mục tiêu mang tới cho đối tác, khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, là những giải pháp thanh tốn nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng sử dụng và đặc biệt, yếu tố bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu, nhằm làm giảm các chi phí xã hội, thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử.
2.3. Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam trongbối cảnh nền kinh tế số bối cảnh nền kinh tế số
2.3.1. Những thành tựu đạt được
Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang ngày càng được cải thiện nhờ các nỗ lực của Chính phủ. Bên cạnh đó, nhiều chương trình, chính sách và quỹ hỗ trợ khởi nghiệp được xây dựng để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam. Kết quả này
đã giúp cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội và khả năng để khởi nghiệp thành cơng. Ngày càng có nhiều người Việt Nam tham gia vào khởi nghiệp để thành lập ra các dự án kinh doanh. Doanh nhân ngày nay đang ngày càng nhận được sự tơn trọng của xã hội. Chính những nhận thức tích cực này sẽ góp phần giúp thúc đẩy việc khởi sự kinh doanh và giúp các doanh nhân Việt Nam có điều kiện để phát triển tốt hơn.
Nền kinh tế số mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển và hội nhập quốc tế hiệu quả hơn. Bởi lẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Công nghệ số sẽ làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mơ hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội.
Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đang từng ngày tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Việc phát triển và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời gian tới tại Việt Nam sẽ tạo thêm lực đẩy, mang về những công nghệ mới và mở ra sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam những năm gần đây tăng vượt bậc, năm 2019 xếp thứ 42/129, tăng 17 bậc so với năm 2016, dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Doanh nghiệp tư nhân thành lập mới tăng nhanh cả về số lượng và vốn đăng ký; tinh thần khởi nghiệp lan toả rộng rãi. Nhiều mơ hình kinh doanh mới dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Đã hình thành và phát triển một số tập đồn kinh tế tư nhân tiên phong trong đầu tư và ứng dụng khoa học, cơng nghệ, có thương hiệu và năng lực cạnh tranh trong nước, khu vực và quốc tế.
Việt Nam đang đứng đầu thế giới về Chỉ số tinh thần khởi nghiệp. Khảo sát về tinh thần khởi nghiệp (AGER) tại 45 quốc gia với 50.861 người từ 14 tuổi trở lên vừa được công bố bởi sự phối hợp thực hiện của Tập đoàn Amway, Đại học Technische Universitat Munchen (TUM) và công ty nghiên cứu thị trường GFK. Đáng chú ý, theo báo cáo này, Việt Nam đứng đầu thế giới về Chỉ số tinh thần khởi nghiệp (AESI) và đứng thứ hai về Thái độ tích cực đối với khởi nghiệp.
Xu thế số hóa trong những năm gần đây đã len lỏi ở hầu như tất cả mọi lĩnh vực của nước ta, tạo ra những mơ hình kinh doanh phi truyền thống, từ việc đăng ký kinh doanh, sử dụng hóa đơn điện tử cho đến bán lẻ trực tuyến, bất động sản hay ngân hàng. Ngày càng có nhiều cơng ty khởi nghiệp được thành lập và đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trên các lĩnh vực như TMĐT, thanh toán trung gian trên nền tảng cơng nghệ QR Code hay ví điện tử, các giải pháp ngân hàng điện tử,…
Nền kinh tế số với những mơ hình, phương thức kinh doanh mới đã và đang tạo ra những cơ hội lớn để phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Với các sản phẩm được ứng dụng công nghệ sẽ tạo ra nhiều giá trị, giảm chi phí sản xuất, giảm nhân cơng. Vì vậy, khi biết tận dụng cơ hội từ nền kinh tế số, các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam có thể nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường và thị phần, thậm chí lấn sân vào những thị trường mới do chính DN Việt Nam tạo nên. Đặc biệt, kinh tế số sẽ tạo động lực cho các DN nhỏ và vừa như các DN khởi nghiệp phát triển hơn, trở thành động lực then chốt của tăng trưởng kinh tế. Chuyển đổi số khơng có nghĩa chỉ là mua sắm phần mềm, trang thiết bị, mà quan trọng làm thế nào để linh hoạt trong chuyển đổi mơ hình kinh doanh và thích ứng được với sự chuyển đổi khoa học - kỹ thuật. Vì vậy, ngay từ những kế hoạch đầu tiên của khởi nghiệp, mỗi DN nên có phương thức, hướng đi riêng và cách thức tận dụng nền kinh tế số sao cho phù hợp.
