Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 47 - 52)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Kiến Thụy, thành phố Hả

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Tình hình phát triển kinh tế * Tăng trưởng kinh tế

Năm 2017, kinh tế của huyện duy trì mức tăng trƣởng khá, ƣớc đạt 12,16% so với năm 2016, trong đó ngành nơng- lâm - thủy sản tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2016, ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2016, thƣơng mại – dịch vụ ƣớc đạt 18,75%.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2014-2017, cơ cấu kinh tế của huyện Kiến Thụy có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, khi mà tỷ trọng nhóm ngành nơng – lâm – ngƣ

nghiệp có xu hƣớng giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng và tỷ trọng nhóm ngành thƣơng mại – dịch vụ có xu hƣớng tăng lên.

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế huyện Kiến Thụy giai đoạn 2014-2017

Đơn vị: % TT Nhóm ngành Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Nông – lâm – thủy sản 32,09 32,10 29,06 26,14 2 Công nghiệp – TTCN- Xây dựng 8,17 9,43 9,61 11,08

3 Thƣơng mại –dịch vụ 59,74 58,47 61,33 62,78

(Nguồn: UBND huyện Kiến Thụy)

Trong giai đoạn này, tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa trên địa bàn huyện tăng rất nhanh, vì thế tỷ trọng các nhóm ngành thƣơng mại – dịch vụ tăng từ 59,74% năm 2014 lên 62,78% năm 2017 và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng tăng từ 8,17% năm 2014 lên11,08% năm 2017 , trong khi tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 32,09% năm 2014 xuống còn 26,14% năm 2017. Đây là xu hƣớng chuyển dịch tích cực, góp phần gia tăng giá trị gia tăng của kinh tế huyện, tăng thu cho ngân sách cũng nhƣ thu nhập và đời sống cho ngƣời dân.

* Thực trạng phát triển các ngành năm 2017

- Ngành nông nghiệp năm 2017 có mức tăng trƣởng khá, giá trị sản xuất ƣớc đạt 1.620,9 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó:

+ GTSX ngành chăn ni ƣớc đạt 567,5 tỷ đồng;

+ GTSX ngành thủy sản ƣớc đạt 584,1 tỷ đồng, tăng 22,1% so với năm 2016. - Ngành Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm 2017 có mức tăng trƣởng khá, tổng GTSX ƣớc đạt 607 tỷ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2016, giá trị sản lƣợng xây dựng cơ bản ƣớc đạt 80,25 tỷ đồng.

- Ngành Thƣơng mại – dịch vụ năm 2017 có tổng GTSX là 3892 tỷ đồng, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn ƣớc đạt 3380 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động lƣu trú, dịch vụ ăn uống ƣớc đạt 512 tỷ đồng.

b. Tình hình văn hóa – xã hội * Dân số

Theo thống kê năm 2017, dân số của huyện ƣớc khoảng là 133.799 ngƣời. Mật độ dân số 1.229 ngƣời/km2. Độ tuổi trung bình của dân số huyện tƣơng đƣơng với độ tuổi trung bình của cả nƣớc và đang nằm trong "thời kỳ dân số vàng".

Giai đoạn 2014-2017 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân khoảng 1,01%.

* Lao động và việc làm

Nguồn nhân lực phát triển khá về cả số lƣợng cùng chất lƣợng và đang ở thời kỳ đầu khá thuận lợi cho tăng trƣởng nhanh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hiện tại tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là khoảng 41.000 ngƣời, trong đó lao động cơng nghiệp là 23.100 ngƣời và lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ tới trên 40%.

* Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Y tế

Hạ tầng y tế phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân trên địa bàn ngày càng đƣợc quan tâm, đầu tƣ xây dựng, cải tạo theo hƣớng đảm bảo chất lƣợng khám chữa bệnh tốt nhất với tình hình thực tế của địa phƣơng.

