Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng trong năm 2020 so với các năm trước đó, tuy nhiên Việt Nam lại nằm trong số 20 quốc gia có khả năng thực hiện các kế hoạch kinh doanh thấp nhất, chỉ khoảng 3% được gọi là thành công. Điều này cho thấy, khoảng cách giữa khát vọng, ý chí và hành động cụ thể là quá lớn. Mặc dù có
mật độ các công ty khởi nghiệp trên đầu người ở mức cao trên thế giới, các thống kê gần đây đều phản ánh một bức tranh khá u buồn với tình hình phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam. Cụ thể, trong số các doanh nghiệp khởi nghiệp mới ra đời, chỉ có 3% là thực sự thành công, thỏa mãn được một trong các tiêu chí: Được định giá từ 10 triệu USD trở lên, doanh thu từ 2 triệu USD, có từ 100 nhân viên, đã gọi vốn vòng 2 hoặc đã bán được công ty với giá tốt.
Hình 2.4: Tình đăng kí doanh nghiệp quý I năm 2021
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2020) Một số hạn chế trong khởi nghiệp dẫn đến thất bại:
- Hạn chế trong hệ sinh thái khởi nghiệp: Mặc dù thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam ngày càng có nhiều cải thiện giúp cho tỷ lệ người tham gia khởi sự kinh doanh đã tăng lên, tuy nhiên vẫn còn nhiều chỉ số mà Việt Nam kém xa so với các nước cùng trình độ phát triển kinh tế và các nước trong khu vực, trong đó phải kể đến như: sự lo sợ thất bại trong kinh doanh, khả năng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và yếu tố đổi mới sáng tạo trong kinh doanh... Trong khi đó, những điểm yếu của hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam như Chương trình hỗ trợ của Chính phủ, Chuyển giao công nghệ, Chính sách của Chính phủ,... vẫn không được cải thiện được đáng kể so với các năm trước đây. Tâm lý chung của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam cho rằng: các đơn vị nhà nước thực hiện công việc chậm chạp, thủ tục và kém hiệu quả.
- Hạn chế về vốn và cơ chế chính sách liên quan đến huy động vốn là một trong những nguyên nhân quan trọng. Các dự án khởi nghiệp thường được bắt đầu từ những nguồn vốn tự có hạn hẹp của các thành viên sáng lập, trong khi khả năng vay vốn ngân hàng hay kêu gọi vốn từ các quỹ đầu tư là rất thấp.
Một vấn đề quan trọng khác mà các doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ cần đặc biệt quan tâm lưu ý đó là vấn đề kế toán, tài chính và thuế. Khi công ty, doanh nghiệp mới được thành lập, khi mà lợi nhuận còn thấp, chi phí vận hành doanh nghiệp chưa được tối ưu. Nếu các nhà sáng lập không có nhận thức đầy đủ về luật thuế, có thể hạch toán lãi lỗ sai, dẫn đến việc không thể thanh toán được các khoản thuế đối với doanh nghiệp mà chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.
Một vấn đề nhức nhối với các doanh nghiệp khởi nghiệp là gọi vốn. Theo ông Don Lam - Tổng giám đốc VinaCapital, Việt Nam rất khó làm doanh nghiệp khởi nghiệp bởi vấn đề đầu tiên chính là vốn. Vấn đề khởi nghiệp của người trẻ Việt hiện đang gặp quá nhiều khó khăn bởi quy trình ngược với các nước, điều này khiến người Việt Nam khởi nghiệp chậm hơn. Với nhiều điểm hạn chế hiện tại, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam nếu muốn xây dựng một quốc gia khởi nghiệp thì phải xây dựng được một hệ sinh thái khởi nghiệp, phải kêu gọi được những nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường. Bởi người Việt Nam không có thói quen mạo hiểm, nên rất khó để họ bỏ vốn đầu tư lĩnh vực này. Phải có các nhà đầu tư nước ngoài tham gia, họ sẽ xác lập cuộc chơi trước, sau đó nhiều nhà đầu tư trong nước mới mạnh dạn tham gia.
