Tình hình sử dụng hóa chất BVTV và ngộ độc tại Việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật chlorothalonil và diafenthiuron trên lá cây rau cải, mùng tơi tại xã vân nội – h đông anh – TP hà nội (Trang 25 - 27)

1. Một số thơng tin về hóa chất bảo vệ thực vật

1.5. Tình hình sử dụng hóa chất BVTV và ngộ độc tại Việt nam

1.5.1. Tình hình sử dụng hóa chất BVTV tại việt nam

Lƣợng thuốc hóa học sử dụng trên tất cả các loại cây trồng ở nƣớc ta bình quân 0,2 - 0,24 kg a.i/ha/năm. Song ở các loại rau, lƣợng này là 0,4 - 0,5 kg a.i. Cá biệt, tại vùng rau Đà Lạt, xã Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội) theo số liệu điều tra của Viện Bảo vệ thực vật, lƣợng thuốc bảo vệ thực vật cho cây rau đạt tới 1,2 - 1,5 kg a.i [12].

Năm 2002, Chi cục Bảo vệ thực vật T.P Hồ Chí Minh kiểm tra 538 mẫu rau ở các chợ trong thành phố phát hiện 67 mẫu (12,45%) có dƣ lƣợng hóa chất BVTV cao quá mức cho phép có thể gây ngộ độc cho ngƣời ăn [09]. Tại Hà Nội Chi cục BVTV Hà Nội kiểm tra các mẫu rau xanh trong vụ Đơng Xn hơn 60% mẫu rau có dƣ lƣợng hóa chất BVTV nhóm Carbamat và vƣợt ngƣỡng cho phép [13].

Nguyễn Duy Trang (1995) cho biết trung bình một chu kỳ cải bắp, ngƣời nông dân phải phun từ 7 - 15 lần với lƣợng thuốc từ 4 - 5 kg/ha trong một vụ từ 75 - 90 ngày [13]. Nông dân ở vùng đồng bằng sông Hồng trồng rau họ hoa thập tự thƣờng phun 3 - 19 lần/vụ, đa số (58,5%) phun 7 - 10 lần/vụ. Tại ngoại ơ thành phố Hồ Chí Minh có 17,4% số nơng dân đƣợc hỏi phun 13 - 19 lần/vụ. Đa số (70,2%) đã phun 20 - 30 lần/vụ và có 12,4% số nơng dân phun hơn 30 lần/vụ 2009 [7].

Tại Vĩnh Long, Lê Văn Liêm (2009) cho biết vẫn cịn một số nơng dân ở các hợp tác xã sản xuất rau an toàn sử dụng hóa chất BVTV gốc lân hữu cơ chlorpyrifos Ethyl, diazinon, dimethoate, profenofos...để trừ sâu hại trên rau [6].

1.5.2. Tác động của hóa chất BVTV đối với sức khỏe con ngƣời

Hóa chất BVTV xâm nhập vào cơ thể qua phổi, hệ tiêu hóa hoặc da tùy thuộc vào nồng độ của hóa chất BVTV, ảnh hƣởng sức khỏe có thể ngay lập tức (cấp tính) hoặc chúng có thể xảy ra sau nhiều năm tiếp xúc ở mức độ thấp. Các triệu chứng của ngộ độc cấp tính có thể bao gồm đau đầu, mờ mắt và buồn nôn, thay đổi trong nhịp tim, yếu cơ, liệt hô hấp, tâm thần, co giật, hôn mê và tử vong.

Tiếp xúc với hóa chất BVTV ở mức độ thấp mãn tính có thể dẫn đến ung thƣ, rối loạn hệ thần kinh,tổn thƣơng thận, gan và các vấn đề hơ hấp.

Hóa chất BVTV có thể ảnh hƣởng đến sinh sản bởi dị tật của thai nhi, gây ra sẩy thai, thai chết lƣu hoặc di tật bẩm sinh, hoặc bằng cách thay đổi vật liệu di truyền gây đột biến cho thế hệ tiếp theo [43].

Các nhóm thuộc nhóm độc tích lũy nhƣ các hợp chất clo, các hợp chất chứa arsen, chì, thủy ngân…có khả năng tích lũy lâu trong cơ thể gây nên biến đổi sinh lý có hại, thậm chí có loại gây rối loạn di truyền và các triệu chứng nguy hiểm khác [2].

Cần lƣu ý thận trọng về dƣ lƣợng các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (POP) và các thuốc phá vỡ tuyến nội tiết (Endocrine disrupter). Các hợp chất này có thể kích thích hoặc ức chế hiệu quả của hocmon nhƣ estrogen, testosterone, insulin, melatonin hoặc hoạt động nhƣ là một hệ thống tuyến nội tiết. Chúng cịn có thể gây ra những vấn đề về sự phát triển cơ thể và sinh sản. Các hóa chất BVTV có tính chất nguy hiểm là DDT, PCB, lindane, zineb, maneb, endo sulfan, antrazine, một số thuốc pyrethroid [5].

1.5.3. Số lƣợng ngộ độc hóa chất BVTV

Bảng 1.4: Số lượng người ngộ độc thực phẩm và rau từ năm 2007-2010

Nguyên nhân 2007 2008 2009 2010 Số vụ (%) Số ngƣời (%) Số vụ (%) Số ngƣời (%) Số vụ (%) Số ngƣời (%) Số vụ (%) Số ngƣời (%) Độc tố tự nhiên 29(80,6) 43(78,2) 30(81,1) 46(74,2) 10(58,8) 18(58,1) 24(70,6) 31(60,8) Hóa chất 2(5,6) 7(12,7) 4(10,8) 11(17,7) 3(17,6) 4(12,9) 4(11,8) 5(9,8)

Nguồn: (Viện dinh dưỡng năm, 2011[17])

Kết quả xét nghiệm sữa của 47 bà mẹ đang cho con bú tại một huyện ngoại thành Hà Nội thì có 4 trƣờng hợp có dƣ lƣợng hóa chất BVTV nhóm lân hữu cơ từ 0,2 - 0,5 mg/lít [13]. Nhƣ vậy, việc sử dụng rau quả có dƣ lƣợng nitrat và hóa chất BVTV vƣợt quá ngƣỡng an toàn là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc trên địa bàn cả nƣớc. Bộ Y tế cho biết, trong hai năm 2001 - 2002 tại các tỉnh phía nam có hơn 600 trƣờng hợp ngộ độc do ăn rau có hóa chất BVTV phải đi cấp cứu, ngoài ra lƣợng tồn dƣ khơng gây ngộ độc cấp tính cịn khá phổ biến. Giai đoạn 2006 - 2010, bình quân hàng năm có 189 vụ ngộ độc thực phẩm với 6.633 ngƣời

mắc và 52 ngƣời tử vong. Đặc biệt trong giai đoạn 2006 - 2010 số vụ và số ngƣời bị ngộ độc do nhiễm hóa chất có xu hƣớng tăng lên (Bảng 1.4).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật chlorothalonil và diafenthiuron trên lá cây rau cải, mùng tơi tại xã vân nội – h đông anh – TP hà nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)