1.1. Tổng quan về doanh nghiệp khởi nghiệp
1.1.4. Mục tiêu và các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp
Mục tiêu của doanh nghiệp khởi nghiệp rất khác so với doanh nghiệp thông thường.Với các doanh nghiệp thông thương, người sáng lập sẽ muốn có doanh thu từ ngay ngày đầu tiên doanh nghiệp đi vào hoạt động, và tốt hơn nữa là có ln lợi nhuận. Giá trị lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào số tiền mà bản thân người sáng lập muốn kiếm được, cũng như sẽ phụ thuộc vào kế hoạch mở rộng doanh nghiệp. Còn với doanh nghiệp khởi nghiệp, có thể cần đến nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để có được doanh thu. Sẽ cần tập trung vào phát triển một sản phẩm thật sự hữu ích cho người dùng, nhằm có được một lượng khách hàng đơng đảo. Nếu kế hoạch thành cơng, lợi nhuận tài chính có thể rất khổng lồ.
Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp khởi nghiệp là điều chỉnh quy mô kinh doanh sao cho phù hợp với thực tại, xác lập được mơ hình khả thi, vững vàng để có thể tạo ra lợi nhuận, tiêu chuẩn hóa và mở rộng hơn nữa. Vấn đề tối đa hóa lợi nhuận, tìm kiếm khách hàng cũng như nâng cao giá trị thương hiệu là vấn đề sau khi đã ổn định mơ hình kinh doanh. Nếu doanh nghiệp khởi nghiệp xác định sai mục tiêu thì sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bị thất bại rất lớn.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bắt đầu khởi nghiệp đều phải trải qua 4 giai đoạn là: Định hướng - Thử thách - Hòa nhập - Phát triển
a. Định hướng
Trong giai đoạn này cần phải lên kế hoạch thực hiện và ý tưởng cụ thể. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng, chúng quyết định một nửa năng lực thành hay bại của một doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong giai đoạn này, cần làm rõ sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược của doanh nghiệp khởi nghiệp. Tham vọng khởi nghiệp và/hoặc ý tưởng sản phẩm hay dịch vụ tiềm năng có thể mở rộng phục vụ một thị trường mục tiêu đủ lớn, ý tưởng ban đầu về cách sản phẩm sẽ tạo ra giá trị. Đồng thời, lên kế hoạch thành lập nhóm đồng sáng lập kinh doanh cốt lõi với các kỹ năng bổ sung và kế hoạch sở hữu. Xác định nhiệm vụ và tầm nhìn với chiến lược ban đầu và các mốc quan trọng trong vài năm tới về cách đạt được mốc đó. Nhóm đồng sáng lập với các kỹ năng bổ sung cho nhau xây dựng tầm nhìn, giá trị và thái độ chung. Có thể phát triển phiên
bản sản phẩm hoặc dịch vụ ban đầu, với các tài nguyên đã cam kết hoặc đã có sản phẩm hoặc dịch vụ ban đầu. Những người đồng sáng lập ký thoả thuận cổ đông đồng sáng lập, bao gồm các mốc quan trọng, với các cam kết về thời gian và tiền bạc của cổ đông, trong ba năm tới với các điều khoản hợp lý.
b.Thử thách
Kết thúc giai đoạn 1, các doanh nghiệp khởi nghiệp bắt đầu bước sang giai đoạn thử thách gian nan với rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan tác động. Đây cũng là giai đoạn mà hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam đều thất bại và thay đổi mơ hình kinh doanh.
c.Hòa nhập
Sau khi thử thách, các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ hồi phục và dần bắt đầu ổn định hơn với mơ hình kinh doanh của mình. Hịa nhập là giai đoạn mà năng suất lao động trong cơng ty tăng lên, bắt đầu có doanh số và đạt được mục tiêu ngắn hạn. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp lặp lại và thử nghiệm các giả định cho giải pháp đã được kiểm chứng để chứng minh sự tăng trưởng và/hoặc doanh thu ban đầu của người dùng ban dầu. Các chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu ban đầu được xác định. Có thể bắt đầu thu hút thêm nguồn lực (tiền hoặc vốn chủ sở hữu) thông qua đầu tư hoặc cho vay cổ phần, chia sẻ lãi hoặc doanh thu từ doanh thu trong tương lai.
d.Phát triển
Đây được mệnh danh là giai đoạn trong mơ của các doanh nghiệp khởi nghiệp, các nhà sang lập đề ra các kế hoạch mục tiêu trong dài hạn và bắt đầu thực hiện theo đúng dự kiến với tốc độ phát triển nhanh chóng. Tập trung vào sự tăng trưởng có thể đo lường dựa trên KPI ở người dùng, khách hàng và doanh thu và/hoặc lực kéo thị trường và thị phần trong một thị trường mục tiêu lớn hoặc đang phát triển nhanh chóng. Tùy thuộc vào tầm nhìn, nhiệm vụ và cam kết, sẽ tiếp tục phát triển và thường cố gắng tiếp tục “như một doanh nghiệp khởi nghiệp”. Người sáng lập và/hoặc nhà đầu tư ra (các) phương án thối lui hoặc tiếp tục với cơng ty này.