của sóng triều biển Đơng và sóng triều biển Tây (7 huyện, thị, thành nằm trong TGLX) [4].

- Mực nước đỉnh triều và chân triều trên hệ thống sơng chính

Xét trên đường quá trình mực nước giờ của các trạm Long Xuyên và Châu Đốc (sông Hậu), Chợ Mới và Tân Châu (sơng Tiền) thì ở đây chế độ bán nhật triều chiếm ưu thế, cịn số ngày có chế độ nhật triều trong tháng hầu như khơng đáng kể.

Cứ trong khoảng nữa tháng có 3 đến 5 ngày triều cường, sau đó, triều giảm dần kéo dài khoảng 5 đến 6 ngày, tiếp đó là 3 đến 5 ngày triều lên và xuống rất yếu gọi là kỳ nước kém. Các kỳ con nước ở đây lặp lại một cách tuần hoàn nhưng khác nhau về cường độ, hết kỳ nước cường, triều giảm chuyển sang kỳ nước kém, hết kỳ nước kém, triều tăng lên lại đến kỳ nước cường.

Trong mỗi ngày có hai đỉnh và hai chân triều, mực nước hai đỉnh triều trong ngày của các trạm trên chênh nhau từ 0.10÷0.40m và hai chân triều chênh nhau từ 0.30÷0.70m (ở vùng cửa sơng có khi tới gần 2.00m). Trong một chu kỳ triều, các chênh lệch trên cũng có những dao động đáng kể, giá trị thấp nhất thường xuất hiện vào kỳ triều kém và lớn nhất vào thời kỳ triều cường. Trong một năm, mực nước đỉnh triều và chân triều cũng có nhiều thay đổi. Đầu mùa mưa, do ảnh hưởng của lượng nước sông từ thượng nguồn chảy về nhiều dần, dẫn đến mực nước đỉnh triều và chân triều bắt đầu tăng và đạt trị số lớn nhất vào tháng 9 hoặc tháng 10 [4].

Hình 1-23. Q trình mực nước giờ trong mùa lũ dọc sơng Tiền-Vũng Tàu

Cuối mùa mưa, đầu mùa khơ, do nước sơng từ thượng nguồn vế ít dần, nên mực nước đỉnh triều và chân triều lại bắt đầu giảm và đạt trị số thấp nhất vào tháng IV hoặc tháng V.

Hình 1-24. Q trình mực nước giờ trong mùa khơ dọc sông Hậu-Vũng Tàu

- Lưu lượng triều trên hệ thống sơng chính

Chế độ dịng chảy sơng Tiền và sơng Hậu là tổng hợp của 2 chế độ dịng chảy đó là dịng chảy sơng Mekong xi dịng theo sơng Tiền và sơng Hậu và dòng chảy thủy triều từ biển Đông theo các cửa của sông Tiền và sơng Hậu truyền vào giao thoa với nhau. Vì vậy, lưu lượng tại một mặt cắt ngang sơng có dịng chảy xi khi dịng chảy sông từ thượng nguồn về mạnh đẩy lùi dịng triều về phía biển và có dịng chảy ngược khi dịng triều mạnh đẩy lùi dịng chảy sơng về phía thượng lưu.

Xét tại một mặt cắt ngang sơng, bước vào mùa khơ, dịng chảy sơng về ít dần tạo diều kiện cho dịng triều lấn sâu về phía thượng lưu sơng, lưu lượng triều chảy ngược (lưu lượng triều lên, QTRL) tăng dần và đạt mức lớn nhất tùy từng năm có thể là vào tháng III, IV, V, sau đó dịng chảy thượng lưu về tăng dần đạt mức lớn nhất vào tháng IX, X hàng năm thì dịng triều chảy qua mặt cắt ngang đó lại ở mức nhỏ nhất năm [4].

Bảng 1-9. Lưu lượng triều lên trung bình ngày lớn nhất (m3/s) trên sơng chính

Trạm QTRLmax lớn nhất/năm QTRLmax nhỏ nhất/năm QTRLmax trung bình/năm

Tân Châu (1996-2015) 4350 1480 2918

Châu Đốc (1996-2015) 1710 871 1288

- Biên độ triều trên hệ thống sơng chính

Trong một năm, biên độ triều của các trạm ven sơng cũng có những biến động mạnh mẽ. Bước vào mùa kiệt, biên độ triều của các trạm tăng dần và đạt trị số lớn nhất vàọ tháng IV hoặc V. Tiếp đó mùa lũ về, nước sơng lên, biên độ triều giảm và đạt trị số nhỏ nhất vào tháng IX hoặc X. Thay đổi dọc theo đường đi của thủy triều trong sông thể hiện rõ nhất là sự tiết giảm của biên độ triều. Dọc sông Tiền, biên độ thủy triều bình quân của Vũng Tàu lớn hơn 0.90m so với Mỹ Thuận, của Mỹ Thuận lớn hơn 0.70m so với Chợ Mới và của Chợ Mới lớn hơn 0.30m so với Tân Châu.

Biên độ triều của các trạm dọc sơng Hậu cũng có mức độ tiết giảm tương tự. Song về độ lớn, nếu so sánh giữa hai sơng cùng vị trí tương ứng, biên độ triều của sơng Hậu lớn hơn 0.20÷0.50m so với sơng Tiền.

- Thủy triều nội đồng

An Giang có hai vùng tách biệt nhau bởi sơng Hậu, đó là vùng 4 huyện cù lao và dải đất phía tây sơng Hậu thuộc TGLX. Chế độ thủy triều vùng 4 huyện cù lao do chế độ bán nhật triều từ biển Đông truyền vào sông Hậu, sơng Tiền, sau đó hai sóng triều có cùng nguồn gốc lại tiếp tục được truyền vào các kênh rạch tạo ra hai pha triều ngược chiều nhau (một từ sông Tiền truyền vào và một truyền từ sông Hậu vào), dẫn đến sự suy giảm độ lớn triều trong kênh rạch vùng 4 huyện cù lao rất lớn đạt tới 10cm/km, cho nên vào đến giữa trung tâm vùng, biên độ triều chỉ cịn lại một nửa so với sơng chính.

Vùng TGLX chịu ảnh hưởng của hai hệ sóng triều đó là sóng triều biển Tây và sóng triều biển Đơng. Sóng triều biển Đơng mang tính chất bán nhật triều khơng đều, có biên độ lớn truyền vào TGLX qua sông Hậu theo các kênh lớn như Cái Sắn, Rạch Giá - Long Xun, Tri Tơn, Vĩnh Tế,... Sóng triều biển Tây mang tính chất nhật triều khơng đều là chính với biên độ nhỏ hơn triều biển Đơng (trong chu kỳ thiên văn 19 năm, tại cửa Rạch Giá và Hà Tiên, triều biển Tây có biên độ triều cực đại 0.90m,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn phương án dự báo lũ cho các trạm thủy văn cơ bản tỉnh an giang phục vụ công tác dự báo nghiệp vụ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)