- Hạn chế về cơ sở vật chất, nghiên cứu phát triển. Các dự án khởi nghiệp thường không có đủ điều kiện để trang trải các chi phí cho máy móc, thiết bị và phát triển ý tưởng, sản phẩm; Cũng như hạn chế về kỹ năng quản trị, điều hành kinh doanh, xúc tiến, quảng bá phát triển.
- Các dự án khởi nghiệp với nhân sự chủ chốt đều chủ yếu là chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, thiếu kiến thức về kinh doanh, kinh tế và các kỹ năng điều hành, quản lý DN, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
Trong số 3% công ty được xem là thành công này, kết quả khảo sát cho thấy độ tuổi trung bình khi họ khởi nghiệp là 28,8; 78% từng làm thuê hoặc khởi nghiệp thất
bại ở 2 công ty trước đây; 45% từng học hoặc làm việc tại nước ngoài trước khi về nước khởi nghiệp; thời gian trung bình dành cho startup đến lúc thành công là 5, đến 7 năm và sẽ mất lâu hơn nữa để trở thành công ty có giá trị hàng trăm triệu USD. Đáng chú ý là các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công hiện nay 100% đều học hỏi ý tưởng và bản địa hóa từ mô hình tương tự đã thành công ở nước ngoài. Doanh nghiệp bắt chước doanh nghiệp khởi nghiệp nước ngoài giai đoạn đầu có thể thành công, nhưng về lâu về dài sẽ tụt hậu. Đặc biệt trong quá trình hội nhập, khi doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, doanh nghiệp sao chép nội địa sẽ khó cạnh tranh được khi doanh nghiệp nước ngoài đã có thời gian phát triển, mạng lưới quan hệ, đối tác rộng khắp thì doanh nghiệp nội địa sẽ mất dần thị trường. Một vấn đề khác đó là các doanh nghiệp sao chép ý tưởng sẽ khó có cơ hội phát triển ra các thị trường quốc tế khi ý tưởng tương tự đã được triển khai ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.
- Hạn chế về khả năng đáp ứng các thủ tục hành chính liên quan tới việc gia nhập thị trường (đăng ký kinh doanh, đất đai, giấy phép kinh doanh…), bảo hộ sở hữu trí tuệ (đăng ký bảo hộ các sản phẩm sở hữu trí tuệ),…
Bên cạnh đó, vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ cũng cần được các nhà sáng lập chú trọng. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng tại Việt Nam khi mà vi phạm bản quyền, hàng giả, hàng nhái vẫn đang là vấn nạn gây nhức nhối dư luận và chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. Các startup cần có cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi về thương hiệu, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Tiếp theo là thách thức về thị trường do nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã có mặt trong các ngành nghề của nền kinh tế Việt Nam. Tầm ảnh hưởng, sức mạnh và việc ứng dụng công nghệ số hóa của doanh nghiệp đến từ nước ngoài như Facebook, Google, Microsoft,… trong xã hội hiện nay rất lớn. Nếu không thể nắm bắt được và hòa mình vào xu thế thời đại này, doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam có khả năng thua cuộc trên chính sân nhà. Ngoài ra, khả năng thích ứng với nền kinh tế của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Sự am hiểu về tính an toàn và bảo mật thông tin cá nhân, giải quyết các vấn đề tiến công qua mạng khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trình độ công nghệ, kiến thức cơ bản về phát triển trực tuyến còn nhiều hạn
chế,… cũng là một rào cản lớn. Ngoài ra, các thiết bị công nghệ thông tin thường có chi phí rất đắt đỏ, dịch vụ kho vận yếu kém, chi phí bị đội lên cao so với nhiều nước trong khu vực cũng là một rào cản với doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam.
