1.3. phát Sự triển của doanh nghiệp khởi nghiệp trên thế giới và kinh nghiệm của
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp tại Thuỵ Sĩ
Thụy Sĩ nằm giữa lòng châu Âu, với hơn 8,5 triệu dân - được mệnh danh là quốc gia sáng tạo nhất thế giới trong 9 năm liên tiếp, theo Chỉ số đổi mới toàn cầu (Global Innovation Index). Trong cuộc đua chuyển đổi số và tạo ra xu hướng công nghệ, Thụy Sĩ đang dẫn đầu khi vượt trước Israel và Mỹ.
Chính phủ Thụy Sĩ chú trọng những sáng kiến mới và xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn thiện với 3 trụ cột là giáo dục, tài chính và cơ chế hỗ trợ. Thống kê cho thấy Thụy Sĩ có nhiều bằng sáng chế ứng dụng so với quy mô dân số ở bất cứ quốc gia nào tại châu Âu. Phần lớn trong đó thuộc ngành dược phẩm và khoa học đời sống. Roche - công ty dược phẩm khổng lồ đứng đầu danh sách các doanh nghiệp có bằng sáng chế. Tiếp sau đó là ABB, Nestlé và Novartis. Số liệu cho thấy, cứ một triệu dân sẽ có 956 bằng sáng chế. Con số này giúp Thụy Sĩ bỏ xa Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch với trung bình 400 bằng sáng chế cùng số dân tương đương.
Nền kinh tế dồi dào, Thụy Sĩ tập trung đầu tư mãnh mẽ vào lĩnh vực khởi nghiệp và công nghệ tiên tiến. Năm 2018, đầu tư mạo hiểm vào khởi nghiệp phá vỡ mốc 1 tỷ Franc, tăng 32% so với năm 2017. Với hơn 300 công ty khởi nghiệp được thành lập tại Thụy Sĩ trong một năm, xu hướng đổi mới của quốc gia này ngày càng lớn mạnh. 22 tỷ Franc (tương đương 517.000 tỷ đồng) được đầu tư vào nghiên cứu và phát triển mỗi năm là minh chứng rõ ràng nhất. Các sự kiện, triển lãm được tổ chức quy mơ thường niên trên tồn quốc nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận dòng tiền đầu tư đồng thời kết nối sản phẩm mới với nhiều đối tác tiềm năng.
Giáo dục là nền tảng để tạo ra những kỳ tích trong đổi mới sáng tạo tại Thụy Sĩ. Quốc gia này có các trường đại học hàng đầu thế giới như ETH Zurich và EPFL. Trong đó, ETH Zurich là học viện khoa học máy tính tốt thứ hai trên tồn cầu,. Thơng qua tài trợ của Chính phủ, các kiến thức dễ dàng chuyển giao giữa trường đại học và các cơng ty cơng nghệ.
Chính phủ Thụy Sĩ cũng có những chương trình đào tạo khởi nghiệp chun sâu nhắm đến các nhà phát minh khơng có nền tảng quản trị kinh doanh; biến họ trở thành một sáng lập viên, đưa sản phẩm ra thị trường và lường trước các rủi ro thất bại. Các chương trình giảng dạy được thực hiện bởi nhiều chuyên gia, cựu sáng lập viên, điều hành doanh nghiệp, đưa kiến thức thực tiễn vào từng bài giảng. Một trong những chương trình nổi tiếng nhất được biết đến là CTI Entrepreneurship Training.
Những yếu tố trên cho thấy để xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo vững mạnh cần nhiều yếu tố. Trong đó, giáo dục, tài chính và hỗ trợ từ Chính phủ cần được phân bổ đều cho nhau.