Nguồn: website Luxstay
Sau 2 năm khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp này liên tục được các quỹ đầu tư rót vốn với kỳ vọng trở thành nền tảng chia sẻ dịch vụ cho thuê nhà thành công nhất tại Đông Nam Á.
Vào tháng 3 năm 2018, Luxstay chia sẻ với giới truyền thông rằng công ty đã gọi vốn thành công thêm 2,5 triệu USD từ các nhà đầu tư Genesia Ventures, Founders Capital, Y1 Ventures và 2 nhà đầu tư khác. Đây là vòng gọi vốn Pre-Serie A của startup này, với mục tiêu là để bổ sung nguồn lực, tăng tốc phát triển, hướng tới xây dựng thành cơng vịng huy động vốn lớn tiếp theo trong năm 2018. Trước đó, Luxstay cũng đã nhận được vốn đầu tư từ 2 quỹ Genesia Ventures và ESP Capital trong khoảng giữa năm 2017. Đây cũng là lần thứ 2 quỹ đầu tư Genesia Ventures đến từ Nhật Bản rót vốn vào startup này.
Tháng 1 năm 2019, Luxstay lại tiếp tục đón nhận tin vui khi gọi thành công khoản tiền 3 triệu USD từ quỹ CyberAgent và các nhà đầu tư khác. CyberAgent Ventures đã giúp Luxstay trong việc vận hành cấu trúc nội bộ và cũng là đơn vị khởi xướng cho vòng đầu tư lần này. Quỹ Nhật Bản này cũng đã lần đầu đầu tư vào Luxstay hồi năm 2018.
Tháng 5 năm 2019, sau chuyến đi 5 ngày gặp nhà đầu tư tại Hàn Quốc, Luxstay cơng bố hồn tất vịng gọi vốn Bridge với sự tham gia của hai nhà đầu tư mới đến từ Hàn Quốc là GS Home Shopping (GS Shop) và Bon Angels. Thương vụ trị giá 4,5 triệu USD này có thể coi là một trong những khoản rót vốn early stage lớn nhất từ trước đến nay dành cho một startup công nghệ Việt Nam.
CEO Nguyễn Văn Dũng (Steven Nguyễn) đã gọi vốn thành công 6 triệu USD từ 3 nhà đầu tư của chương trình là Shark Việt, Shark Hưng và Shark Thủy, tạo nên một kỷ lục chưa từng có trên chương trình truyền hình thực tế này. 6 triệu USD vừa rồi không phải là lần đầu tiên Luxstay được các nhà đầu tư rót vốn. Ngay cả Shark Dũng - người có vị trí trong HĐQT của Luxstay - cũng đã khẳng định rằng cơng ty khơng đến với Shark Tank vì khơng có đủ nguồn lực, mà là vì "Luxstay muốn đi nhanh hơn. Bởi chỉ có tốc độ và sự tiên phong mới làm nên sự khác biệt". Hãy cùng nhìn lại những màn gọi vốn thành công trước đây của Luxstay để hiểu thêm về sự "hấp dẫn" của thương hiệu này đối với các nhà đầu tư.
Với sự giúp đỡ của rất nhiều quỹ đầu tư trong và ngoài nước, cùng với màn gọi vốn kỷ lục 6 triệu USD từ chương trình Shark Tank, có thể nói Luxstay là một cái tên đầy tiềm năng trong giới startup Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong năm 2018, Việt Nam đón tiếp hơn 15 triệu khách du lịch quốc tế và 80 triệu khách du lịch nội địa. Tổng chi tiêu cho du lịch 2018 lên tới 25 tỷ USD, trong đó lĩnh vực lưu trú chiếm 28% tương ứng khoảng 7 tỷ USD, dự báo đến 2025 con số này sẽ tăng lên 13 tỷ USD. Bên cạnh đó, theo báo cáo từ Statista, doanh thu trực tuyến ghi nhận từ mảng cho thuê nhà ngắn hạn năm 2018 tại Việt Nam đạt hơn 100 triệu USD, dù đang tăng trưởng rất nhanh nhưng vẫn còn rất khiêm tốn so với con số 7 tỷ USD của tồn thị trường lưu trú. Điều đó cho thấy thói quen người dùng và mơ hình đại lý du lịch truyền thống vẫn đang chiếm phần lớn thị phần, nhưng cũng đồng nghĩa
với việc dung lượng và cơ hội phát triển cho home-sharing tại Việt Nam đang rất rộng mở, với sự tham gia mạnh mẽ của các startup nổi bật như Luxstay, dự báo tổng doanh thu trực tuyến mảng home-sharing tại Việt Nam có thể đạt 2-3 tỷ USD vào năm 2025.