Hiện trên địa bàn có tổng số 20 cơ sở y tế, trong đó có 01 bệnh viện đa khoa tuyến huyện là bệnh viện đa khoa huyện Kiến Thụy, 18 trạm y tế xã thị trấn và 01 phòng khám tƣ với tổng số 240 giƣờng bệnh, trong đó bệnh viện đa khoa huyện hiện có 150 giƣờng bệnh, cịn lại 90 giƣờng tại các trạm y tế xã, thị trấn.

Giáo dục đào tạo

Những năm qua, đƣợc sự quan tâm đầu tƣ, nâng cấp từ nguồn ngân sách thành phố, ngân sách huyện nên hệ thống cơ sở vật chất trƣờng học trên địa bàn huyện Kiến Thụy có nhiều khởi sắc.

Đối với giáo dục mầm non, năm 2017 huyện có 18 trƣờng mầm non ở các xã, thị trấn trong đó có 13 trƣờng cơng, 5 trƣờng bán công và tƣ thục.

Về giáo dục phổ thơng, hiện tồn huyện có tổng cộng 40 trƣờng, bao gồm 18 trƣờng tiểu học, 18 trƣờng THCS, 4 trƣờng THPT với tổng số 559 phòng học kiên

cố, trong đó 309 phịng học tiểu học, 171 phịng học ở cấp THCS, 79 phịng học ở bậc THPT.

Nhìn chung hệ thống cơ sở vật chất trƣờng học cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trên địa bàn, qua đó góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện.

Giao thông

Về giao thông bộ: hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện đang đƣợc quan tâm, đầu tƣ cải tạo nâng cấp cũng nhƣ xây mới trong thời gian gần đây theo hƣớng đồng bộ, hiện đại. Trên địa bàn có uyến đƣờng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (10km), các tuyến đƣờng tỉnh và đƣờng huyện nhƣ: TL361, TL362, TL363, ĐH401, ĐH402, ĐH403 ĐH404, ĐH405, ĐH406, ngoài ra trên địa bàn còn hàng trăm km đƣợc trục xã, đƣờng giao thơng nơng thơn, giao thơng nội đồng đƣợc cứng hóa theo tiểu chuẩn nông thôn mới, tạo thành mạng lƣới giao thông huyết mạch và xuyên suốt, tạo tiền đề cho lƣu thông và phát triển kinh tế của địa phƣơng.

Về giao thơng thủy: có đƣờng sơng Văn Ưc, sơng Đa Độ... và đƣờng hàng hải ở biển Đông.

Thủy lợi

Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn huyện hiện có 67 trạm bơm với tổng công suất thiết kế 91.500m3/h, công suất thực tế là 60.000m3/h đạt 66% công suất thiết kế. Các trạm bơm hiện nay đã xuống cấp cần đƣợc tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, một số trạm hoạt động với cơng suất thấp.

Trên tồn huyện có 6,7km đê biển và 12 km đê sông do xã quản lý. Đê ở Kiến Thụy phần lớn có chiều cao 4,2 - 4,5m, nhƣng chƣa đủ độ chắc chắn có nhiều đoạn rất cần đến kè nhằm bảo vệ an toàn trong mùa mƣa bão.

Về kênh mƣơng phục vụ tƣới tiêu nội đồng, Kiến Thụy có 60 km kênh cấp I và hàng trăm km kênh cấp II và cấp III. Hệ thống kênh mƣơng của Kiến Thụy đƣợc xây dựng từ lâu, đến nay nhiều cơng trình đã hƣ hỏng, xuống cấp và phải đầu tƣ tu bổ thƣờng xuyên. Hệ thống đang đƣợc nạo vét và kiên cố từng bƣớc để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận hành phục vụ sản xuất, dân sinh.

Năng lượng - bưu chính viễn thơng

- Hệ thống lƣới điện trên địa bàn huyện đƣợc đầu tƣ khá đầy đủ, với 36 km đƣờng dây cao áp (110 và 220 Kv), trên 60 km đƣờng dây trung áp và 114 km đƣờng dây hạ áp (đƣờng trục), đáp ứng đủ cho nhu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện. Hiện nay huyện có một trạm trung gian cơng suất 1.500 KVA và 81 trạm biến áp các loại với tổng dung lƣợng đạt trên 17.000 KVA, đến nay huyện Kiến Thụy đã có mạng lƣới điện quốc gia phủ kín đến 18 xã, thị trấn.