Ngoài ra, thủ tục chưa phù hợp đặc thù của doanh nghiệp khởi nghiệp. Việc xin xác nhận sở hữu trí tuệ hoặc bản quyền cũng tốn thời gian, mà xin tại nước ngoài thì ít được công nhận. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ rất quan trọng đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, các thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ còn đòi hỏi rất nhiều thời gian, mà không có hiệu quả cao, việc bảo hộ kém (rất nhiều trường hợp đăng ký rồi mà khi có các đơn vị nhái hoặc thậm chí ăn cắp trí tuệ để thương mại thì cơ quan chức năng cũng không hành động tích cực). Vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải tốn công sức tự tạo rào cản công nghệ để cạnh tranh.
- Chưa nhận thức rõ các vấn đề pháp lý cũng là một trong những nguyên nhân đang khiến doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại. Một thực tế là đến 80% doanh nghiệp khởi nghiệp Việt bị phá sản ngay trong năm đầu hoạt động. Có nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng này, trong đó thiếu chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Có thể nhận định, cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam chưa thật sự được ưu tiên. Thí dụ: hiện có hơn 20 quỹ đầu tư mạo hiểm có hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết là các quỹ nước ngoài, chỉ có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Điều này cần suy nghĩ từ góc nhìn chính sách. Nếu không xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, các nhà đầu tư mạo hiểm nước ngoài sẽ không lựa chọn Việt Nam mà thay vào đó là các nước khác ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước có thể sẽ ra nước ngoài để lập nghiệp.
Cuối cùng, thực hiện là bước quan trọng nhất nhưng lại là chính là khâu thất bại của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp sau khi hoàn thành tất cả chiến lược nhưng lại không thể thực hiện và duy trì công việc kinh doanh. Nguyên nhân bởi các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam chưa có nhận thức pháp lý đầy đủ. Một doanh nghiệp khởi nghiệp khi thành lập thường có tâm lý chỉ tập trung vào sản phẩm vào cách thức marketing, tiếp cận khách hàng, bán hàng mà không chú ý nhiều đến các rủi ro về mặt pháp lý. Trước tiên cần phải kể đến đó là các quy định về
Luật Doanh nghiệp. Các nhà sáng lập thường ít khi quan tâm đến các rủi ro liên quan đến việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, xây dựng quy chế thành viên, điều lệ công ty. Hậu quả là startup bị đình trệ, bỏ lỡ các cơ hội tốt; đồng thời, gây sứt mẻ quan hệ giữa những người sáng lập do xuất hiện xung đột lợi ích về vốn, quyền sở hữu tài sản hoặc startup phải bồi thường cho các hợp đồng đã ký kết với đối tác. Thiếu điều khoản hợp tác, phương thức làm ăn là một thiếu sót thường gặp ở các doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ. Bởi vì trong giai đoạn đầu, những nhà sáng lập thường gắn kết với nhau bằng đam mê, họ chỉ đơn giản nghĩ rằng: Các thành viên chỉ cần góp vốn và công sức để đưa startup phát triển. Các thỏa thuận này thường sơ sài và chỉ được xem là thỏa thuận dân sự nhưng đến khi dự án khởi nghiệp phát triển tốt và có lợi nhuận, giữa các nhà sáng lập sẽ xảy ra xung đột liên quan đến góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản và phân chia lợi ích. Khi đó, những thỏa thuận miệng không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết khiến mâu thuẫn nội bộ dâng cao, ảnh hưởng đến sự sinh tồn của doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Rào cản thủ tục hành chính: là một trong những khó khăn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Những vấn đề như thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, giấy phép con, khó thoái vốn sau một thời gian đầu tư tại Việt Nam luôn khiến các nhà đầu tư ngoại cân nhắc. Con số dự án khởi nghiệp trong nước nhận được những khoản đầu tư nước ngoài dừng lại ở mức chưa cao. Theo thống kê năm 2016, tổng giá trị đầu tư vào các startup tại khu vực Đông Nam Á đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Song ở Việt Nam, con số này chỉ đạt dưới 100 triệu USD, 80% số tiền còn lại đổ vào Indonesia và Singapore bởi chính sách hỗ trợ startup, gọi vốn của họ tốt hơn nhiều so với Việt Nam.