Bước vào nền kinh tế số, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức lớn, địi hỏi doanh nghiệp phải tích cực, chủ động, chớp lấy thời cơ và khắc phục những khó khăn, thách thức để vươn lên. Các doanh nghiệp nói chung khơng thể đứng ngồi cuộc mà cần phải tích cực, chủ động ứng dụng cơng nghệ số.
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng trong năm 2020 so với các năm trước đó, tuy nhiên Việt Nam lại nằm trong số 20 quốc gia có khả năng thực hiện các kế hoạch kinh doanh thấp nhất, chỉ khoảng 3% được gọi là thành công. Điều này cho thấy, khoảng cách giữa khát vọng, ý chí và hành động cụ thể là quá lớn. Mặc dù có
mật độ các cơng ty khởi nghiệp trên đầu người ở mức cao trên thế giới, các thống kê gần đây đều phản ánh một bức tranh khá u buồn với tình hình phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam. Cụ thể, trong số các doanh nghiệp khởi nghiệp mới ra đời, chỉ có 3% là thực sự thành cơng, thỏa mãn được một trong các tiêu chí: Được định giá từ 10 triệu USD trở lên, doanh thu từ 2 triệu USD, có từ 100 nhân viên, đã gọi vốn vịng 2 hoặc đã bán được cơng ty với giá tốt.
Hình 2.4: Tình đăng kí doanh nghiệp q I năm 2021
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2020) Một số hạn chế trong khởi nghiệp dẫn đến thất bại:
- Hạn chế trong hệ sinh thái khởi nghiệp: Mặc dù thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam ngày càng có nhiều cải thiện giúp cho tỷ lệ người tham gia khởi sự kinh doanh đã tăng lên, tuy nhiên vẫn còn nhiều chỉ số mà Việt Nam kém xa so với các nước cùng trình độ phát triển kinh tế và các nước trong khu vực, trong đó phải kể đến như: sự lo sợ thất bại trong kinh doanh, khả năng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và yếu tố đổi mới sáng tạo trong kinh doanh... Trong khi đó, những điểm yếu của hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam như Chương trình hỗ trợ của Chính phủ, Chuyển giao cơng nghệ, Chính sách của Chính phủ,... vẫn khơng được cải thiện được đáng kể so với các năm trước đây. Tâm lý chung của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam cho rằng: các đơn vị nhà nước thực hiện công việc chậm chạp, thủ tục và kém hiệu quả.
- Hạn chế về vốn và cơ chế chính sách liên quan đến huy động vốn là một trong những nguyên nhân quan trọng. Các dự án khởi nghiệp thường được bắt đầu từ những nguồn vốn tự có hạn hẹp của các thành viên sáng lập, trong khi khả năng vay vốn ngân hàng hay kêu gọi vốn từ các quỹ đầu tư là rất thấp.
Một vấn đề quan trọng khác mà các doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ cần đặc biệt quan tâm lưu ý đó là vấn đề kế tốn, tài chính và thuế. Khi cơng ty, doanh nghiệp mới được thành lập, khi mà lợi nhuận cịn thấp, chi phí vận hành doanh nghiệp chưa được tối ưu. Nếu các nhà sáng lập khơng có nhận thức đầy đủ về luật thuế, có thể hạch tốn lãi lỗ sai, dẫn đến việc khơng thể thanh tốn được các khoản thuế đối với doanh nghiệp mà chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.