- Mạng lƣới bƣu chính, viễn thơng ngày càng đƣợc hiện đại hố với kỹ thuật tiên tiến, trên đại bàn huyện có 01 bƣu điện cấp I (bƣu điện huyện), 18 xã thị trấn đều có bƣu điện văn hóa xã, bƣu cục giao nhận thƣ báo. [15]

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kiến Thụy

a. Thuận lợi

Huyện Kiến Thụy là huyện đồng bằng có vị trí tiếp giáp với các quận nội thành của thành phố Hải Phịng, địa hình tƣơng đối bằng phẳng và vị trí chiến lƣợc, hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ và từng bƣớc đƣợc đầu tƣ xây dựng hiện đại là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và quốc phòng an ninh trên địa bàn.

- Do có vị trí thuận lợi, tiếp giáp với khu nội thành nơi có các dịch vụ an sinh xã hội tốt nhất, hệ thống giáo dục phổ thông cũng nhƣ cao đẳng, đại học và đào tạo nghề rất tốt là tiền đề nâng cao chất lƣợng nguồn lực lao động, đáp ứng nhu cầu về lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, gần khu vực cảng lớn của thành phố, sân bay quốc tế, có hệ thống quốc lộ và cao tốc lớn đi qua là điều kiện rất lớn cho huyện bứt phá đi lên phát triển kinh tế, nhất là công nghiệp và dịch vụ - thƣơng mại, thật vậy những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông – lâm – thủy sản và tăng tỷ trọng nhóm ngành cơng nghiệp – xây dựng và thƣơng mại – dịch vụ. Tốc độ đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa qua đó cũng tăng, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày một nâng lên, qua đó áp lực và nhu cầu và sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực

là rất lớn. Nếu phát huy tốt vai trị của nhà nƣớc trong quản lý đất đai thì sẽ có thể giúp địa phƣơng tận dụng lợi thế về đất đai, huy động đƣợc tối đa nguồn vốn của các ngành, lĩnh vực từ đất, nhất là từ đấu giá quyền sử dụng đất, qua đó địa phƣơng có điều kiện phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị cũng nhƣ nông thôn mới.

b. Những khó khăn, thách thức

- Tuy có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển song huyện vẫn chƣa phát huy đƣợc hết đƣợc các nguồn lực cho phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, tỷ trọng nhóm ngành nơng – lâm – thủy sản vẫn cịn cao trong cơ cấu kinh tế, nguồn nhân lực tuy dồi dào song lực lƣợng lao động chất lƣợng cao đã đƣợc qua đào tạo cịn khiêm tốn ít nhiều ảnh hƣởng đến q trình phát triển của địa phƣơng.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng những năm qua đƣợc quan tâm đầu tƣ đáng kể, song nhìn chung vẫn cịn thiếu và yếu, nếu kinh tế tăng trƣởng nhanh trong một vài năm tới thì khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng sẽ bị quá tải.

- Vấn đề về môi trƣờng, nhất là ô nhiễm rác thải công nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt chƣa đƣợc xử lý, hoặc đƣợc xử lý thô sơ dẫn đến việc ô nhiễm môi trƣờng sống, việc phát triển sẽ không bền vững về lâu dài.

- Áp lực về quyền sử dụng đất rất lớn, giá trị đất đai tăng lên rất nhiều là nguyên nhân có thể phát sinh các mâu thuẫn về quan hệ pháp luật trong quản lý và sử dụng đất, gây phức tạp tình hình an ninh trật tự tại một số địa bàn, một số nơi địa phƣơng quản lý đất đai còn hạn chế dẫn đến khiếu kiện kéo dài, ảnh hƣởng đến an ninh cũng nhƣ phát triển kinh tế của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)