Phƣơng pháp đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật chlorothalonil và diafenthiuron trên lá cây rau cải, mùng tơi tại xã vân nội – h đông anh – TP hà nội (Trang 35 - 39)

1. Một số thơng tin về hóa chất bảo vệ thực vật

1.9. Phƣơng pháp đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con ngƣời

Để đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con ngƣời, cần thực hiện các nội dung sau:

+ Nhận biết về sự nguy hiểm của các hóa chất: Hóa chất đó là chất gì và có tác hại nhƣ thế nào?

+ Liều lƣợng gây độc và mối liên hệ giữa nồng độ với tác hại gây ra bởi các hóa chất.

+ Đánh giá khả năng bị phơi nhiễm. + Đánh giá rủi ro do các chất độc gây nên.

Việc đánh giá rủi ro của các hóa chất độc hại đối với sức khỏe con ngƣời thƣờng đƣợc kiểm tra qua độc tính của các hợp chất đó qua ba con đƣờng phơi nhiễm: phơi nhiễm qua đƣờng miệng (qua đƣờng ăn uống), phơi nhiễm qua da (hấp phụ và thẩm thấu qua da) và phơi nhiễm qua đƣờng hô hấp.

Các yếu tố đƣợc đánh giá bao gồm: - Độc cấp tính.

- Sự kích ứng qua da. - Sự phá hủy lâu dài. - Sự nhạy cảm.

- Liều lƣợng gây độc. - Khả năng gây đột biến. - Khả năng gây ung thƣ.

- Ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản.

Để đánh giá đƣợc chính xác hơn, các đối tƣợng nghiên cứu đƣợc chia ra thành 3 nhóm:

- Tiếp xúc trong suốt thời gian làm việc: 8 giờ trong 1 ngày, 5 ngày trong 1 tuần.

- Là nhóm ngƣời có sức khỏe tốt.

- Cách thức phơi nhiễm: qua da và qua đƣờng hô hấp.

Nhóm 2: Ngƣời tiêu dùng (tiếp xúc với các sản phẩm tiêu dùng đƣợc bán lẻ). - Tiếp xúc không thƣờng xuyên – cần đánh giá mức độ tiếp xúc. - Tình trạng phơi nhiễm có thể khơng khống chế đƣợc.

- Cách thức phơi nhiễm: qua miệng, qua đƣờng hơ hấp và qua da. Nhóm 3: Nhóm các đối tƣợng phơi nhiễm không trực tiếp qua môi trƣờng.

- Phơi nhiễm 24 giờ trong 1 ngày và 365 ngày trong 1 năm. - Bao gồm cả ngƣời ốm, yếu, ngƣời già, trẻ em.

- Cách thức phơi nhiễm: qua miệng, qua đƣờng hô hấp và qua da.

+ Đánh giá về mối nguy hiểm của các hợp chất đối với sức khỏe con ngƣời

Bƣớc đầu tiên của việc đánh giá rủi ro đó là đánh giá độc tính, nhận biết đƣợc các hóa chất hoặc các quy trình liên quan đến các hóa chất đó có tác động xấu nào đến con ngƣời trực tiếp làm việc với các hóa chất đó, cộng đồng xã hội và các con đƣờng dẫn đến việc bị phơi nhiễm.

Độc tính đối với sức khỏe con ngƣời thƣờng đƣợc chia thành 3 nhóm nhƣ sau: - Ảnh hƣởng tức thời và ảnh hƣởng lâu dài: Ảnh hƣởng tức thời là các dấu hiệu sau 1 vài lần tiếp xúc với hóa chất, ví dụ nhƣ khó thở, chống váng hoặc tử vong khi hít phải lƣợng lớn hóa chất bay hơi. Ngƣợc lại, ảnh hƣởng lâu dài chỉ xảy ra đối với những trƣờng hợp tiếp xúc nhiều lần với hóa chất trong 1 thời gian dài.

- Ảnh hƣởng cục bộ và ảnh hƣởng trên toàn cơ thể: Ảnh hƣởng cục bộ là ảnh hƣởng ngay tại vị trí tiếp xúc với hóa chất, ví dụ nhƣ gây bỏng ở da khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Ảnh hƣởng trên toàn bộ cơ thể là khi các hóa chất bị thâm nhập vào cơ thể, có thể qua đƣờng ăn uống, qua đƣờng hô hấp hoặc thẩm thấu qua da.

- Ảnh hƣởng có thể phục hồi hoặc khơng thể phục hồi: Trong trƣờng hợp độc tính có thể phục hồi, các mơ của ngƣời bị nhiễm độc có thể phục hồi lại đƣợc khi ngừng tiếp xúc với các hóa chất. Ví dụ nhƣ khi tiếp xúc qua da, da có thể bị kích ứng, tuy nhiên sau khi khơng tiếp xúc với hóa chất, sau 1 thời gian thì da có thể hồi

phục. Trong 1 số trƣờng hợp thì ảnh hƣởng khơng thể hồi phục đƣợc ví dụ nhƣ ảnh hƣởng của hóa chất gây ra ung thƣ.