Có nhiều nguyên nhân làm nên sự khác biệt và thành công ở Luxstay, nhất là trở ngại khi thế giới đã có Airbnb, trong đó yếu tố con người là then chốt. Ở họ là quyết tâm và tham vọng lớn của đội ngũ trẻ trung Việt Nam, là việc tạo ra một xu thế để đời, bởi nếu người Việt Nam khơng làm được, thì sẽ rơi vào tay người nước ngoài. Khác với các nền tảng khác, Luxstay tập trung phát triển hướng tới người dùng nội địa và kết hợp với các đối tác địa phương tại các quốc gia có nhiều khách du lịch tới Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản,... để phát triển người dùng. Điều này cũng tạo nên sự khác biệt lớn giữa Luxstay và Airbnb - vốn là một nền tảng tồn cầu chưa có sự tập trung cho thị trường khách Việt Nam. Ngồi ra Luxstay cũng sở hữu ưu điểm là có đội ngũ hùng hậu tại Việt Nam để hỗ trợ cho các đối tác kinh doanh, chủ nhà, bao gồm cả các giải pháp hỗ trợ vận hành, quản lý tài sản để giúp tiết kiệm thời gian công sức cho chủ nhà muốn tham gia thị trường home-sharing. Để nói về tiềm năng của Airbnb, có lẽ chúng ta cần những con số cụ thể. Sau hơn 2 năm hoạt động, Luxstay đang có tốc độ tăng trưởng nhanh, đặt mục tiêu cán mốc doanh thu hàng năm trên 300 triệu USD vào năm 2023, chiếm lĩnh khoảng 30% thị phần. Bên cạnh đó, Luxstay đang tiếp tục làm việc với các nhà đầu tư tài chính, các đối tác chiến lược, triển khai vòng gọi vốn tiếp theo Series A quy mô 15 - 20 triệu USD dự kiến hoàn tất trong năm 2019. Sau chiến thắng của Grab trước Uber tại Đông Nam Á, nhiều nhà phân tích nhận định Luxstay đang có nhiều tiềm năng chiếm lĩnh thị trường tại khu vực đang phát triển năng động nhất thế giới này.
Với Luxstay, thời gian khởi nghiệp ban đầu không nhất thiết phải dựa trên nền tảng cơng nghệ, nhưng nếu thiếu, chắc chắn startup sẽ khó có được sự phát triển như mong đợi. Luxstay đã tận dụng được tối đa cơng nghệ có nghĩa là con đường dẫn tới thành công sẽ gần hơn, dù không dễ dàng. Cụ thể hơn, khi tạo ra một sản phẩm và muốn sử dụng sản phẩm đó để khởi nghiệp, để được nhiều người biết đến, thì thực tế sẽ rất cần sử dụng các yếu tố cơng nghệ bên trong đó. Và cùng với sự bùng nổ của Internet, các phương thức marketing hiện đại, sản phẩm sẽ nhanh chóng được biết
đến rộng rãi trong thời gian ngắn. Yếu tố công nghệ sẽ quyết định 50% thành công của một startup ở lĩnh vực này. Trong thực tế, khi khách hàng muốn tìm chỗ nghỉ ngơi hoặc giải trí cùng người thân, họ sẽ tham khảo qua bạn bè hay thử tìm kiếm trên các trang mạng xã hội. Ngay cả các cơng cụ thanh tốn cũng đều được thực hiện trên Internet góp phần làm tăng trưởng thị phần du lịch". Với trường hợp Luxstay, với sự hỗ trợ của công nghệ, doanh nghiệp này không chỉ dừng lại ở riêng lĩnh vực homestay mà sẽ phát triển một hệ sinh thái xoay quanh hoạt động thuê và cho thuê nhà để đáp ứng mọi yêu cầu lưu trú của khách hàng. Cũng trong xu hướng phát triển mạnh của công nghệ, công nghệ trở thành một trong những yếu tố sống còn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay tại thị trường như Trung Quốc, các Super App Platform đang rất phát triển, các startup có rất nhiều sản phẩm bổ trợ cho nhau trong cùng hệ sinh thái và cùng tập khách hàng.
Có thể tóm tắt được, các yếu tố vận hành ứng dụng tối đa nền tảng công nghệ thông tin của Luxstay trong bối cảnh nền kinh tế số đã giúp Luxstay phát triển nhanh chóng từ 1 doanh nghiệp khởi nghiệp và hạn chế rủi ro gặp phải trong thời kỳ đại dịch Covid. Xét theo các góc độ cụ thể sau:
- Mơ hình kinh doanh thức thời trong điều kiện nền kinh tế số: chia sẻ nơi ở, mang tính kết nối giữa chủ nhà và khách lưu trú, giúp họ có thể liên hệ với nhau khi có nhu cầu về nhà trọ. Không chỉ dừng lại ở cho thuê nhà homestay, mơ hình kinh doanh của Luxstay cịn cung cấp các dịch vụ có liên quan đến hoạt động bất động sản, cho phép các chủ nhà kinh doanh thông qua căn hộ của mình, đồng thời mang tới chất lượng căn hộ ngắn hạn tốt nhất cho những người thuê nhà. Tất cả đều trên nền tảng công nghệ thông tin qua các ứng dụng.