Một vấn đề nhức nhối với các doanh nghiệp khởi nghiệp là gọi vốn. Theo ông Don Lam - Tổng giám đốc VinaCapital, Việt Nam rất khó làm doanh nghiệp khởi nghiệp bởi vấn đề đầu tiên chính là vốn. Vấn đề khởi nghiệp của người trẻ Việt hiện đang gặp q nhiều khó khăn bởi quy trình ngược với các nước, điều này khiến người Việt Nam khởi nghiệp chậm hơn. Với nhiều điểm hạn chế hiện tại, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam nếu muốn xây dựng một quốc gia khởi nghiệp thì phải xây dựng được một hệ sinh thái khởi nghiệp, phải kêu gọi được những nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường. Bởi người Việt Nam khơng có thói quen mạo hiểm, nên rất khó để họ bỏ vốn đầu tư lĩnh vực này. Phải có các nhà đầu tư nước ngoài tham gia, họ sẽ xác lập cuộc chơi trước, sau đó nhiều nhà đầu tư trong nước mới mạnh dạn tham gia.
- Hạn chế về cơ sở vật chất, nghiên cứu phát triển. Các dự án khởi nghiệp thường khơng có đủ điều kiện để trang trải các chi phí cho máy móc, thiết bị và phát triển ý tưởng, sản phẩm; Cũng như hạn chế về kỹ năng quản trị, điều hành kinh doanh, xúc tiến, quảng bá phát triển.
- Các dự án khởi nghiệp với nhân sự chủ chốt đều chủ yếu là chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, thiếu kiến thức về kinh doanh, kinh tế và các kỹ năng điều hành, quản lý DN, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
Trong số 3% công ty được xem là thành công này, kết quả khảo sát cho thấy độ tuổi trung bình khi họ khởi nghiệp là 28,8; 78% từng làm thuê hoặc khởi nghiệp thất
bại ở 2 công ty trước đây; 45% từng học hoặc làm việc tại nước ngoài trước khi về nước khởi nghiệp; thời gian trung bình dành cho startup đến lúc thành công là 5, đến 7 năm và sẽ mất lâu hơn nữa để trở thành cơng ty có giá trị hàng trăm triệu USD. Đáng chú ý là các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công hiện nay 100% đều học hỏi ý tưởng và bản địa hóa từ mơ hình tương tự đã thành cơng ở nước ngồi. Doanh nghiệp bắt chước doanh nghiệp khởi nghiệp nước ngoài giai đoạn đầu có thể thành cơng, nhưng về lâu về dài sẽ tụt hậu. Đặc biệt trong quá trình hội nhập, khi doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, doanh nghiệp sao chép nội địa sẽ khó cạnh tranh được khi doanh nghiệp nước ngồi đã có thời gian phát triển, mạng lưới quan hệ, đối tác rộng khắp thì doanh nghiệp nội địa sẽ mất dần thị trường. Một vấn đề khác đó là các doanh nghiệp sao chép ý tưởng sẽ khó có cơ hội phát triển ra các thị trường quốc tế khi ý tưởng tương tự đã được triển khai ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.
