1.3. phát Sự triển của doanh nghiệp khởi nghiệp trên thế giới và kinh nghiệm của
1.3.1. Sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp trên thế giới
Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu cho thấy trong bảng xếp hạng hàng năm liên quan đến các nền kinh tế trên thế giới về năng lực và sản lượng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, GII cho thấy sự ổn định hàng năm ở vị trí cao nhất, nhưng cũng có sự dịch chuyển tích cực dần dần về phía các nước có năng lực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cao, như nhóm các nền kinh tế châu Á - đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ Philippines và Việt Nam - đã tăng đáng kể trong bảng xếp hạng đổi mới sáng tạo trong những năm qua. Thụy Sĩ, Thụy Điển, Mỹ, Anh và Hà Lan dẫn đầu bảng xếp hạng GII 2020. Hàn Quốc, nền kinh tế châu Á thứ hai (sau Singapo thứ 8) lần đầu tiên gia nhập top 10. Top 10 chủ yếu là các quốc gia có thu nhập cao.
Về thứ hạng đổi mới sáng tạo năm 2020, Thụy Sĩ là quốc gia ĐMST nhất thế giới, tiếp theo là Thụy Điển, Mỹ, Vương quốc Anh. Cũng như GII 2019, GII 2020 cũng xác định các nền kinh tế đứng đầu về ĐMST trong khu vực: Mỹ, Thụy Sỹ, Ấn Độ, Nam Phi, Chile, Israel và Singapo; và đứng đầu về ĐMST trong cùng nhóm thu
nhập: Thụy Sỹ (đứng đầu nhóm thu nhập cao), Trung Quốc (đứng đầu nhóm thu nhập trung bình cao), Việt Nam (đứng đầu nhóm thu nhập trung bình thấp) và Tanzania (đứng đầu nhóm thu nhập thấp). Với thứ hạng 14, Trung Quốc vẫn trong Top 20 nền kinh tế ĐMST nhất thế giới và là nền kinh tế có thu nhập trung bình duy nhất trong top 20. Trung Quốc đại diện cho một bước đột phá của một nền kinh tế có sự chuyển đổi nhanh chóng được định hướng bởi chính sách của chính phủ, ưu tiên cao cho nghiên cứu và phát triển.
Hình 1.1: Top 20 Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII 2020
Nguồn: VISTA, 2020
Năm 2020, 4 nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á nằm trong top 20 là Singapo (8), Hàn Quốc (11), Nhật Bản (15) và Trung Quốc (14). Trên thế giới, ĐMST tiếp tục thay đổi, GII 2020 cho thấy trong những năm qua, Ấn Độ, Trung Quốc, Philipin và Việt Nam là những nền kinh tế có tiến bộ đáng kể nhất trong xếp hạng ĐMST GII của họ theo thời gian. Cả 4 nền kinh tế hiện đều có mặt trong top
50. Các nền kinh tế hàng đầu trong GII hầu như vẫn chỉ thuộc nhóm thu nhập cao, với Trung Quốc (thứ 14) vẫn là nền kinh tế có thu nhập trung bình duy nhất trong GII top 30, Malaixia (thứ 33) theo sau. Ấn Độ (thứ 48) và Philipin (thứ 50) lần đầu tiên lọt vào top 50. Philipin đạt thứ hạng tốt nhất từ trước đến nay (năm 2014, nước này xếp thứ 100). Đứng đầu trong nhóm thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đứng thứ 42 trong năm thứ hai liên tiếp - từ vị trí 71 năm 2014. Indonesia (thứ 85) gia nhập top 10 của nhóm này. Tanzania đứng đầu nhóm thu nhập thấp (thứ 88).
Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam đã thể hiện sự theo đuổi bền bỉ đổi mới sáng tạo và đã gặt hái được thành công theo thời gian. Chỉ số đổi mới sáng tạo đã được sử dụng bởi chính phủ của các quốc gia đó và của các nước khác thế giới để cải thiện hiệu suất đổi mới sáng tạo của họ".
Startup Genome, tổ chức chuyên nghiên cứu về startup có trụ sở tại Mỹ, hàng năm cơng bố kết quả phân tích, đánh giá những hệ sinh thái khởi nghiệp trên tồn cầu thơng qua dữ liệu các startup, khảo sát các nhà sáng lập, nhà đầu tư và phỏng vấn các chuyên gia trên thế giới. Báo cáo “Global Startup Ecosystem Report 2017” về hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu năm 2017 đã đánh giá 55 hệ sinh thái khởi nghiệp của 28 quốc gia và xếp hạng top 20 hệ sinh thái. Báo cáo này cho thấy, tinh thần khởi nghiệp đang dần chuyển dịch về châu Á, với sự xuất hiện nhiều thành phố khởi nghiệp. Trong top 20 hệ sinh thái khởi nghiệp có 5 ở châu Á, còn lại 9 ở Bắc Mỹ và 6 ở châu Âu. Nổi bật về phát triển startup được ghi nhận ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Stockholm. Ba nơi này đều lần đầu vào top 20 hệ sinh thái khởi nghiệp tồn cầu, với vị trí ấn tượng lần lượt là 4, 8 và 14. Bắc Kinh nổi lên nhờ vào chỉ số hiệu suất hoạt động và kinh nghiệm khởi nghiệp, Thượng Hải có ưu thế về tài trợ vốn và Stockholm nhờ chỉ số tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, Thung lũng Silicon vẫn là địa chỉ tiếp tục thống trị toàn diện các chỉ số trong đánh giá xếp hạng, đứng vị trí đầu tiên về hiệu suất hoạt động, tài trợ vốn, tiếp cận thị trường, kinh nghiệm khởi nghiệp, và thứ hai về tài năng.
