Lũ sông Cửu Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn phương án dự báo lũ cho các trạm thủy văn cơ bản tỉnh an giang phục vụ công tác dự báo nghiệp vụ (Trang 53 - 54)

2.2. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO LŨ CHO CÁC TRẠM CƠ BẢN

2.2.1.2. Lũ sông Cửu Long

Xét theo đặc điểm trong sự hình thành dịng chảy cũng như cơ chế truyền lũ từ thượng nguồn sông Mekong về đến đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu (sơng Tiền) và Châu Đốc (sơng Hậu) có thể được chia thành các khu vực chủ yếu:

- Khu vực chịu ảnh hưởng của dòng bổ sung ngang: khu vực được giới hạn

giữa 2 trạm thuỷ văn Chiang Saen và Kratie, do trên khu vực có rất nhiều sơng nhánh và do nước mưa chảy trên các sườn dốc đổ vào các đoạn sông, dịng chảy lũ ở đây có sự gia nhập đáng kể của dịng bổ sung ngang.

- Khu vực chảy truyền trong lòng dẫn với hiện tượng nước vật và chảy tràn bờ: khu vực được giới hạn từ Kratie đến Phnom Penh, qua kết quả thống kê cho thấy

hàng năm trên đoạn từ Kompong Cham đến Phnom Penh, lượng nước chảy tràn xảy ra nhiều nhất vào tháng VII, VIII.

- Khu vực chịu ảnh hưởng tổng hợp điều tiết của biển Hồ và chảy tràn bờ: khu

vực được tính từ hạ lưu trạm thuỷ văn Phnom Penh, theo dòng Mekong đến Tân Châu, theo dòng Bassac đến Châu Đốc và tồn bộ dịng Tonlesap cùng biển Hồ. Dịng chảy lũ trong khu vực này chịu ảnh hưởng của điều tiết của biển Hồ và dòng chảy tràn bờ ở quy mơ lớn hơn khu vực trên. Khó khăn lớn nhất trong việc xây dựng mơ

hình tốn mơ tả chuyển động nước trên khu vực này là xây dựng các phương trình tốn học mơ tả tác động tương hỗ giữa nguồn nước Mekong và lượng nước của biển Hồ, đánh giá tác động nước vật, mô phỏng hiện tượng chảy tràn, mô phỏng tác động điều tiết của biển Hồ đối với Mekong và Bassac.

- Khu vực chịu ảnh hưởng thường xuyên của thuỷ triều: khu vực này được tính

từ Tân Châu, Châu Đốc ra tới biển Đông và biển Tây, ở đây chuyển động nước diễn ra dưới tác động của nhiều các nhân tố mới như gió mùa đơng bắc, bão, sự hoạt động kinh tế của con người thơng qua các cơng trình thuỷ lợi, sự giao thoa giữa sóng lũ và sóng triều, giữa các sóng triều với nhau hình thành nên những vùng giáp nước, do đó có sự ảnh hưởng của nước dâng cao do tổ hợp của lũ, triều kết hợp với lượng mưa tại chỗ.

Phân phối dòng chảy lũ khu vực giữa sông Tiền, sông Hậu thuộc tỉnh An

Giang: sự phân bố lưu lượng của sông Tiền và sông Hậu rất khác nhau, vào các trận

lũ lớn, Qmax sơng Hậu tại Châu Đốc khoảng 7000÷8000m3/s, sơng Tiền tại Tân Châu khoảng 26000÷27000m3/s, và của sơng Vàm Nao khoảng 8000÷10000m3/s. Do có kênh Nhánh Đơng-Nhánh Tây, Vĩnh Lộc, Vĩnh An, Vàm Xáng, sông Vàm Nao, rạch Ơng Chưởng,… chuyển nước sơng Tiền sang sông Hậu (kênh Vàm Xáng lấy 5%, sông Vàm Nao lấy đi 30% và rạch Ơng Chưởng+Cái Tắc lấy 1.5% lưu lượng lũ sơng Tiền qua mặt cắt Tân Châu đổ vào sơng Hậu), dẫn đến dịng chảy sơng Tiền và sơng Hậu phía dưới Vàm Nao gần xấp xỉ nhau, chỉ chênh lệch 1-2%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn phương án dự báo lũ cho các trạm thủy văn cơ bản tỉnh an giang phục vụ công tác dự báo nghiệp vụ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)