2.2. Thực trạng của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
2.2.1. Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn 2016 - 2019, mỗi năm Việt Nam có trên 126.000 DN thành lập mới, tăng gấp 1,6 lần so với giai đoạn 2011- 2015. Số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy hằng năm có hơn 1.000 doanh nghiệp khởi nghiệp ra đời tại Việt Nam và tạo ra động lực, sức sống mới cho nền kinh tế (Vĩnh Phong, 2019). Thống kê của Tạp chí Echelon (Singapore) Việt Nam hiện có trên 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; gần 50 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy kinh doanh đang hoạt động trên cả nước; và khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam Theo đánh giá của Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ Australia, Việt Nam đang đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp, top 20 nền kinh tế có tinh thần khởi nghiệp dẫn đầu (Xn Hồ, 2020). Đây là lực lượng doanh nghiệp tiên phong, có tăng trưởng cao để đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Số lượng các nhà đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp tuy chưa nhiều, nhưng bắt đầu có xu hướng tăng. Hầu hết đây là doanh nhân đã thành công mong muốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở thế hệ sau. Hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam đã bắt đầu có tính hệ thống hơn thơng qua việc kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp như VIC Impact, iAngel hay VCNetwork.co. Đánh giá theo lĩnh vực được đầu tư kinh doanh, các doanh nghiệp khởi nghiệp tập trung chủ yếu trong lĩnh vực cơng nghệ tài chính (fintech), thương mại điện tử và công nghệ giáo dục (edtech).
Tại Việt Nam, những ghi nhận đầu tiên về các thương vụ đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp được bắt đầu từ năm 2011 và được thống kê liên tục cho đến thời điểm hiện tại. Trong những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp ở Vệt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Giai đoạn 2017 - 2020 được xem là thời điểm chín muồi cho
khởi nghiệp và sự ra đời của rất nhiều công ty khởi nghiệp khác nhau. Điều này được thể hiện trực tiếp thông qua số thương vụ được nhận đầu tư và các lĩnh vực khởi nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian vừa qua.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 760 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động; khoảng trên 7 triệu hộ kinh doanh. Trong đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97%. Ước tính đến hết năm 2020, Việt Nam đạt được con số 1 triệu doanh nghiệp. Tinh thần “quốc gia khởi nghiệp” đang là động lực để các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển (Xuân Hoà, 2020).
Theo Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2020, Việt Nam vẫn giữ nguyên thứ hạng 42 so với năm 2019 (năm 2019 tăng 3 bậc so với năm 2018). Đây vẫn là vị trí cao nhất mà Việt Nam đạt được. Việt Nam vẫn đứng đầu trong số 29 quốc gia thu nhập trung bình thấp. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam vẫn duy trì vị trí thứ 3, sau Singapo (Thứ 8) và Malaixia (thứ 33) (VISTA, 2020).
Hình 2.1: Thương vụ đầu tư tư nhân theo năm
(Nguồn: Grant Thornton 2020)
Theo báo cáo Khảo sát đầu tư tư nhân Việt Nam năm 2020, Grant Thornton thống kê, hoạt động mua bán đầu tư tại Việt Nam diễn ra sôi động. Xu hướng này trái ngược hồn tồn với tình hình ảm đạm tại hàng loạt các nước trong khu vực như Singapore, Indonesia, Malaysia... và cá biệt như Philippines - quốc gia khơng có thương vụ nào. Nhờ số lượng thương vụ lớn như vậy, Việt Nam đã từ vị trí thứ 4 vào
cuối năm 2019 lên vị trí thứ 3 trong khu vực, sau Singapore và Indonesia và trên Malaysia, Thái Lan, Philippines. Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia duy nhất có xu hướng tăng ở hoạt động đầu tư tư nhân. Các khoản đầu tư có xu hướng chảy vào các công ty khởi nghiệp công nghệ cung cấp giải pháp đột phá cho bán lẻ và dịch vụ, điển hình như: đặt lịch và tư vấn chăm sóc sức khỏe trực tuyến , thương mại điện tử, nền tảng nhân sự và tuyển dụng... Tính chung cả năm, giữa sự hỗn loạn và bất ổn của đại dịch Covid-19, thị trường đầu tư tư nhân Việt Nam lập kỷ lục về số lượng giao dịch với 59 thương vụ (tăng 24 thương vụ). Tuy nhiên, tổng giá trị các thương vụ thì khơng tăng nhiều so với năm 2019, đạt 1.142 triệu đô la Mỹ. Trong số này, lĩnh vực công nghệ chiếm tỷ lệ cao nhất với 42 thương vụ. Song, quy mô thương vụ vẫn khiêm tốn, cho thấy hầu hết các khoản đầu tư đều vào các công ty khởi nghiệp công nghệ giai đoạn đầu ở Việt Nam.