Báo cáo Chỉ số Đổi mới Toàn cầu 2017/2018 (Global Entrepreneurship Monitor 2017/18 Report) là báo cáo thứ 19 liên tiếp được xây dựng để theo dõi thực trạng khởi nghiệp trên toàn cầu theo nhiều giai đoạn từ doanh nhân tiềm năng đến khi khởi nghiệp và phát triển ổn định với những điều kiện về hệ sinh thái khởi nghiệp tại mỗi
quốc gia. Báo cáo này dựa trên kết quả khảo sát hơn 164 nghìn người trưởng thành (Adult Population Survey - APS) và khảo sát hơn 2000 chuyên gia (National Expert Survey - NES) tại 54 nền kinh tế.
Khảo sát Global Entrepreneurship Monitor (GEM) đánh giá chất lượng của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST thông qua cuộc khảo sát chuyên gia. Cuộc khảo sát này tập trung vào các yếu tố có ảnh hưởng đến cá nhân người khởi nghiệp và các hoạt động khởi nghiệp hơn là các yếu tố mơi trường kinh tế vĩ mơ. Nhìn chung cơ sở hạ tầng tiếp tục là chỉ số được xếp hạng cao nhất trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Chỉ số có điểm thấp nhất là giáo dục kinh doanh trong trường tiểu học và trung học. Một tín hiệu tích cực là khoảng một nửa các chỉ số của hệ sinh thái khởi nghiệp ở các nền kinh tế đã được cải thiện so với năm 2016, trong đó cải thiện mạnh nhất là tài chính cho khởi nghiệp, giáo dục kinh doanh trong trường tiểu học và trung học, sự năng động của thị trường nội địa.
Năm 2020 là một năm đầy biến động đối với toàn bộ nền kinh tế thế giới. Đại dịch Covid ảnh hưởng lớn, là một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp khởi nghiệp cần vượt qua. Tuy vậy vẫn có những con số tích cực về khởi nghiệp doanh nghiệp trên thế giới.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp đã huy động tổng cộng 128.000 tỷ USD để vượt qua những thách thức do Covid-19 và hình thành một hệ sinh thái rõ nét hơn trong năm qua. Trong đó các doanh nghiệp khởi nghiệp nhận được nhiều vốn nhất năm 2020 là Reliance Jio - Chi nhánh dịch vụ kỹ thuật số của Reliance Industries có trụ sở tại Ấn Độ nhận tổng cộng 16 tỷ USD từ Facebook, General Atlantic, Google, KKR, Mubadala, Silver Lake và Vista Equity Partners vào tháng 7 năm nay. Autohome - Công ty khởi nghiệp Trung Quốc, cung cấp các trích dẫn, tin tức, đánh giá lái thử và thơng tin mới nhất về ôtô, đã nhận khoản tài trợ trị giá 2,48 tỷ USD từ Ping An Group trong vòng đầu tư chiến lược diễn ra vào tháng 7. Trong tháng ba, Gojek, gã khổng lồ gọi xe có trụ sở tại Indonesia đã huy động 1,2 tỷ USD trong loạt series F. Cuối tháng 6, cơng ty có thêm vốn từ Facebook, Google, PayPal và Tencent, nâng tổng số tiền huy động được lên hơn 3 tỷ USD.
Các quốc gia thu hút nhiều đầu tư nhất là Trung Quốc, theo sau là Ấn Độ, Singapore, Isael, Indonesia. Trung Quốc thu về 71,3 tỷ USD. Các thương vụ đáng chú ý ở quốc gia tỷ dân này bao gồm vòng tài trợ giai đoạn cuối trị giá 1,7 tỷ USD của nhà cung cấp dịch vụ hậu cần thơng minh Manbang và vịng đầu tư chiến lược 1,49 tỷ USD của công ty khởi nghiệp ôtô điện Zhiji Motors. Ấn Độ tổng cộng 45,6 tỷ USD. Reliance Jio và Reliance Retail là các dịch vụ kỹ thuật số và nhánh bán lẻ của tập đồn Reliance Industries có trụ sở tại Ấn Độ, đứng đầu bảng xếp hạng tài trợ với số vốn đầu tư lần lượt là 16 tỷ USD và 9,7 tỷ USD. Singapore thu hút 3,7 tỷ USD. Dù không lớn nhưng 850 triệu USD của Grab và 285 triệu USD của AMTD Digital cũng đưa đảo quốc sư tử vào nhóm các quốc gia hút vốn đầu tư khởi nghiệp lớn ở châu Á. Israel là 3,1 tỷ USD. Công ty khởi nghiệp vận tải Via và công ty an ninh mạng Cato Networks nhận lần lượt 200 triệu và 130 triệu USD trong vòng series E là những điểm nổi bật trong hoạt động gây quỹ của nước này. Indonesia 2,8 tỷ USD. Tiêu điểm trong bảng xếp hạng tài trợ của Indonesia là 1,2 tỷ USD vòng F của Gojek và vòng tài trợ giai đoạn cuối 250 triệu USD của Traveloka.
Nhìn chung, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở châu Âu và châu Á phần lớn từ chính sách ưu tiên và đầu tư của chính phủ để thúc đẩy sự tăng trưởng các startup, riêng Mỹ dựa nhiều vào khu vực tư nhân. Những năm gần đây Trung Quốc phát triển mạnh các công ty khởi nghiệp nhưng Mỹ vẫn chiếm ưu thế trên toàn cầu, dù có sự sụt giảm về giá trị khởi nghiệp.
Tác giả lựa chọn phân tích sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp tại một số quốc gia tiêu biểu bao gồm: Thuỵ Sĩ, Hàn Quốc và Isarel để rút ra kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.