- Tận dụng triệt để các ưu điểm của thanh toán số giúp thuận tiện cho cả khách hàng và chủ nhà cho thuê: Tất cả việc thanh toán sẽ được thực hiện thông qua Luxstay, sử dụng thẻ thanh toán quốc tế (Visa, Master, JCB), chuyển khoản, thẻ ATM nội địa đã được kích hoạt chức năng thanh toán trực tuyến và OnePay bằng thẻ quốc tế. Tiền thanh toán sẽ được chuyển vào tài khoản của chủ nhà trong vòng 24 giờ sau khi khách check-in và nhà trung gian này sẽ thu một khoản phí đối với cả người cần đặt phòng và chủ nhà.
- Các chính sách hấp dẫn thu hút các chủ nhà, homestay, khách sạn tham gia vào hệ sinh thái Luxstay: tính năng “Power Commission” trong đó chủ nhà có thêm lựa chọn mức phí sử dụng nền tảng CNTT là 3% bên cạnh mức phí sử dụng nền tảng là 15% đang áp dụng. Cụ thể về mức phí sử dụng nền tảng CNTT 3% dành cho chủ nhà, Luxstay sẽ thu phí sử dụng nền tảng CNTT là 3% trên mỗi giao dịch đặt phòng thành cơng của khách hàng. Giá phịng chủ nhà thiết lập tại Luxstay sẽ là giá đã bao gồm 3% và khách hàng sẽ phải trả phí dịch vụ tương đương với 0-12% giá phòng chủ nhà đã thiết lập tại Luxstay. Mức giá này đảm bảo rẻ hơn rất nhiều so với việc thuê nhà truyền thống. Ngồi ra, Luxstay phát triển nhiều chính sách với các mức thưởng hấp dẫn nhằm khuyến khích và vinh danh các chủ nhà xuất sắc. Luxstay sẽ trao tặng các danh hiệu dành cho các chủ nhà có thành tích kinh doanh tốt trên Luxstay. Tất cả các chính sách này đều được sử dụng, đo lường, đánh giá trên nền tảng cơng nghệ thơng tin.
- Chính sách thu hút khách hàng dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin: giúp làm tăng uy tín và độ tin cậy của chủ nhà với khách hàng như: tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm mạng, cơ chế xếp hạng giúp chỗ nghỉ dễ dàng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm,… Đội ngũ marketing của Luxstay đã thực hiện chiến lược tương tác với người dùng thơng qua một nền tảng tiếp thị tự động hố cơ bản
2.2.2. VNPay
VNPay thành lập năm 2007, hoạt động chính trong lĩnh vực thanh toán điện tử với ngành kinh doanh cốt lõi là tài chính - ngân hàng. Tháng 10/2015, VNPay được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. VNPay cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho nhiều ngân hàng lớn và doanh nghiệp, có khoảng 15 triệu người dùng mỗi tháng. Công ty lựa chọn hướng đi khác biệt bằng một loạt cải tiến như: triển khai giải pháp thanh toán QR Code, đưa thanh toán điện tử đến gần hơn với người dân và doanh nghiệp; áp dụng công nghệ AI, Bigdata trên ứng dụng Mobile Banking và trên máy bán hàng tự động, mang lại các phương thức thanh toán, mua sắm tiện lợi, bảo mật và thông minh…Thực tế, VNPAY không phải là cái tên xa lạ trên thị trường, bởi đây là đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ SMS banking, rất đời thường nhưng ngày nay đã trở thành một phần khơng thể
thiếu đối với khách hàng có tài khoản tại ngân hàng. Công ty là đơn vị đưa ra xu hướng mới cho Mobile Banking, đó là xây dựng hệ sinh thái dịch vụ đa dạng, đáp ứng tối đa nhu cầu thường ngày của khách hàng. Không chỉ xoay quanh một số chức năng tương tự tài khoản ngân hàng, VNPAY giúp khách hàng có thể mua vé máy bay, vé tàu, tìm địa điểm quán ăn, siêu thị... gần nhất.Những hệ sinh thái này đã góp phần làm tăng trưởng vượt bậc số lượng khách hàng sử dụng Mobile Banking của ngân hàng trong vài năm qua. Ðặc biệt, từ năm 2018, VNPAY cung cấp cho ngân hàng giải pháp thanh toán bằng QR, các khách hàng sử dụng ứng dụng Mobile Banking của ngân hàng và các ví điện tử đều có thể thanh tốn cho các đơn vị bán hàng thơng qua mã VNPAY QR.