- Hạn chế về khả năng đáp ứng các thủ tục hành chính liên quan tới việc gia nhập thị trường (đăng ký kinh doanh, đất đai, giấy phép kinh doanh…), bảo hộ sở hữu trí tuệ (đăng ký bảo hộ các sản phẩm sở hữu trí tuệ),…
Bên cạnh đó, vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ cũng cần được các nhà sáng lập chú trọng. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng tại Việt Nam khi mà vi phạm bản quyền, hàng giả, hàng nhái vẫn đang là vấn nạn gây nhức nhối dư luận và chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. Các startup cần có cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi về thương hiệu, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Tiếp theo là thách thức về thị trường do nhiều doanh nghiệp nước ngồi đã có mặt trong các ngành nghề của nền kinh tế Việt Nam. Tầm ảnh hưởng, sức mạnh và việc ứng dụng cơng nghệ số hóa của doanh nghiệp đến từ nước ngoài như Facebook, Google, Microsoft,… trong xã hội hiện nay rất lớn. Nếu không thể nắm bắt được và hịa mình vào xu thế thời đại này, doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam có khả năng thua cuộc trên chính sân nhà. Ngồi ra, khả năng thích ứng với nền kinh tế của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam cịn hạn chế. Sự am hiểu về tính an tồn và bảo mật thông tin cá nhân, giải quyết các vấn đề tiến công qua mạng khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trình độ cơng nghệ, kiến thức cơ bản về phát triển trực tuyến còn nhiều hạn
chế,… cũng là một rào cản lớn. Ngồi ra, các thiết bị cơng nghệ thơng tin thường có chi phí rất đắt đỏ, dịch vụ kho vận yếu kém, chi phí bị đội lên cao so với nhiều nước trong khu vực cũng là một rào cản với doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam.
Ngoài ra, thủ tục chưa phù hợp đặc thù của doanh nghiệp khởi nghiệp. Việc xin xác nhận sở hữu trí tuệ hoặc bản quyền cũng tốn thời gian, mà xin tại nước ngồi thì ít được cơng nhận. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ rất quan trọng đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, các thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cịn địi hỏi rất nhiều thời gian, mà khơng có hiệu quả cao, việc bảo hộ kém (rất nhiều trường hợp đăng ký rồi mà khi có các đơn vị nhái hoặc thậm chí ăn cắp trí tuệ để thương mại thì cơ quan chức năng cũng khơng hành động tích cực). Vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải tốn công sức tự tạo rào cản công nghệ để cạnh tranh.
- Chưa nhận thức rõ các vấn đề pháp lý cũng là một trong những nguyên nhân đang khiến doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại. Một thực tế là đến 80% doanh nghiệp khởi nghiệp Việt bị phá sản ngay trong năm đầu hoạt động. Có nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng này, trong đó thiếu chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Có thể nhận định, cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam chưa thật sự được ưu tiên. Thí dụ: hiện có hơn 20 quỹ đầu tư mạo hiểm có hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết là các quỹ nước ngồi, chỉ có văn phịng đại diện tại Việt Nam. Điều này cần suy nghĩ từ góc nhìn chính sách. Nếu không xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, các nhà đầu tư mạo hiểm nước ngồi sẽ khơng lựa chọn Việt Nam mà thay vào đó là các nước khác ở khu vực Đơng Nam Á. Ngồi ra, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước có thể sẽ ra nước ngồi để lập nghiệp.
Cuối cùng, thực hiện là bước quan trọng nhất nhưng lại là chính là khâu thất bại của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp sau khi hồn thành tất cả chiến lược nhưng lại không thể thực hiện và duy trì cơng việc kinh doanh. Nguyên nhân bởi các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam chưa có nhận thức pháp lý đầy đủ. Một doanh nghiệp khởi nghiệp khi thành lập thường có tâm lý chỉ tập trung vào sản phẩm vào cách thức marketing, tiếp cận khách hàng, bán hàng mà không chú ý nhiều đến các rủi ro về mặt pháp lý. Trước tiên cần phải kể đến đó là các quy định về
Luật Doanh nghiệp. Các nhà sáng lập thường ít khi quan tâm đến các rủi ro liên quan đến việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, xây dựng quy chế thành viên, điều lệ cơng ty. Hậu quả là startup bị đình trệ, bỏ lỡ các cơ hội tốt; đồng thời, gây sứt mẻ quan hệ giữa những người sáng lập do xuất hiện xung đột lợi ích về vốn, quyền sở hữu tài sản hoặc startup phải bồi thường cho các hợp đồng đã ký kết với đối tác. Thiếu điều khoản hợp tác, phương thức làm ăn là một thiếu sót thường gặp ở các doanh nghiệp khởi