3.2. Giải pháp cho các các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
3.2.3. Lựa chọn công nghệ phù hợp để khởi nghiệp nhanh hơn
Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ về công nghệ, áp dụng triệt để các thành tựu của khoa học nên các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng cần có những chính sách, phương án cụ thể để áp dụng hiệu quả phù hợp với xu hướng nền kinh tế số. Doanh nghiệp khởi nghiệp cần tăng cường áp dụng các công nghệ mới, nhất là trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Việc áp dụng công nghệ là yếu tố vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp khởi nghiệp có thể mở rộng quy mơ và đóng góp đáng kể vào việc tăng hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của doanh nghiệp khởi nghiệp. Truyền thông là phương tiện phổ biến nhất hiện nay mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để kinh doanh, quảng cáo sản phẩm và xây dựng thương hiệu riêng. Vì thế, điều khoản khi sử dụng web cũng hết sức quan trọng, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
Một trong những yếu tố quyết định việc doanh nghiệp mới thành lập có phải là doanh nghiệp khởi nghiệp hay khơng, chính là trình độ cơng nghệ làm nền tảng cho tính đổi mới sáng tạo. Trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp góp phần quan trọng tạo điều kiện cho tinh thần khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp. Các nước có trình độ cơng nghệ cao cũng thường là các quốc gia có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp thành cơng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp chọn cho mình hướng đi: Công nghệ (Tech Startup). Đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ là không cần quá nhiều vốn ban đầu (so với các ngành nghề khác) và có thể dễ dàng học
hỏi từ những mơ hình đi trước trên thế giới. Lựa chọn ý tưởng tốt và nghiên cứu thị trường: Đây là yếu tố đầu tiên và đóng vai trị quan trong cho kết quả khởi nghiệp của doanh nghiệp. Thực hiện nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu của xã hội, từ đó đưa ra những kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế.
Doanh nghiệp khởi nghiệp cần tìm hiểu, nâng cao kiến thức và ứng dụng công nghệ 4.0 để nâng cao hiệu quả công việc . Thực tế với doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay, việc thay đổi, cập nhật và nâng cấp công nghệ để chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng gặp nhiều trở ngại. Ứng dụng cơng nghệ 4.0 là q trình khó, địi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự tìm hiểu, đầu tư lâu dài, nếu chỉ chạy theo xu hướng mà khơng có quy trình hồn chỉnh, chặt chẽ hoặc hệ thống quản lý nhanh và hiệu quả thì về lâu dài, doanh nghiệp khởi nghiệp cũng không thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển được.Thực tế khởi nghiệp trong công nghiệp cách mạng 4.0 đang được các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam nắm bắt nhanh nhưng nếu khơng có sự đầu tư, tìm hiểu theo chiều sâu và sự chuẩn bị kỹ thì làn sóng này cũng sẽ chỉ dừng lại ở phong trào bề nổi. Trong cuộc cách mạng 4.0, Việt Nam có lợi thế ở cơ sở hạ tầng viễn thơng, phát triển về công nghệ thông tin. So với 3 cuộc cách mạng trước, lần này, các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam không bị bỏ quá xa. Tuy vậy, hệ sinh thái kinh doanh - khởi nghiệp Việt Nam bị chi phối bởi suy nghĩ phải “dẫn đầu - đi tắt đón đầu” mà qn đi rằng vấn đề khơng phải nằm ở “đi trước - đi sau” mà là “đi bao lâu và bao xa”. Việc nắm bắt công nghệ như thế nào, tận dụng được bao nhiêu để phát triển thị trường mới là điều quan trọng. Các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng cần trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng, am hiểu thị trường, nâng cao tính kỷ luật và tinh thần làm việc.