Kỳ lân công nghệ thứ 2 của Việt Nam được biết đến là công ty đi đầu trong việc cung cấp các giải pháp thanh toán trên nền Internet. Sản phẩm nổi bật nhất của công ty này là giải pháp thanh toán QR Code trên các ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng. Hiện nay, VNPay đang cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho hơn 40 ngân hàng, bao gồm những ngân hàng lớn nhất như Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV. Công ty này cũng cung cấp giải pháp thanh tốn cho 5 cơng ty viễn thông và hơn 20.000 doanh nghiệp, với các dịch vụ tiêu biểu như mobile banking, cổng thanh tốn VNPay-QR, website thương mại điện tử Vban.vn, ví điện tử VnMart, thanh tốn hoá đơn VnPayBill, đặt vé máy bay VnTicket, nạp tiền điện thoại VnTopup… thu hút khoảng 15 triệu người dùng hàng tháng. Thực tế, VNPay cũng từng đi đúng con đường của VNG, khi thử sức ở lĩnh vực phát hành game. Công ty này đã thành lập đơn vị chuyên trách có tên gọi VNPay Online (sau đó đổi tên thành VIGO) để vận hành các sản phẩm game online được phát hành ở Việt Nam.
Tại thời điểm tháng 8/2018, VNPay có vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Cơng ty này có 3 cổ đơng sáng lập, là Chủ tịch HĐQT Trần Trí Mạnh, nắm 28,15% vốn. Tổng Giám đốc Lê Tánh sở hữu 5% và ông Trần Văn Kỳ nắm 21,67% vốn. Phần sở hữu cịn lại khoảng 45% khơng được cơng bố.
Đến ngày 20/7/2020, VNPay nâng vốn điều lệ lên gấp gần 7 lần, ở mức 1.000 tỷ đồng. Con số này còn cách rất xa để trở thành doanh nghiệp kỳ lân. VNPay được cho là đạt số vốn tỷ đơ sau vịng gọi vốn từ Softbank Vision Fund và quỹ đầu tư nhà
nước Singapore (GIC) năm 2019. Tháng 7/2019, nhiều thông tin cho biết 2 quỹ đầu tư GIC và SoftBank mong muốn rót 300 triệu USD - tương đương 7.000 tỷ đồng, vào VNPay. Tuy nhiên, trong báo cáo thường niên năm 2020, SoftBank ghi nhận khoản đầu tư vào doanh nghiệp trong lĩnh vực fintech có tên gọi là “VNLife Corporation Joint Stock Company", khơng phải VNPay. Báo cáo tài chính của VNLife thể hiện doanh nghiệp có nhận đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng, tương đương 196 triệu USD trong năm 2019, không phải là con số 300 triệu USD. Đáng chú ý là Chủ tịch Trần Trí Mạnh của VNPay chính là Chủ tịch HĐQT của VNLife - Công ty cổ phần Tập đồn cuộc sống Việt. Đây là cơng ty holding, được thành lập cuối năm 2018, với vốn điều lệ 150 tỷ đồng, nhằm mục đích sở hữu tồn bộ cổ phần VNPay.
VNLife gồm 4 cổ đơng sáng lập, là Chủ tịch Trần Trí Mạnh nắm 28,14% vốn; ơng Lê Tánh -cũng là Tổng giám đốc VNPay, nắm khoảng 5% vốn điều lệ; ông Trần Văn Kỳ sở hữu 21,67% vốn. 45,19% vốn còn lại thuộc sở hữu của ơng Mai Thanh Bình. Năm 2019, VNLife tăng vốn lên 217,7 tỷ đồng. Đến tháng 8/2019, cơ cấu cổ đông của VNLife xuất hiện 2 cái tên nước ngoài, là Ardolis Investment Pte Ltd - đại diện quỹ GIC, nắm 13,24% cổ phần. Cổ đơng ngoại cịn lại là SVF Pioneer Subco Pte Ltd - đại diện SoftBank, sở hữu 19,62% cổ phần.
Như vậy, hiện cổ đông trong nước đang sở hữu khoảng 67% và 2 quỹ ngoại nắm khoảng 33% cổ phần của VNLife. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của VNLife đạt 4.717 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 4.710 tỉ đồng.VNPay là kỳ lân sau VNG.
VNLife cũng đang sở hữu Công ty cổ phần Công nghệ Teko. Đây là cơng ty đóng vai trị như một quỹ đầu tư. Teko cơng bố danh mục đầu tư của mình gồm Phong Vũ