Hình 15 : Mức độ tương đồng về acid amin
3.2.1. Khả năng kháng beta-lactam carbapenem
Từ kết quả kháng sinh đồ cho thấy các chủng A. baumannii thu được đã kháng ít nhất một trong các kháng sinh carbapenem nghiên cứu bao gồm: imipenem (IMP), doripenem (DOR) và meropenem (MEM). Mức độ kháng lần lượt là meropenem với 60/63 chủng kháng chiếm tỉ lệ 95, 2%, sau đó đến doripenem là 91,3% (21/23) và cuối cùng là imipenem với mức độ kháng thấp hơn (57/63 chủng) (90,5%) (Hình 10). Trong số 23 chủng có đầy đủ kết quả kháng sinh đồ với cả 3 kháng sinh imipenem, doripenem và meropenem có 21 chủng kháng 100% với cả ba kháng sinh, 1 chủng kháng trung gian với doripenem và meropenem, duy nhất có 1 chủng nhạy cảm với cả ba kháng sinh.
Tổ hợp các gen đích Số lượng mẫu
Tổ hợp 4 gen 1
Tổ hợp 3 gen (OXA-23 + OXA-51 + IMP) 2
Tổ hợp 2 gen (OXA-23 + OXA-51) 68
Gen đơn OXA-51* 17
Gen đơn IMP* 2
Hình 10: Tỷ lệ % kháng carbapenem của các mẫu A. baumannii nghiên cứu
Tuy có sự khác nhau trong tỷ lệ nhưng sự chênh lệch không quá cao (0,8 % - 4,7 %), điều cho vẫn cho thấy rằng các chủng A. baumannii thu được tại Bệnh viện phổi Trung Ương có mức độ kháng cao với các carbapenem trong nghiên cứu. Từ kết quả điều tra cho thấy những chủng nhạy cảm với carbapenem chiếm chưa tới 10%. Khi so sánh với các nghiên cứu tại các bệnh viện khác trong cả nước, kết quả này chỉ ra tỷ lệ kháng cao hơn so với các nghiên cứu trong nước như: nghiên cứu của Phạm Thị Quỳnh (2017) tại Bệnh viện Bạch Mai với tỷ lệ A. baumannii kháng carbapenem là 83,3%, nghiên cứu của Trần Diệu Linh (2015 – 2017) tại Bệnh viện Trung Ương 108 và Bệnh viện Việt Đức (92,2%) [71], nghiên cứu của Lê Nữ Xuân Thanh tại Bệnh viện Trung Ương Huế và bệnh viện Đại học Y Dược Huế (88,3 %) [63]. Một nghiên cứu khác lại cho thấy vi khuẩn A. baumannii có mức đề kháng kháng sinh rất cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi, lên đến 97% ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch [70].
Tình trạng kháng carbapenem ở mức độ cao của A. baumannii trong hầu khắp các bệnh viện ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2009-nay đã được tổng hợp trong các nghiên cứu của Li-Yang Hsu (2016) về tình trạng kháng carbapenem ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á [26] và càng được củng cố với kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại Bệnh viện Phổi Trung ương, một bệnh viên chuyên khoa về viêm phổi, căn bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhiễm khuẩn bệnh viện. Chính điều này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia nằm trong trạng thái báo động cao nhất về tình trạng kháng thuốc nói chung và carbapenem nói riêng.