Ở Singapore, chỉ cần 1 tuần là giải quyết xong các thủ tục và giải ngân được vốn đầu tư. Ở Thái Lan là 1 tháng, nhưng ở Việt Nam, thông thường phải mất từ 8 tháng tới 1 năm. Bởi để có một bộ hồ sơ được chấp thuận giải ngân vốn, nhà đầu tư phải cung cấp đầy đủ thông tin về nhà đầu tư gồm hộ chiếu của người đại diện pháp luật, giấy đăng kí kinh doanh, điều lệ công ty… Tất cả đều phải được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, và công chứng. Làm xong bộ hồ sơ trên mất 1 tuần, rồi lại mất thêm vài tháng nữa để xin chữ kí của tất cả các bên liên quan. Đó là với 1 nhà
đầu tư, nếu có 3 nhà đầu tư ở 3 nước khác nhau, có lẽ phải chờ tới cả năm. Ngoài ra, còn rất nhiều giấy phép con, trong năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị xóa gần 2.000 giấy phép, nhưng vẫn còn hàng nghìn giấy phép con khác. Ví dụ, trong lĩnh vực thương mại điện tử, nếu có nhà đầu tư nước ngoài tham gia, phải xin giấy phép, ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Công Thương. Như trường hợp của Grab và Uber, hai công ty này còn phải xin thêm ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đang làm phải tạm dừng để xin thêm giấy phép.
Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã ảnh hưởng đến bối cảnh đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp vào thời điểm mà đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Trong năm 2018, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) đã tăng 5,2%, tức là nhanh hơn đáng kể so với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, sau khi phục hồi mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Đầu tư mạo hiểm và sử dụng tài sản trí tuệ ở mức cao nhất mọi thời đại, Việt Nam cũng không nằm ngoài “cơn bão khủng hoảng COVID-19”.
Nhiều chính phủ, trong đó có Việt Nam đang thiết lập các gói cứu trợ khẩn cấp để giảm bớt tác động của việc đóng cửa và đối mặt với suy thoái kinh tế đang rình rập. Nhưng Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu - GII 2020 khuyên rằng các đợt hỗ trợ tiếp theo phải được ưu tiên và sau đó mở rộng hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo, đặc biệt là cho các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp khởi nghiệp đang gặp trở ngại trong việc tiếp cận các gói giải cứu.
Các nguyên nhân dẫn đến thất bại khi khởi nghiệp: - Nguyên nhân chủ quan:
Nhân sự chất lượng chưa cao. Một trong các chìa khóa then chốt trong việc thành lập công ty đó chính là nhân sự. Nhiều công ty khởi nghiệp ban đầu chỉ có quy mô ít nhân viên nhưng toàn các cá nhân xuất sắc, đa năng và làm được nhiều đầu việc nên phát triển rất nhanh, lại có thể tiết kiệm nguồn nhân lực cho công ty. Ngược lại, không nên sử dụng đội ngũ nhân viên hiệu suất làm việc thấp, phải thuê nhiều người chỉ để làm các công việc giống nhau.
Quản lý không hiệu quả, sự quản lý kém là yếu tố chính dẫn đến thất bại khi khởi nghiệp. Những bạn trẻ mới bắt đầu kinh doanh thường thiếu kinh nghiệm về pháp luật, quản lý tài chính, sản xuất, tuyển dụng và nhân sự gây nên thất bại.
Chưa biết cách tiếp thị, quảng bá thương hiệu đến khách hàng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế số, việc tiếp cận khách hàng cần đi theo cách thức đổi mới.
Không chuẩn bị đủ vốn, xác định nguồn vốn cần thiết để doanh nghiệp hoạt động là bước quan trọng khi khởi nghiệp. Ngân sách kinh doanh không chỉ bao gồm chi phí thành lập công ty mà còn bao gồm chi phí trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, bạn phải tính toán và cân nhắc thời gian có thể thu hồi vốn. Có nghĩa là nguồn vốn cần