+ Đánh giá nồng độ gây độc và mối liên hệ giữa nồng độ với tác hại gây ra bởi các hóa chất

Để đánh giá độc tính của các hóa chất, ta cần phải xác định đƣợc nồng độ gây độc của các hóa chất đó, ví dụ nhƣ phải đánh giá đƣợc ở nồng độ nào thì gây ảnh hƣởng xấu hoặc gây độc với con ngƣời. Bên cạnh đó, việc đánh giá thời gian và tần suất tiếp xúc với hóa chất và tác hại của các hóa chất đó với con ngƣời cũng cần đƣợc xác định. Có rất nhiều cách để nhận đƣợc các thông tin trên.

- Quan sát trực tiếp trên những ngƣời bị nhiễm độc, tổng hợp từ các báo cáo cho các trƣờng hợp ngƣời bị nhiễm độc, và các nghiên cứu về dịch tễ học, các nghiên cứu trực tiếp trên ngƣời.

- Nghiên cứu độc tính trên động vật: ví dụ làm thí nghiêm trên chuột,… - Đánh giá độc tính dựa vào cơng thức cấu tạo của các hóa chất.

+ Đánh giá khả năng phơi nhiễm

Mục đích của việc đánh giá khả năng phơi nhiễm của các chất là thu đƣợc thông tin về việc đánh giá độc tính của các hóa chất đối với con ngƣời tính trên một đơn vị trọng lƣợng cơ thể, ví dụ mg/kg …

Về mặt nguyên tắc, đánh giá khả năng phơi nhiễm trên cộng đồng dân cƣ có thể đƣợc đánh giá bởi thơng qua các số liệu của một nhóm đại diện hoặc đƣợc tính tốn dựa trên các thơng tin về các hóa chất tƣơng tự đƣợc sử dụng và các mơ hình phơi nhiễm và đặc tính của việc phơi nhiễm.

Các khả năng phơi nhiễm bao gồm:

- Phơi nhiễm ở nơi làm việc: đối với các cơng nhân làm việc trực tiếp với hóa chất.

- Phơi nhiễm do sử dụng sản phẩm: đối với những ngƣời sử dụng các hóa chất trong nơng nghiệp.

- Phơi nhiễm gián tiếp từ môi trƣờng: đối với tất cả mọi đối tƣợng, thơng qua khơng khí, thức ăn,…

Trong trƣờng hợp phơi nhiễm gián tiếp qua môi trƣờng ô nhiễm gây nên có thể qua nhiều hình thức. Có thể là do phơi nhiễm trực tiếp từ khơng khí, đất và nƣớc. Một cách khác là do ô nhiễm vào trong thức ăn từ đất, nƣớc và khơng khí.

+ Đánh giá rủi ro

Việc đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con ngƣời thƣờng đƣợc thực hiện qua việc so sánh mức độ phơi nhiễm với dân cƣ đang bị phơi nhiễm hoặc có nguy cơ bị phơi nhiễm với mức độ phơi nhiễm chƣa gây độc.

Công việc này thƣờng đƣợc thực hiện bởi việc so sánh mức độ phơi nhiễm, kết quả thu đƣợc từ việc đánh giá phơi nhiễm, với mức độ ảnh hƣởng chƣa gây hại (no observed adverse effect level-NOAEL), thu đƣợc từ việc đánh giá nồng độ gây độc.

Công thức đánh giá rủi ro: R = T x E Trong đó: R: rủi ro

T: độ độc E: phơi nhiễm

+ ADI: Liều tiếp nhận hàng ngày có thể chấp nhận đƣợc (Acceptable daily intake).

So sánh ADI với các giá trị LOAEL và LD50

- Nếu ADI < LOAEL thì kết luận: Khơng gây ảnh hƣởng. - Nếu ADI  LOAEL thì kết luận: Có gây ảnh hƣởng. - Nếu ADI < DL50 hoặc LC50 thì kết luận: Khơng gây chết.

- Nếu ADI  DL50 hoặc LC50 thì kết luận: Có thể dẫn đến tử vong.

- HAZARD là độc tính các hóa chất và đƣợc đặc trƣng bằng các đại lƣợng. - LOAEL: Liều lƣợng thấp nhất gây tác động xấu có thể quan sát.

- NOAEL: Liều lƣợng khơng gây ảnh hƣởng xấu có thể quan sát.

- LC50: Nồng độ gây tử vong 50% của quần thể sinh vật bị phơi nhiễm hóa chất (của thí nghiệm về độc tính).

- LD50: Hàm lƣợng gây tử vong 50% quẩn thể sinh vật bị phơi nhiễm hóa chất (của thí nghiệm về độc tính).

- Mức độ phơi nhiễm: thƣờng đƣợc đặc trƣng bởi giá trị hấp thụ (Daily intake – DI) của hóa chất bởi cơ thể ngƣời hoặc sinh vật.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật chlorothalonil và diafenthiuron trên lá cây rau cải, mùng tơi tại xã vân nội – h đông anh – TP hà nội (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)